Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Ngữ văn - Lớp 8
18/01/2022 10:54:24

Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi bên dưới

----- Nội dung dịch tự động từ ảnh -----
Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan
Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn
Ta lặng ngắm giang sơn ta đổi mới
Đâu những bình minh cây xanh nắng gội,
Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng?
Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng
Ta dợi chết mảnh mặt trời gay gắt
o unmute your microphone, or
key to temporarily unmute. chiếm lấy riêng phần bi mật?
Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?
Câu 1: (1,5 điểm) Đoạn thơ trên nằm trong tác phẩm nào? Của ai?
Nếu phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn thơ trên.
Câu 2: (1 điểm) Chỉ ra những câu nghi vấn tu từ được sử dụng trong
đoạn thơ và nêu tác dụng của việc sử dụng các câu nghi vấn đó?
Câu 3: (3,5 điểm) Có ý kiến cho rằng: Đoạn thơ trên là bức tranh tứ
bình đẹp lộng lấy về hình ảnh con hồ vùng vẫy nơi núi rừng. Hãy
viết một đoạn văn tổng – phân – hợp để làm sáng tỏ nhận định trên.
Trong đó có sử dụng một câu cảm thán (gạch chân và chú thích rõ
trong bài làm).
End of document
1 trả lời
Hỏi chi tiết
177
0
0
Hajime Kokonoi
18/01/2022 11:00:50
+5đ tặng
Câu 1 tác phẩm: Nhớ Rừng
           tác giả: Thế Lữ
Câu 2 Câu nghi vấn trong đoạn thơ:

Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan?

Ta lặng ngắm giang sơn ta đổi mới?

Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng?

Thời oanh liệt nay còn đâu?

→ Bộc lộ sự nuối tiếng những ngày tháng huy hoàng, oanh liệt chỉ còn là quá khứ.(phủ định lại sự việc)

Câu 3“Thi trung hữu họa” Các cụ xưa đã nói như thế. Thế Lữ bằng chất liệu ngôn ngữ đã vẽ nên bộ tranh tứ bình về “Chúa sơn lâm” khá hoàn hảo trong bài thơ “Nhớ rừng” của mình. Bức tranh một vẽ chân dung tâm hồn hổ vào một đêm trăng đầy mơ mộng:

“Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối

Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan”

Cảnh có màu vàng óng ả của trăng, màu xanh trong vắt của nước suối đại ngàn, màu trắng đen mờ ảo của cỏ cây hoa lá. Hổ ta đang đứng trên bờ, say sưa ngắm nhìn cảnh vật đẹp đến say lòng ấy. Ta có cảm giác hổ say mồi thì ít mà say đắm vẻ đẹp huyền ảo của đêm trăng thì nhiều. Vũ trụ có trăng, lúc khuyết, lúc tròn, lúc lên, lúc lặn để rồi hổ ta không biết bao lần ngây ngẩt trước ánh trăng vàng tung tóe. Nhớ làm sao những đêm vàng đấy mộng mơ ấy! Và giờ đây nó càng quý vô ngần vì nó là đêm của tự do và ảo mộng. Bức tranh hai, Thế Lữ cho chúa tể rừng xanh đối diện với sự gào thét của thiên nhiên hùng vĩ vào những ngày mưa:

“Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn 

Ta lặng ngắm giang sơn ta đổi mới”

Mưa rừng không phải là “mưa bay như khói qua chiều”, không phải là “mưa giăng mắc cữi”, càng không phải là “mưa đổ bụi êm êm trên bến vắng” mà mịt mù, dữ dội rung chuyển cả núi rừng. Thế Lữ thật tài tình khi biết lấy sự gào thét dữ dội của thiên nhiên, sự ngã nghiêng của cây cối, cảnh tuôn rơi ồn ào của ngày mưa làm phông nền cho một hổ ta điềm nhiên lặng ngắm giang sơn đổi mới của mình. Quả là bức tranh của một nghệ sĩ kỳ tài. Còn đây là một cảnh khác, tươi sáng, tưng bừng của buổi bình minh.Chúa tể rừng xanh lúc nầy đang ngon giấc:

“Đâu những bình minh cây xanh nắng gội 

Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng”

Một buổi bình minh tinh khôi rạng rỡ, chim chóc reo ca, cây cối gọi mời, mọi vật đã thức giấc đón bình minh lên. Riêng hổ ta lại ngủ, một giấc ngủ lạ đời : giấc ngủ “tưng bừng”. Hổ có giấc ngủ riêng của hổ, cảnh vật xung quanh có ồn ào, sôi động bao nhiêu càng làm cho giấc ngủ hổ thêm say, giấc mơ hổ thêm đẹp. Chỉ bằng vài nét chấm phá má cảnh có âm thanh, có màu sắc, đường nét hài hòa, sống động. Bức tranh cuối cùng tuyệt đẹp, đẹp một cách lộng lẫy và bi tráng:

“Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng 

Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt”

Bức tranh nầy khác hẳn với ba bức tranh trên, từ màu sắc, đường nét, đến ánh sáng. Màu vàng óng ả của trăng, màu đen mờ ảo của những trận mưa rừng, cả màu hồng tươi của nắng mới đều không còn nữa thay vào đó là màu đỏ rực của máu và của ánh mặt trời sắp tắt. Hổ ta lúc nầy cũng không còn say sưa, mơ mộng như đêm nào, ngày nào mà đã hiện nguyên hình là một mãnh thú. Bên hổ, dưới chân hổ là cảnh “lênh láng máu” của những con thú yếu hèn. Ngoài xa, trên bầu trời cao rộng mênh mông ấy mặt trời cũng chỉ là một mảnh. Ta có cảm giác mặt trời cũng bé đi qua cái nhìn của hổ. Trong bức tranh, mọi vật hình như nhỏ hơn, chìm hẳn chỉ có hổ ta đứng đấy uy nghi, chễm chệ với tư thế là chúa tể của muôn loài. Chúa sơn lâm đẹp thật, một vẻ đẹp dữ dằn ghê gớm của một mãnh thú đang say mồi.

Quả là một bộ tranh tứ bình hoàn hảo, với sự phối cảnh hài hòa, bố cục mỹ cảm, đường nét thanh tao, gam màu chuẩn xác. Thế Lữ đã để lại bộ tranh hổ bằng ngôn ngữ có một không hai trong lịch sử văn học.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng ký tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng bạn bè học sinh cả nước, đến LAZI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo