Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
1. Châu Phi (hay Phi Châu) là châu lục đứng thứ ba trên thế giới về dân số, sau châu Á và Châu Mỹ, và lớn thứ ba trên thế giới, theo diện tích sau châu Á và châu Mỹ. Với diện tích khoảng 30.244.050 km² (11.677.240 mi²) bao gồm cả các đảo cận kề thì nó chiếm 20,4% tổng diện tích đất đai của Trái Đất. Với 800 triệu dân sinh sống ở 54 quốc gia, nó chiếm khoảng 1/7 dân số thế giới.
2. Tây Nam Á (hay Tây Á) là tên gọi chỉ bộ phận lục địa rộng lớn bao gồm vùng núi Caucasus, bán đảo Ả-rập và các sơn nguyên Tiểu Á, Armenia, Iran. Lãnh thổ Tây Nam Á nằm giữa hai lục địa rộng lớn là lục địa Á-Âu và lục địa Phi, trên các vĩ độ nhiệt đới, quanh năm chịu ảnh hưởng của gió mậu dịch và khối khí nhiệt độ lục địa. Khí hậu nói chung là khô, nóng gay gắt. Ở đây, vai trò của các biển xung quanh như Biển Đen, Địa Trung Hải, Biển Đỏ và vịnh Persian hầu như không đáng kể vì đây chỉ là những biển không lớn và nằm sâu trong lục địa. Tây Nam Á đại bộ phận cũng là cảnh quan khô hạn như Trung Á và Nội Á.
3. Tỉ suất sinh thô
Tương quan giữa số trẻ em sinh ra trong năm còn sống so với số dân trung bình ở cùng thời điểm. Đơn vị tính bằng phần nghìn. Được biểu thị bằng công thức:
S= (s/Dtb )* 1000
Trong đó: S là tỉ suất sinh thô
s: Tổng số trẻ em sinh ra trong năm
Dtb: là số dân trung bình năm.
TSST phản ánh gần đúng mức sinh vì mẫu số bao gồm toàn bộ dân số chứ không phải phụ nữ ở độ tuổi sinh đẻ, song nó đơn giản, dễ tính toán, dễ so sánh nên được sử dụng rộng rãi để đánh giá mực sinh.
4. Tỉ suất tử thô
Tương quan giữa số người chết trong năm so với số dân trung bình ở cùng thời điể, tính bằng đơn vị phần nghìn. Công thức tính:
T= (t/Dtb)*1000
Trong đó : T: Tỉ suất tử thô
t: Tổng số trẻ em sinh ra trong năm
Dtb: Số dân trung bình trong năm
TSTT chưa phản ánh chính xác và đầy đủ mức độ chết của dân cư vì nó còn phụ thuộc vào cơ cấu dân số, đặc biệt là cơ cấu tuổi, song nó vẫn được dùng phổ biến vì đơn giản, dễ tính toán và so sánh.
5.Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên
Sự chênh lệch giữa tỉ suất sinh thô và tỉ suất tử thô trong một khoảng thời gain xác định, trên một đơn vị lãnh thổ nhất định và đơn vị tính là phần trăm. TSGTDSTN là nhân tố quan trọng nhất , có ảnh hưởng quyết định đến biến động dân số và được coi là động lực phát triển dân số
6.HDI
Chỉ số phát triển con người ( HDI – Human development index); là chỉ số tổng hợp nhằm đánh giá mức độ phát triển của con người. Chỉ số này do LHQ đưa ra để đánh giá mức độ phát triển của các quốc gia, không chỉ thuần túy về mặt kinh tế, mà còn chú trọng đến mặt chất lượng cuộc sống của con ngườidân trong quốc gia đó. HDI được tính trên ba chỉ tiêu: GDP ( hoặc GNP/ người); tỉ lệ người biết chữ và được đi học; tuổi thọ trung bình. HDI là thước đo tổng hợp phản ánh sự phát triển của con người về các phương diện thu thập( thể hiện qua tổng sản phẩm trong nước bình quân đăù người, tri thức và sức khỏe ( thể hiện qua tuổi thọ trung bình). HDI nhận giá trị từ 0 đến 1. HDI càng gần 1 có nghĩa là trình độ phát triển con người càng cao, trái lại, càng gần 0 thì trình độ phát triển con người càng thấp.
7. GDP.
Tổng sản phẩm nội địa hay GDP (viết tắt của Gross Domestic Product) là giá trị tính bằng tiền của tất cả sản phẩm và dịch vụ cuối cùng được sản xuất ra trong phạm vi lãnh thổ trong một khoảng thời gian nhất định, thường là một năm. Khi áp dụng cho phạm vi toàn quốc gia, nó còn được gọi là tổng sản phẩm quốc nội.
GDP theo mô hình cũ (Classical Model), các nhà kinh tế sử dụng công thức: GDP = P (giá cả) * Q (tổng sản lượng) = M (lượng tiền) * V (tốc độ cung cấp tiền). Mô hình capital cũ cho rằng:
1) Cung (supply) tạo ra Cầu (demand) -> sai lầm nghiêm trọng.
2) V (tốc độ của Tiền) không thay đổi
3) Q (sản lượng) cung cấp không thay đổi. mà Q (sản lượng) là tổng hợp của ba yếu tố N (Tiền lương nhân công) K (Capital ~ tư bản) và R (Rent ~ giá thuê đất đai).
Người ta bây giờ cho rằng Demand (nhu cầu) tạo ra Supply (cung). GDP = C (chi tiêu của nhân dân) + I (đầu tư chi tiêu của tư nhân) + G (chi tiêu chính phủ) + NE (tổng xuất nhập khẩu) = C (chi tiêu nói chung) + S (số tiết kiệm) + T (thuế).
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |