Em có ý kiến gì về câu tục ngữ Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng – Từ trước đến nay ta cũng đã ít nhiều nghe đến câu tục ngữ “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng”. Và bản thân em, em cũng đã nhận thấy câu tục ngữ này rất đúng với thực tế cuộc sống của chúng ta hiện nay. Thế nhưng ngay ở trong lớp em cũng đã lại có một số bạn có những ý kiến đó là “Gần mực chưa chắc đã đen, gần đèn chưa chắc đã rạng”.
Muốn đánh giá một vấn đề thì trước tiên ta phải hiểu được câu tục “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng” có ý nghĩa của câu này có nghĩa là gì. “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng” được hiểu theo hai ý nghĩa. Về nghĩa tường minh đó chính là việc nếu ta tiếp xúc với loại mực mà nó có màu đen để có thể dùng viết chữ Hán ngày xưa hoặc có thể là mực viết của học sinh bây giờ. Sử dụng loại mực này thì rất dễ dây ra tay và gây bẩn cho người dùng. Bên cạnh đó vế tiếp theo của câu nói thì nói về gần đèn. Đèn bao giờ cũng tượng trưng cho sự sáng, khi ta gần đèn thì cũng nhận được một phần của sự sáng. Phần quan trọng nhất nó cũng chính là nghĩa bóng. Có thể hiểu được nghĩa bóng của câu đó chính là trong cuộc sống, nêu ta luôn gần gũi cũng như luôn luôn tiếp xúc với người xấu, thì chắc chắn rằng ta cũng sẽ nhanh chóng bị lây nhiễm những điều xấu đó. Ngược lại khi chúng ta ở một nơi có môi trường tốt, mọi thứ đều công bằng nơi đó có nhiều người tốt thì chắc chắn là ta sẽ sống thật tốt.
Nói tóm lại ta nhận thấy được rằng cũng chính ý nghĩa của câu tục ngữ đã được giải thích rõ ràng và thật cụ thể biết bao nhiêu. Em cũng biết được các bạn trong lớp nói về “gần mực chưa chắc đã đen và gần đèn thì chưa chắc đã rạng” thì các bạn như chưa suy nghĩ một cách thấu đấu. Bản thân em nghĩ chắc các bạn lại luôn cho rằng mình mà tốt nhưng cứ gần gũi kẻ xấu nhưng mình nhất quyết không làm theo những điều xấu kia thì làm sao mà “đen” được. Hay khi mà mình tiếp xúc với người tốt nhưng bản thân mình cũng chẳng thích học theo anh ta thì sao “rạng” lên được cơ chứ?
gan muc thi den gan den thi rang - Em có ý kiến gì về câu tục ngữ Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng
Em có ý kiến gì về câu tục ngữ Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng
Cách hiểu của các bạn dường như cũng hết sức chủ quan. Ta có thể nhận thấy được cũng chính trong thực tế hiện nay, thì có một số thanh niên chơi bời giao du với bọn trộm cắp thì cũng chỉ cần một thời gian ngắn là họ cũng bị lây nhiễm những thói hư tật xấu của những người xấu kia. Chúng ta cũng đã nghe và chứng kiến nhiều câu chuyện có biết bao cô gái quê hiền lành là thế nhưng khi ra thành phố thích dao lưu với những người bạn xấu thì lại trở lên ăn chơi và đua đòi.
Thế rồi trong các tác phẩm văn học ta cũng không thể nào có thể quên dược nhân vật Chí phèo từ một người nông dân lương thiện hiền lành và chất phác biết bao nhiêu như vậy mà khi đi ở tù. Ở nhà tù thực dân cũng đã biến anh Chí thành Chí Phèo, Chí Phèo cũng đã trở thành con quỷ dữ của làng Vũ Đại và ai ai cũng phải khiếp sợ gã. Thực tế cũng có biết bao câu chuyện các anh thanh niên vì nghiện ngập ma túy đã quyết tâm cai nghiện khi ở cùng những người thân. Thế rồi khi gặp lại bạn bè cũ thì anh lại “ngựa quen đường cũ” tiếp tục đi vào con đường nghiện ngập trong triền miên.
Nếu như bạn nói rằng “khi chúng ta gần kẻ xấu nhưng quyết không học theo cái xấu của bọn chúng thì làm sao mà có thể đen được cơ chứ?”. Bản thân các bạn có dám tự chắc chắn một điều việc bạn đủ vững vàng để không sa ngã vào các tệ nạn, các cám dỗ đó không? Còn bên cạnh những người tốt bạn sẽ tự cảm thấy sự thiếu sót của mình mà có thể có được những sửa chữa cho mình tốt hơn mà thôi. Còn nếu như bạn gần “đèn” mà không cần phải trực tiếp nhận một chút ánh sáng nào? Thì chắc chắn bạn sẽ không thể tồn tại được, bạn sẽ bị cô lập nếu như bạn không thích nghi.
Tóm lại, em cũng cảm nhận thấy câu tục ngữ “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng" là hoàn toàn đúng. Những ý nghĩ của các bạn nó chỉ mang tính cá nhân cho nên khi nhìn nhận vấn dề cứ suy xét vào thực tế bạn nhé!