Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Kể lại câu chuyện có ý nghĩa mà em được chứng kiến trong phong trào chống dịch covid 19

Kể lại câu chuyện có ý nghĩa mà em được chứng kiến trong phong trào chống dịch covid 19
 
2 trả lời
Hỏi chi tiết
82
0
0
rén
16/01/2022 21:13:43
+5đ tặng

Dịch bệnh ngày càng phức tạp, làm ảnh hưởng sâu rộng đến sức khỏe, đời sống của người dân, khó khăn chồng chất khó khăn. Cùng chung mục đích chia sẻ khó khăn với người nghèo, thời gian qua đã có nhiều cá nhân, doanh nghiệp thực hiện những việc làm, nghĩa cử cao đẹp. Người góp tiền, người góp nhu yếu phẩm ủng hộ, phát cơm miễn phí… Tất cả đều đáng trân trọng và góp phần lan tỏa tinh thần đoàn kết, góp sức cho cuộc chiến đẩy lùi dịch Covid-19.

Thấu hiểu được nhiều hoàn cảnh khó khăn cần giúp đỡ, chị Lương Thị Thanh Thảo, chủ một nhà hàng tại quận Bình Thạnh đã gửi tặng 500 kg gạo cho Hội Chữ thập đỏ Quận 1 để góp một chút công sức chung tay trong công tác phòng chống dịch.

Nói về việc làm của mình, chị Thảo cho biết: Trong thời điểm dịch bệnh diễn biến phức tạp, nhiều người lao động nghèo gặp cảnh khó khăn từ việc làm, thu nhập đến bữa ăn hàng ngày. Nếu chúng ta không giúp đỡ nhau trong lúc hoạn nạn, khó khăn để đảm bảo công tác phòng chống dịch thì việc đẩy lùi dịch bệnh trong thời gian tới sẽ phải kéo dài, ảnh hưởng đến kinh tế, đời sống của mọi người. “Đói thì cùng đói, mà no thì cùng no”, nên tôi đã liên hệ với Hội Chữ thập đỏ Quận 1 để giúp những người nghèo vơi bớt nhọc nhằn, vất vả.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
0
Hajime Kokonoi
16/01/2022 21:14:28
+4đ tặng

Lan tỏa “ATM gạo” dành cho người nghèo

Hơn 8 giờ sáng ngày 10/4, chúng tôi có mặt tại điểm phát gạo tự động dành cho người nghèo mà người dân gọi với cái tên trìu mến là “ATM gạo” miễn phí dành cho người nghèo tại số 204, đường Vườn Lài, quận Tân Phú, TPHCM. Đây là sáng kiến của anh Hoàng Tuấn Anh, Giám đốc Công ty PHGLock sáng chế. Bởi lẽ, theo chủ nhân chiếc máy “ATM gạo” thì việc tặng nhu yếu phẩm giúp đỡ người nghèo là rất cần thiết, nhưng việc phát quà một cách thủ công dễ tập trung đông người, tiềm ẩn nguy cơ lây lan dịch bệnh nên bản thân đã tận dụng các máy móc sẵn có của công ty để chế tạo ra máy phát gạo tự động.

Tại đây, có hàng chục người nghèo đeo khẩu trang xếp hàng ngay ngắn theo ô vạch sẵn trên vỉa hè với khoảng cách giữa mỗi người là 2m nhằm phòng tránh lây nhiễm dịch bệnh Covid-19. Còn ở tấm biển gắn trên tường và bồn lấy gạo có in những dòng chữ “Điểm phát gạo tự động cho người nghèo. Nhấn chuông để nhận gạo miễn phí 24/24. Mỗi người tối đa mỗi bao gạo. Giữ khoảng cách 2m. Gạo chỉ phát cho người có hoàn cảnh khó khăn. Nếu khó khăn cứ lấy một phần, nếu bạn ổn xin nhường cho người khác”.

Bên trong khuôn viên trụ sở đặt “ATM gạo”, đội ngũ nhân viên của công ty đang tất bật vận chuyển từng bao gạo lên bồn chứa để cung cấp cho người dân. Cũng như tiếp nhận những bao gạo mà các mạnh thường quân mang đến trao tặng để cùng chung tay giúp đỡ người nghèo.

Vừa lấy túi gạo từ “ATM gạo” đi ra, cô Nguyễn Thị Huệ, làm nghề bán vé số, ở trọ tại số nhà 24/1/4, đường Đỗ Công Tường, phường Tân Quý, quận Tân Phú vui mừng: “Trong lúc đất nước đang gặp đại dịch Covid-19, với những người nghèo, người lao động tự do như chúng tôi không có việc làm nên việc phát gạo miễn phí như thế này giúp người nghèo, người lao động tự do có được lương thực để ăn qua ngày là rất quý. Do đó, ai kh

Tiếng lành đồn xa, trước việc làm hết sức nhân văn và nghĩa cử cao đẹp của anh Hoàng Tuấn Anh, hiện nay một số mạnh thường quân trên địa bàn TPHCM đã mua gạo, cũng như quyên góp tiền mang đến chung tay cùng duy trì hoạt động “ATM gạo” tự động dành cho người nghèo tại quận Tân Phú, cũng như mở rộng thêm một “ATM gạo” ở huyện Bình Chánh, Quận 8. Không những vậy, sáng kiến này còn được một số tỉnh, thành trong cả nước như Hà Nội, Huế, Đà Nẵng, Cà Mau,… học hỏi và triển khai để hỗ trợ cho người nghèo.

Tuy không rầm rộ như “ATM gạo” ở Tân Phú, nhưng với chị Nguyễn Thị Chu My, chủ cửa hàng kinh doanh Hoàng Long, số 165 - 167, đường Trường Chinh, Phường 12, quận Tân Bình, lại chung tay chăm lo người có hoàn cảnh khó khăn trong thời điểm dịch bệnh Covid-19 theo cách khác. Đó là chị tự bỏ tiền túi ra mua hàng trăm ký gạo, mì, nước rửa tay, khẩu trang để trao tặng 500 phần quà cho người nghèo, người lao động tự do, với mỗi phần quà gồm 5kg gạo, mì, nước rửa tay, khẩu trang. Chị Nguyễn Thị Chu My chia sẻ: “Trong giai đoạn cả nước thực hiện cách ly xã hội, mình thấy những người nhặt ve chai, bán vé số thất nghiệp nên tự bỏ tiền túi ra mua một số nhu yếu phẩm trao tặng cho họ. Bởi vì, thời điểm này họ cần sự hỗ trợ về gạo, mì. Nếu tình hình dịch bệnh không giảm, dự kiến trong thời gian tới, mình sẽ tổ chức phát quà thêm”.

Vừa nhận phần quà từ chủ cửa hàng kinh doanh Hoàng Long trao tặng, chị Trần Thị Hạnh, trọ ở đường Trần Văn Dư, Phường 13, quận Tân Bình tâm sự: “Từ ngày Chính phủ có thông báo ngưng bán vé số đến nay không có việc làm nên đành phải gửi hai đứa con về quê, còn mẹ già ở quê bệnh không thể về chăm sóc. Vì vậy, việc hỗ trợ phát gạo miễn phí giúp cho mình có bữa ăn qua ngày”.

ai sáng ra việc làm này là người thông minh và rất tốt”.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Bài tập Ngữ văn Lớp 9 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư