Khi phân tích tục ngữ, cần đề cập những khía cạnh nào
1.Khi phân tích tục ngữ, cần đề cập những khía cạnh nào?
A. Giải nghĩa nội dung: nghĩa đen, nghĩa bóng
B. Giải thích cơ cở thực tiễn của kinh nghiệm nêu ra trong câu tục ngữ
C. Nêu trường hợp áp dụng
D. Phát hiện giá trị hình thức: tổ chức câu, hình ảnh, cách gieo vần, nhịp điệu câu
E. Đáp án A và B đúng
F. Đáp án A, B, C đúng
G. Đáp án A, B, C và D đều đúng
2.Câu tục ngữ nào có thể sử dụng theo nghĩa đối lập, bổ sung với "Tấm áo không làm nên thầy tu"?
A. Tốt danh hơn lành áo
B. Người đẹp vì lụa
C. Xem mặt mà bắt hình dong
D. Tốt gỗ hơn tốt nước sơn
3.Tục ngữ về con người và xã hội có những đặc điểm về nghệ thuật?
A. Diễn đạt bằng so sánh
B. Diễn đạt các hình ảnh ẩn dụ
C. Từ và câu có nhiều nghĩa
D. Cả ba đáp án trên
4.Ý nghĩa của câu tục ngữ "Học thầy không thầy học bạn" và "Không thầy đó mày làm nên" có mối quan hệ với nhau như thế nào?
A. Mâu thuẫn nhau
B. Không liên quan đến nhau
C. Đồng nghĩa
D. Bổ sung cho nhau
5.Câu tục ngữ "Cái răng cái tóc là góc con người" được hiểu theo nghĩa nào?
A. Nghĩa đen
B. Nghĩa bóng
C. Cả nghĩa đen và nghĩa bóng
D. Tất cả đều sai
6.Ý kiến nào chưa đúng về yêu cầu của một văn bản nghị luận?
A. Luận điểm rõ ràng
B. Tình cảm trong sáng, chân thực
C. Lí lẽ, dẫn chứng thuyết phục
D. Những tư tưởng, quan điểm phải hướng tới giải quyết những vấn đề đặt ra trong đời sống
7.Câu tục ngữ "Học thầy không tày học bạn" không mang ý nghĩa nào?
A. Khuyên nhủ mọi người học ở nhiều nơi, với nhiều người
B. Học ở bạn bè giúp con người phát triển tốt hơn hẳn so với học thầy
C. Không đề cao tuyệt đối vai trò của người thầy
D. Không đề cao tuyệt đối vai trò của người bạn
8.Câu tục ngữ "Đói cho sạch, rách cho thơm" được ứng dụng để nhắc nhở con người trong hoàn cảnh nào của cuộc sống?
A. Khi thành đạt cũng chớ quên những người bạn đã giúp mình thuở hàn vi
B. Trong nghèo khó vẫn cần giữ sự tự trọng, trong sạch
C. Trong vất vả, căng thẳng cũng cần giữ sự bình tĩnh, sáng suốt
D. Khi đi xa cũng cần phải nhớ tới nơi chôn rau cắt rốn của mình
9.Câu tục ngữ nào khuyên người ta không nên coi nhẹ mà phải biết chăm chút từng yếu tố thể hiện hình thức, tính nết của con người?
A. Học ăn, học nói, học gói, học mở
B. Cái răng cái tóc là góc con người
C. Đói cho sạch, rách cho thơm
D. Một mặt người bằng mười mặt của
10.Một bài văn nghị luận bắt buộc phải có:
A. Luận điểm, luận cứ
B. Luận cứ, lập luận
C. Luận điểm, lập luận
D. Luận điểm, luận cứ, lập luận
0 Xem trả lời
329