Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Vật lý - Lớp 8
19/01/2022 13:30:00
Giải bài có thưởng!

Điều nào sau đây là đúng khi nói về chuyển động cơ học

Điều nào sau đây là đúng khi nói về chuyển động cơ học? *
Chuyển động cơ học là sự dịch chuyển của vật.
Chuyển động cơ học là sự thay đổi vị trí của vật này so với vật khác.
Chuyển động cơ học là sự thay đổi vận tốc của vật.
Chuyển động cơ học là sự chuyển dời vị trí của vật.
Dụng cụ để xác định sự nhanh chậm của chuyển động của một vật gọi là: *
Vôn kế.
Nhiệt kế.
Tốc kế.
Ampe kế
Trong các công thức biểu diễn mối quan hệ giữa s, v, t sau đây, công thức nào không đúng? *
t = v/s
s = v.t
t = s/v
v = s/t
Đơn vị đo của vận tốc là đơn vị nào trong các đơn vị sau? *
km
km/h
h/km
N/ m3
Trong các dạng chuyển động sau đây, chuyển động nào là chuyển động đều? *
Chuyển động của ô tô trong suốt thời gian ra khỏi nhà ga.
Chuyển động của tàu hỏa trong suốt thời gian vào nhà ga.
Chuyển động của cánh quạt điện khi nguồn điện ổn định.
Chuyển động của xe đạp trong suốt thời gian xuống dốc.
Hãy sắp xếp theo thứ tự chuyển động nhanh nhất đến chậm nhất của các vật chuyển động theo các dữ kiện sau đây: 1. Máy bay dân dụng phản lực: 700 km/h. 2. Tàu hoả: 70 km/h. 3. Xe ô tô: 20 m/s. 4. Vận tốc âm thanh trong không khí: 330 m/s. *
1 – 2 – 3 – 4
4 – 1 – 2 – 3
4 – 1 – 3 – 2
Một xe máy đi từ thành phố A đến thành phố B với vận tốc trung bình 60km/h mất 45phút. Quãng đường từ thành phố A đến thành phố B là: *
10 km
20 km
30 km
45 km
Công thức tính áp suất là: *
p = dV
p = F.S
p = F.h
p= F/S
Câu nhận xét nào sau đây là đúng khi nói về áp suất chất rắn. *
Chất rắn truyền áp lực đi theo phương song song với mặt bị ép.
Chất rắn truyền áp lực đi theo mọi phương.
Áp suất là độ lớn của áp lực trên mặt bị ép.
Áp suất là độ lớn của áp lực trên một đơn vị diện tích bị ép.
Câu nhận xét nào sau đây là đúng: *
Chỉ khi vật bị nhúng trong chất lỏng thì mới chịu lực đẩy Acsimet.
Chỉ khi vật bị nhúng trong chất khí thì mới chịu lực đẩy Acsimet.
Chỉ khi vật đặt trên mặt đất thì mới chịu lực đẩy Acsimet.
Khi vật nhúng trong chất lỏng hoặc chất khí thì chịu lực đẩy Acsimet.
Công thức tính công cơ học là: *
A = F/s
A = d.V
A = m/V
A = F.s
Muốn biểu diễn một véc tơ lực chúng ta cần phải biết các yếu tố: *
Phương, chiều.
Điểm đặt, phương, chiều.
Điểm đặt, phương, độ lớn.
Điểm đặt, phương, chiều và độ lớn.
Hai lực cân bằng là hai lực: *
đặt trên hai vật khác nhau, cùng phương, cùng chiều và cường độ bằng nhau.
đặt trên hai vật khác nhau, cùng phương, ngược chiều và cường độ bằng nhau.
cùng điểm đặt, cùng phương, ngược chiều và cường độ bằng nhau.
cùng điểm đặt, cùng phương, cùng chiều và cường độ bằng nhau.
Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về bình thông nhau? *
Trong bình thông nhau chứa cùng một chất lỏng, các mặt thoáng của chất lỏng ở các nhánh đều ở cùng một độ cao.
Trong bình thông nhau chứa cùng một chất lỏng đứng yên, các mặt thoáng của chất lỏng ở các nhánh đều ở cùng một độ cao.
Trong bình thông nhau chứa cùng một chất lỏng đứng yên, lượng chất lỏng ở các nhánh đều bằng nhau.
Trong bình thông nhau chứa các chất lỏng đứng yên, các mặt thoáng của chất lỏng ở các nhánh đều ở cùng một độ cao.
Lực ma sát nào giúp ta cầm quyển sách không trượt khỏi tay? *
Lực ma sát trượt.
Lực ma sát nghỉ.
Lực ma sát lăn.
Lực ma sát trượt và lực ma sát nghỉ.
Hiện tượng nào liên quan đến áp suất khí quyển? *
Cắm ống hút vào cốc nước và thổi thấy bong bóng nổi lên mặt nước.
Cắm ống hút vào cốc sữa và hút sữa vào miệng.
Uống nước trong cốc bằng cách đổ dần cốc nước vào miệng.
Bóp tay vào hộp sữa nước bằng giấy để sữa phun vào miệng.
Khi đi chân không vào nền nhà vừa tráng xi măng thì ta thường để lại các vết chân. Muốn không để lại các vết chân thì người ta thường lót một tấm ván rộng lên và đi lên đấy. Ở đây chúng ta áp dụng nguyên tắc nào? Hãy chọn câu trả lời đúng. *
Lót tấm ván để tăng trọng lượng của người tác dụng vào mặt sàn.
Lót tấm ván để giảm trọng lượng của người tác dụng vào mặt sàn.
Lót tấm ván để giảm áp suất tác dụng vào mặt sàn.
Lót tấm ván để tăng áp suất tác dụng vào mặt sàn.
Khi lực tác dụng lên vật tăng n lần nhưng quãng đường dịch chuyển nhờ lực đó giảm n lần thì công sinh ra thay đổi như thế nào? Hãy chọn câu trả lời đúng. *
Công tăng lên n2 lần.
Công giảm đi n2 lần.
Công tăng lên n lần.
Công sinh ra không đổi.
Trường hợp nào sau đây lực ma sát là có lợi? *
Ma sát làm cho ôtô vượt qua được chỗ lầy.
Ma sát làm mòn đĩa và xích xe đạp.
Ma sát làm mòn trục xe và cản trở chuyển động quay của bánh xe.
Ma sát lớn làm cho việc đẩy một vật trượt trên sàn khó khăn vì cần phải có lực đẩy lớn.
Khi nằm trên đệm mút ta thấy êm hơn khi nằm trên phản gỗ. Tại sao vậy? *
Vì đệm mút mềm hơn phản gỗ nên áp suất tác dụng lên người giảm.
Vì đệm mút dầy hơn phản gỗ nên áp suất tác dụng lên người giảm.
Vì đệm mút dễ biến dạng để tăng diện tích tiếp xúc vì vậy giảm áp suất tác dụng lên thân người.
Vì lực tác dụng của phản gỗ vào thân người lớn hơn.
Trong các hiện tượng dưới đây, hiện tượng nào không mô tả sự tồn tại của lực đẩy Acsimét? *
Nâng một vật dưới nước ta thấy nhẹ hơn nâng vật ở trên không khí.
Nhấn quả bóng bàn chìm trong nước, rồi thả tay ra, quả bóng lại nổi lên mặt nước.
Ô tô bị sa lầy khi đi vào chỗ đất mềm, mọi người hỗ trợ đẩy thì ô tô lại lên được.
Thả một trứng vào bình đựng nước muối mặn, quả trứng không chìm xuống đáy bình.
Tại sao một con tàu đi với vận tốc rất nhanh, khi phanh người ta không được phanh quá mạnh? *
Do đường ray tàu không chịu được lực phanh.
Do phanh không đủ lớn để làm đứng tàu.
Do người ở trong tàu không chịu được tốc độ cao.
Do lực quán tính đẩy tàu đi có thể trượt ra khỏi đường ray.
Lực nào sau đây không phải là lực ma sát? *
Lực xuất hiện khi các chi tiết máy cọ xát với nhau.
Lực xuất hiện khi bánh xe trượt trên mặt đường.
Lực xuất hiện khi lốp xe đạp lăn trên mặt đường.
Lực của dây cung tác dụng lên mũi tên khi bắn.
Một chiếc xe chuyển động trên đường với lực kéo 125N. Trong 5 phút công thực hiện được là 450 kJ. Vận tốc chuyển động của xe là bao nhiêu? Hãy chọn câu trả lời đúng. *
v = 10 m/s.
v = 12 m/s.
v = 10 km/h.
v = 12 km/h.
Một quả cầu bằng đồng có thể tích 0,002 m3 được thả trong một thùng dầu, dầu có trọng lượng riêng 8,5 N/dm3. Tính lực đẩy Ác - si - mét tác dụng lên quả cầu: *
0,017 N
1,7 N
17 N
170 N
Đặt một hình lập phương có khối lượng 20 kg lên mặt bàn nằm ngang. Biết một cạnh của khối lập phương dài 50 cm, áp suất do hộp tác dụng lên mặt bàn là: *
4 N/m2
400 N/m2
600 N/m2
800 N/m2
Hai bình có tiết diện bằng nhau. Bình thứ nhất chứa chất lỏng có trọng lượng riêng d1, chiều cao h1; bình thứ hai chứa chất lỏng có trọng lượng riêng d2 = 1,5d1, chiều cao h2 = 0,6h1. Nếu gọi áp suất tác dụng lên đáy bình thứ nhất là p1, lên đáy bình thứ hai là p2 thì: *
p2 = 0,4p1
p2 = 0,9p1
p2 = 9p1
p2 = 3p1
Trong các hình trên hình nào cho biết trọng lượng của vật chính là áp lực của vật lên mặt sàn? *

Hình 1.
Hình 2.
Hình 3.
Cả ba hình.
Một cần cẩu thực hiện một công 3000J để nâng một thùng hàng lên cao 15m. Lực nâng của cần cẩu là: *
200 J
200 N
4500 J
4500 N
Muốn tăng áp suất thì ta phải: *
giảm diện tích mặt bị ép và tăng áp lực.
tăng diện tích mặt bị ép và tăng áp lực theo cùng tỉ lệ.
tăng diện tích mặt bị ép và giảm áp lực.
giảm diện tích mặt bị ép và giảm áp lực theo cùng tỉ lệ.
0 trả lời
Hỏi chi tiết
199

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng bạn bè học sinh cả nước, đến LAZI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Câu hỏi Vật lý mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo