Bài 2 : Em hãy xác định 2 câu thơ sau sử dụng biện pháp tu từ nào? T/d của nó?
“Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm
Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ."- Chỉ ra đúng biện pháp tu từ được Tế Hanh sử dụng ở hai câu thơ là biện pháp “nhân hóa” - Chỉ ra được các từ được sử dụng để nhân hoá chiếc thuyền là các từ: “im, mỏi, trở về, nằm, nghe.” - Giá trị của biện pháp nhân hoá ở đây:
+Biến con thuyền vô tri vô giác trở nên sống động, có hồn như con người
+ Các từ: “im, mỏi, trở về, nằm” cho ta cảm nhận được giây lát nghỉ ngơi thư dãn của con thuyền, giống như con người, sau một chuyến ra khơi vất vả, cực nhọc trở về.
+ Từ “nghe” gợi cảm nhận con thuyền như một cơ thể sống, nhận biết được chất muối của biển đang ngấm dần, lặn dần vào “da thịt” của mình; và cũng giống như con người từng trải, với con thuyền, vị muối càng ngấm vào nó bao nhiêu, nó như càng dày dạn lên bấy nhiêu.
+ Tác giả nói về con thuyền chính là để nói về người dân chài miền biển vất vả cực nhọc, từng trải trong cuộc sống hàng ngày. Ở đây, hình ảnh con thuyền đồng nhất với cuộc đời, cuộc sống của người dân chài vùng biển.
Bài 3:
Xác định điệp ngữ trong bài cao dao, T/d của nó?
Con kiến mà leo cành đa
Leo phải cành cụt, leo ra leo vào.
Con kiến mà leo cành đào
Leo phải cành cụt, leo vào leo ra.điệp ngữ con kiến ,leo,cành ,cành cộc
tác dụng :nhấn mạnh đối tượng hành động
Tăng tính biểu cảm sinh động
=> Diễn Tả sự vất vả của con kiến
Qua đó nói về nỗi khổ của người nông dân
Chúc câu học tốt