Trong bài “Bếp lửa”, nhà thơ Bằng Việt có viết:
Giờ cháu đã đi xa. Có ngọn khói trăm tàu
Câu 1. Chép chính xác 3 câu tiếp theo để hoàn thành khổ thơ. Cho biết bài thơ ra đời
trong hoàn cảnh nào?
Câu 2. Trong khổ thơ em chép từ “trăm” được lặp lại nhiều lần còn ở khổ đầu cũng như trong bài, tác giả chỉ dùng từ “một” (một bếp lửa, một ngọn lửa, có thể đổi chỗ các từ đó cho nhau được không? Cách dùng từ của tác giả trong bài (“một", "trăm”) có ý nghĩa thế nào?
Câu 3. Hãy viết một đoạn văn quy nạp khoảng 12 câu, trong đó có sử dụng câu ghép và câu bị động (gạch dưới câu ghép và câu bị động) để làm rõ cảm nhận, suy nghĩ của em về tình cảm người cháu dành cho bà thể hiện trong bài thơ.
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
- Chép thơ:
Giờ cháu đã đi xa. Có ngọn khói trăm tàu,
Có lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả,
Nhưng vẫn chẳng lúc nào quên nhắc nhở:
- Sớm mai này, bà nhóm bếp lên chưa?...
- Hoàn cảnh sáng tác:
+ Bài thơ Bếp lửa được sáng tác năm 1963, khi tác giả đang là sinh viên học ngành Luật ở nước ngoài.
+ Bài thơ được đưa vào tập Hương cây – Bếp lửa (1968), tập thơ đầu tay của Bằng Việt và Lưu Quang Vũ.
Câu 2
- Không thể đổi vị trí từ “một” và từ “trăm” cho nhau.
- Cách dùng đó có ý nghĩa:
+ Từ “một” dùng chỉ bếp lửa, khẳng định sự ân nghĩa, thủy chung của người cháu đối với bếp lửa, với gia đình, với quê hương. Tất cả những điều thân yêu ấy chỉ có một và không gì thay thế được.
+ Từ “trăm” để chỉ những điều mới mẻ ở cuộc sống ngoài kia khi tác giả được tiếp xúc, anh tiếp xúc với trăm ngàn điều mới mẻ và thú vị nhưng tất cả đều không bằng “một” bếp lửa ở quê hương.
=> Cách dùng từ nhằm khẳng định tình yêu của tác giả dành cho quê hương, gia đình mình.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |