Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Thơ về người lính chống Pháp và chống Mĩ

Thơ về người lính chống Pháp và chống Mĩ
2 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
144
2
0
Hiển
11/01/2022 15:24:04
+5đ tặng
Hơn nửa thế kỷ qua, kể từ ngày ra đời (22/12/1944) Quân đội Nhân dân Việt Nam đã lập nên những chiến công mãi mãi đi vào lịch sử dân tộc. Không những thế, với bản chất quân đội cách mạng và là con em của nhân dân, anh bộ đội còn là một hiện tượng văn hóa kết tinh những giá trị cao đẹp của con người Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh. Thơ Việt Nam qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ đã khắc họa hình tượng người lính Cách mạng vừa chân thật gần gũi, vừa giàu ý nghĩa khái quát. Đó là một trong những hình tượng cao đẹp của nền thơ Việt Nam hiện đại.
 

Ký ức chiến trường xưa. Tranh: Nguyễn Hoàng Khai
Trong những ngày đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp, các nhà thơ đã trải qua sự vật vã về nhận thức thẩm mỹ để tiếp cận với hình ảnh anh Vệ quốc quân trong cuộc sống kháng chiến gian khổ và anh dũng. Kết quả là trong thơ thời kỳ này đã diễn ra một sự thay đổi có tính chất cách mạng về quan niệm thẩm mỹ. Các nhà thơ đã từ bỏ cách hình dung anh bộ đội như những khách chinh phu với Bụi trường chinh phai bạc áo hào hoa qua lăng kính của người nghệ sĩ tiểu tư sản để thể hiện họ như những người nông dân cầm súng và như những người thanh niên yêu nước ra đi từ những đô thành nghi ngút cháy sau lưng (Chính Hữu). Thơ kháng chiến chống Pháp làm xúc động người đọc trước hết bởi giá trị chân thực của nó. Nhiều bài thơ có chung một motif phản ánh những gian khổ, thiếu thốn của cuộc sống chiến đấu lúc bấy giờ, qua đó nói lên tình đồng chí, đồng đội thân thương, gắn bó:
 
Áo anh rách vai
Quần tôi có hai mảnh vá
Miệng cười buốt giá
Chân không giày
Thương nhau tay nắm lấy bàn tay
(Đồng chí - Chính Hữu)
 
Tình quân dân cá - nước là một nội dung lớn của thơ kháng chiến với nhiều bài thơ hay (Bộ đội về làng - Hoàng Trung Thông, Bầm ơi - Tố Hữu, Nhớ - Hồng Nguyên…). Nhiều bài thơ có sức lan tỏa rộng rãi, trở thành bài hát ru con, ru cháu của các bà mẹ nơi thôn cùng, xóm vắng. Bên cạnh đó cũng đã có những bài thơ theo phương thức tự biểu hiện nói lên tâm tình người lính chống Pháp xuất thân từ thành phần tiểu tư sản, học sinh, sinh viên yêu nước, ra đi từ những thành phố. Những bài thơ này mang âm hưởng bi tráng (Tây Tiến - Quang Dũng), thậm chí bi thương (Màu tím hoa sim - Hữu Loan, Đôi mắt người Sơn Tây - Quang Dũng…). Sau những thăng trầm về tiếp nhận, những bài thơ này đã được trả lại nguyên giá trị thi ca đích thực của nó, làm giàu cho di sản thơ kháng chiến chống Pháp bằng một mảng hiện thực khác của chiến tranh, một dòng tâm tình khác của những người làm thơ, mà nếu không có chúng thơ kháng chiến sẽ trở nên đơn điệu. 
 
Quân đội ta vừa chiến đấu vừa trưởng thành. Hình ảnh anh bộ đội trong thơ cũng đã lớn lên cùng kháng chiến. Từ hình ảnh anh Vệ quốc quân “Giọt giọt mồ hôi rơi trên má anh vàng nghệ” trong bài Cá nước của Tố Hữu (1947) đến hình ảnh “Súng nổ rung trời giận dữ /Người lên như nước vỡ bờ/Nước Việt Nam từ máu lửa /Rũ bùn đứng dậy sáng lòa” trong bài Đất nước của Nguyễn Đình Thi (1955) ta hình dung ra sức vươn vai Phù Đổng của quân đội ta, của nhân dân ta vào thời điểm “Đánh một trận dập đầu quỷ dữ / Sáng nghìn năm lịch sử Điện Biên”
 
Tình yêu đất nước, tình đồng chí, đồng đội, tình quân dân, ý chí quyết chiến quyết thắng, tinh thần lạc quan là những phẩm chất cơ bản của anh bộ đội Cụ Hồ đã trở thành những vẻ đẹp ngời sáng của thơ kháng chiến chống Pháp. Nhiều bài thơ đã vượt qua thử thách khắc nghiệt của thời gian, sự đổi thay của thời cuộc, và sẽ còn mãi trong di sản thơ ca dân tộc.
 
Mười năm sau ngày thực dân Pháp cút khỏi nước ta, đế quốc Mỹ lại tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược với sức mạnh quân sự khổng lồ. Nhưng thế và lực của nhân dân ta cũng đã khác. Đánh Mỹ - kẻ thù hung bạo nhất của loài người nhân dân ta đã nhận được sự ủng hộ to lớn của nhân dân yêu chuộng hòa bình trên toàn thế giới, đặc biệt là các nước anh em. Miền Bắc đã trở thành hậu phương vững chắc, chỗ dựa tinh thần cho người ra trận. Sức mạnh của thời đại đã chắp cánh cho tâm hồn tuổi trẻ đương thời. Chân dung tinh thần người ra trận phơi phới vẻ đẹp lãng mạn: Sung sướng bao nhiêu tôi là đồng đội /Của những người đi vô tận hôm nay (Chính Hữu). Hình tượng anh bộ đội Cụ Hồ - anh Giải phóng quân mang một tầm vóc, một vẻ đẹp mới: Nhấp nhô sông núi những Sư đoàn (Nguyễn Đức Mậu).
 
Trong thơ chống Mỹ có một xu hướng bao trùm là thể hiện hình tượng anh bộ đội tượng trưng cho khí phách của chủ nghĩa anh hùng cách mạng nên thường mang tầm vóc kỳ vĩ:
 
Chiều chiều sau lúc lau xong pháo
Tiếng cười vang dậy đỉnh Trường Sơn
Giá mà kéo núi lên cao nữa
Giáp mặt quân thù đánh tuyệt hơn
(Xuân Thiều)

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
0
rén
11/01/2022 15:24:40
+4đ tặng
Quê hương anh nước mặn đồng chua

Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá

Anh với tôi đôi người xa lạ

Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau

Súng bên súng, đầu sát bên đầu

Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ

Đồng chí!

Ruộng nương anh gửi bạn thân cày

Gian nhà không, mặc kệ gió lung lay

Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính

Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh

Sốt run người vầng trán ướt mồ hôi

Áo anh rách vai

Quần tôi có vài mảnh vá

Miệng cười buốt giá, chân không giày

Thương nhau tay nắm lấy bàn tay.

Đêm nay rừng hoang sương muối

Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới

Đầu súng trăng treo.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×