LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Tóm tắt đặc điểm thọ trung đại Việt Nam

Tóm tắt đặc điểm thọ trung đại Việt Nam
1 trả lời
Hỏi chi tiết
154
0
0
rén
12/01/2022 08:23:52
+5đ tặng
A. Khái quát kiến thức
I. Các thành phần chủ yếu của nền văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX
1. Văn học chữ Hán – Nền văn học viết bằng chữ Hán , xuất hiện sớm , tồn taị trong suốt quá trình hình thành và phát triển của văn học trung đại.

Bạn đang xem: Khái quát văn học trung đại việt nam lớp 11

Bạn đang xem: Khái quát văn học trung đại việt nam lớp 11- Thể loại : Tiếp thu thể loại của văn học Trung Quốc: Chiếu, biểu, hịch, cáo, truyền kì, tiểu thuyết chương hồi …2 . Văn học chữ Nôm – Sáng tác bằng chữ Nôm – ra đời muộn hơn văn học chữ Hán – Thể loại : Chủ yếu là thơ, ít có tác phẩm văn xuôi , phú , văn tế …

II. Các giai đoạn phát triển của
văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX

1.Giai đoạn từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIV:
a. Hoàn cảnh lịch sử: Bảo vệ tổ quốc, lập nhiều kì tích trong kháng chiến chống ngoại xâm, chế độ phong kiến Việt Nam phát triển đi lên.b. Nội dung:Yêu nước với âm hưởng hào hùng ( hàokhí Đông A ).c. Nghệ thuật:- Văn học chữ Hán: văn chính luận, văn xuôi về lịch sử, thơ phú (ví dụ SGK). – Văn học chữ Nôm: Một số bài thơ phú Nôm.d. Tác giả, tác phẩm tiêu biểu: SGK

2.Giai đoạn từ thế kỉ XV đến hết XVII:
a. Hoàn cảnh lịch sử:– Kì tích trong cuộc kháng chiến chống quân Minh. – Chế độ phong kiến Việt Nam đạt đến đỉnh cao cực thịnh, sau đó có những biểu hiện khủng hoảng.b. Nội dung: Từ nội dung yêu nước với âm hưởng ngợi ca chuyển sang nội dung phản ánh, phê phán hiện thực xã hội phong kiến trên lập trường đạo đức với cảm hứng củng cố, phục hồi xã hội thái bình thịnh trị.c. Nghệ thuật:- Văn học chữ Hán: văn chính luận, văn xôi tự sự.- Văn học chữ Nôm: có sự Việt hoá, sáng tạo những thể loại văn học dân tộc (thơ Nôm, khúc ngâm, diễn ca lịch sử).d. Tác giả, tác phẩm tiêu biểu: SGK

3. Giai đoạn từ thế kỉ XVIII đến nửa đầu thế XIX:
a. Hoàn cảnh lịch sử:– Chế độ phong kiến suy thoái.- Cuộc khởi nghĩa Tây Sơn ( Nguyễn Huệ) lật đổ tập đoàn PK Đàng trong ( chúa Nguyễn) và Đàng ngoài( vua Lê chúa Trịnh), đánh tan giặc ngoại xâm ( quân Xiêm quân Thanh )- Triều Nguyễn khôi phục chế độ phong kiến, hiểm hoạ xâm lược của thực dân Pháp.b. Nội dung:Trào lưu nhân đạo chủ nghĩa.c.Nghệ thuật:- Thơ Nôm được khẳng định và đạt tới đỉnh cao.- Văn xuôi tự sự chữ Hán: tiểu thuyết chương hồi.d. Tác giả tác phẩm tiêu biểu: SGK

4. Giai đoạn nửa cuối XIX:
a. Hoàn cảnh lịch sử:– Thực dân Pháp xâm lược Việt Nam. Nhân dân bất khuất chống giặc ngoại xâm, – Xã hội Việt Nam là xã hội thực dân nữa phong kiến, văn hoá phương Tây ảnh hưởng tới đời sống xã hội Việt Nam. b. Nội dung:- Văn học yêu nước mang âm hưởng bi tráng.- Thơ ca trữ tình, trào phúng ( Nguyễn Khuyến, Tú Xương ).c. Nghệ thuật:- Thơ Nguyễn Khuyến, Tú Xương là thành tựu nghệ thuật đặc sắc.- Sáng tác chủ yếu vẫn theo những thể loại và thi pháp truyền thống.- Một số tác phẩm văn xuôi chữ quốc ngữ đã bắt đầu đổi mới theo hướng hiện đại hoa.d. Tác giả, tác phẩm tiêu biểu: SGK

III. Những đặc điểm lớn về nội dung
văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX

1. Chủ nghĩa yêu nước
– Là nội dung lớn xuyên suốt.– Biểu hiện:+ Gắn với tư tưởng “ trung quân ái quốc”.+ Ý thức độc lập tự chủ, tự cường, tự hào dân tộc. + Lòng căm thù giặc, xót xa bi tráng lúc nước mất nhà tan.+ Tinh thần quyết chiến quyết thắng kẻ thu.+ Biết ơn ca ngợi những người hi sinh vì nước.+ Trách nhiệm khi xây dựng đất trong thời bình. + Tình yêu thiên nhiên.* Tác phẩm tiêu biểu : Nam quốc sơn hà , (Lý Thường Kiệt) , Hịch tướng sĩ (Trần Quốc Tuấn), Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc (Nguyễn Đình Chiểu)

2 . Chủ nghĩa nhân đạo
– Cũng là nội dung lớn xuyên suốt.

– Bắt nguồn từ truyền thống nhân đạo, từ VHDG, tư tưởng Phật giáo, Nho giáo , Đạo giáo.- Biểu hiện:+ Lối sống “ thương người như thể thương thân ”. + Lên án tố cáo những thế lực tàn bạo chà đạp con người.+ Khẳng định đề cao phẩm chất tài năng, những khát vọng chân chính ( quyền sống, quyền hạnh phúc, quyền tự do, công lí, chính nghĩa… ) của con người+ Cảm thông chia sẻ với số phận bất hạnh của con người.* Tác phẩm tiêu biểu: Truyện Kiều (Nguyễn Du) ,Cung Oán ngâm khúc (Nguyễn Gia Thiều), Chinh phụ ngâm (Đặng Trần Côn)

3. Cảm hứng thế sự:
– Bày tỏ suy nghĩ, tình cảm về cuộc sống con người, về việc đời.– Tác giả hướng tới hiện thực cuộc sống, xã hội đương thời để ghi lại “những điều trông thấy”.- Viết về nhân tình thế thái: Nguyễn Bỉnh Khiêm.- Đời sống nông thôn: Nguyễn Khuyến.- Xã hội thành thị: Trần Tế Xương.

IV. Những đặc điểm lớn về nghệ thuật của văn học từ X- hết XIX:
Khái quát văn học trung đại việt nam lớp 11

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư