Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Tình cảm gắn bó của những người chiến sĩ qua văn bản "Đồng Chí"

Tình cảm gắn bó của những người chiến sĩ qua văn bản "Đồng Chí"
 
1 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
98
1
0
rén
13/01/2022 10:04:50
+5đ tặng

ài thơ "Đồng Chí" của nhà thơ Chính Hữu là một bài thơ nói lên tình cảm thân thiết gắn bó như người thân ruột thịt một nhà của những người chiến sĩ cách mạng. Những con người ra đi từ đồng quê sỏi đá, bỏ lại quê hương những người thân thương của mình quyết tâm một lòng chiến đấu bảo vệ quê hương tổ quốc.

Xuyên suốt bài thơ chính là tình "Đồng Chí" keo sơngắn bó tuy không sinh cùng ngày cùng tháng cùng năm, nhưng những người lính đó luôn nguyện thề gắn bó chia ngọt sẻ bùi cùng vào sinh ra tử đối diện với kẻ thù. Họ là những người lính xuất thân từ tầng lớp lao động, từ những người nông dân chân chính quanh năm quen việc cấy hái cày bừa. Nhưng vì tiếng gọi của tổ quốc thiêng liêng họ đã quyết tâm ra đi để bảo vệ tình nắm đất quê hương.

Quê hương anh nước mặn đồng chua
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá
Anh với tôi đôi người xa lạ
Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau.

 

Trong khổ thơ này tác giả Chính Hữu đã  nói lên tình cảm thân thiết của những người chiến sĩ cách mạng. Những người đồng đội đồng chí của chúng ta trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp có nhiều đau thương mất mát. Họ đều là những người ra đi từ những làng quê nghèo nàn hẻo lánh. Những con người quanh năm bán sức lao động trên đồng ruộng yêu quý mảnh đất của mình. Nhưng những người chiến sĩ đó sẵn sàng bỏ lại tất cả để ra đi bảo vệ quê hương tổ quốc của mình khỏi sự xâm lược của kẻ thù. Những người lính từ khắp nơi trên mọi miền tổ quốc họ chẳng ai hẹn với ai, nhưng đều từ bỏ quê hương của mình để ra đi theo lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Bác Hồ. Họ không cùng chung dòng máu, huyết thống nhưng lại có chung một lý tưởng sống giống nhau đó là hòa bình tự do cho dân tộc. Họ có chung một kẻ thù cần phải tiêu diệt. Chính những điều đó đã làm nên tình đồng đội đồng chí của những con người xa lạ đó.


Súng bên súng đầu sát bên đầu

Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ
Đồng chí!

Trong ba câu thơ này của bài thơ "Đồng Chí" tác giả Chính Hữu đã nói lên tình cảm vô cùng gắn bó của những người chiến sĩ. Hình ảnh súng bên súng, đầu bên đầu là hình ảnh vô cùng thiêng liêng thể hiện cho những con người có chung một ước mơ khát khao giống nhau. Những họng súng của họ luôn hướng về cùng một mục tiêu, mái đầu của họ kề cận bên nhau cùng chung chí hướng. 
Những con người xa lạ đó nhưng đã nhanh chóng tìm thấy điểm chung với nhau. Họ cùng nhau sẻ chia những cơ sở vật chất, những khó khăn  vất vả trên chặng đường hành quân gian nan của mình. Họ cùng đắp chung một chiếc chăn ấm trong rừng Trường Sơn thể hiện một tình cảm gắn bó, thân thiết hơn cả người thân ruột thịt. Hai tiếng "Đồng Chí" được thốt lên một cách vô cùng ấm áp, thể hiện một tình cảm nồng ấm, gắn bó keo sơn không gì có thể chia cắt những người lính với nhau.

Ruộng nương anh để bạn thân cày
Gian nhà không mặc kệ gió lung lay
Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính
Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh, 
Sốt run người, vừng trán ướt mồ hôi. 
Áo anh rách vai 
Quần tôi có vài mảnh vá 
Miệng cười buốt giá 
Chân không giày 
Thương nhau tay nắm lấy bàn tay! 

Trong chặng đường hành quân của mình những người chiến sĩ của chúng ta gặp nhiều khó khăn về cơ sở vật chất, từng miếng cơm manh áo cũng không được đầy đủ. Họ cùng nhau chia sẻ mọi thứ mình có. Những người lính ra đi để lại quê hương của mình những người vợ người mẹ già ngóng đợi con trở về. Dù có nhiều điều lo lắng nhưng những người lính đều kiên cường trên những bước hành quân của mình. Bởi họ biết để bảo vệ những người yêu thương thì họ cần phải kiên cường ra đi để bảo vệ chủ quyền của dân tộc mình.


Trong chặng đường gian nan đó, những trận sốt rét rừng chính là những điều mà người lính của chúng ta phải đối mặt. Bởi trong rừng thiêng nước độc luôn có nhiều nguy hiểm rình rập, những người lính luôn sẻ chia với nhau những điều tốt đẹp nhất. Khi một người đồng đội của mình bị ốm tất cả đều vô cùng xót xa, chia sẻ với nhau. Câu thơ "thương nhau tay nắm bàn tay" thể hiện một sự ấm áp trong trái tim người lính. 

Đêm nay rừng hoang sương muối
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
Đầu súng trăng treo.

Trong những câu thơ cuối của bài thơ "Đồng Chí" của Chính Hữu thể hiện những người lính trong tư thế hiên ngang chờ giặc tới. Giữa cánh rừng hoang phủ đầy sương muối nhiều khắc nghiệt thử thách nhưng những người lính không hề cô đơn bởi bên cạnh họ lúc nào cũng có những người đồng chí, đồng đội thân thiết nhất của mình sát cánh. 

Hình ảnh "đầu súng trăng treo" là hình ảnh vô cùng đẹp trong bài thơ "Đồng Chí" của Chính Hữu. Hình ảnh ánh trăng là biểu tượng của sự lãng mạn, trữ tình, còn biểu tượng đầu súng là nơi tượng trưng cho chết chóc, chiến tranh nhưng hình ảnh "đầu súng trăng treo" lại cho người đọc nhiều liên tưởng thú vị về những người lính. Một hình tượng thơ xúc động, nói lên mục tiêu sống cao đẹp của người lính đó chính là mơ ước hòa bình một cuộc sống nên thơ giản dị, yêu cái đẹp.


Bài thơ "Đồng Chí" của Chính Hữu là một bài thơ đẹp thể hiện hình ảnh người lính xuất thân từ những người nông dân lao động chân chất, giản dị nhưng không kém phần anh dũng, kiên cường trong đấu tranh gian khổ. Những người lính dù không phải anh em ruột thịt nhưng lại gắn bó thân thiết với nhau hơn cả người thân trong một gia đình. Tình đồng chí là một tình cảm thiêng liêng quý giá

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
Gửi câu hỏi
×