Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Viết đoạn văn nghị luận văn học về tình yêu quê hương đất nước

Viết đoạn văn nghị luận văn học về tình yêu quê hương đất nước
5 trả lời
Hỏi chi tiết
332
2
0
Bngann
26/01/2022 09:33:02
+5đ tặng

Quê hương có một vị trí quan trọng trong lòng mỗi người. Mỗi người dân Việt Nam đều có tình cảm thiêng liêng gắn bó với quê hương xứ sở của mình. Đối với những con người lao động, nhất là người nông dân, họ đã gắn bó mật thiết với quê hương. Từ lúc cất tiếng khóc chào đời, cho đến những năm tháng tuổi thơ đẹp đẽ. Trong công việc hay cuộc sống gia đình, và cho tới lúc nhắm mắt họ đã sống gắn liền với làng quê. Tình cảm yêu quê hương đất nước là một truyền thống tốt đẹp và đáng quý của dân tộc Việt Nam. Cho dù có ở nơi xa nhưng mỗi người vẫn luôn nhớ về quê nhà của mình. Quê hương như một người mẹ hiền ôm ta vào lòng và dành cho ta những gì tốt đẹp nhất. Quê mẹ là nơi ấp ủ tình yêu thương. Nơi nuôi ta lớn, dạy dỗ, an ủi che chở cho ta. Quê hương - hai tiếng thân thương mỗi lần nghe thấy chúng ta không khỏi xúc động bồi hồi. Tình yêu quê hương đã ăn sâu vào máu thịt, đi sâu vào lòng mỗi con người. Vì vậy nếu ai chưa nhận thức chưa có tình cảm gắn bó với xứ sở của mình thì hẳn họ chưa được coi là trưởng thành. Quê hương đi vào lòng con người một cách rất tự nhiên. Người ta có thể nhớ tới quê hương đất nước của mình chỉ qua một món ăn bình dị hay một địa danh đã gắn liền với những kỷ niệm đẹp.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
0
bi an
26/01/2022 09:41:17
+4đ tặng
Dàn ý 1

I. Mở bài:

  • Giới thiệu về tình yêu quê hương, đất nước.

II. Thân bài:

Tình yêu quê hương, đất nước là gì?

Tình yêu quê hương đất nước: là tình cảm gắn bó sâu sắc, chân thành đối với những sự vật và con người nơi ta được sinh ra và lớn lên.

Biểu hiện của tình yêu quê hương, đất nước:

  • Trước hết tình yêu quê hương, đất nước biểu hiện rõ nét nhất ở sự anh dũng, chiến đấu, hi sinh các thế hệ cha anh ta ngày trước để bảo vệ nền độc lập, tự do của dân tộc.
  • Tình yêu quê hương, đất nước biểu hiện ngay trong tình cảm với người thân trong gia đình vì gia đình cũng là một phần của quê hương, đất nước.
  • Trong tình làng nghĩa xóm, trong sự gắn bó với làng quê nơi mình sinh ra (bờ tre, ngọn dừa, cánh đồng lúa chín,…); Trong sự phấn đấu quên mình của mỗi cá nhân biết học tập, lao động để làm giàu đẹp thêm cho quê hương đất nước.
  • Yêu quê hương, đất nước là quyết tâm bảo vệ, giữ gìn, phát huy các nét đẹp truyền thống của văn hóa dân tộc.
  • Yêu quê hương, đất nước là quyết tâm chiến đấu chống kẻ thù xâm lược, chống các thế lực phản động và thù địch bảo vệ đất nước của mỗi con người trong những lúc gian nguy.

Vai trò của tình yêu quê hương, đất nước:

  • Giúp mỗi con người sống tốt hơn trong cuộc đời, không quên nguồn cội.
  • Nâng cao tinh thần và ý chí quyết tâm vươn lên của mỗi con người.
  • Thúc đẩy sự phấn đấu hoàn thiện bản thân và tinh thần cống hiến giúp đỡ cộng đồng của mỗi cá nhân.
  • Gắn kết cộng đồng, kéo con người lại gần nhau hơn trong mối quan hệ thân hữu tốt đẹp.
  • Góp phần quan trọng trong công tác bảo vệ, giữ gìn, xây dựng và phát triển đất nước ngày càng giàu mạnh.

Bàn luận mở rộng:

  • Tình yêu quê hương, đất nước là yếu tố quan trọng không thể thiếu trong mỗi con người dù ở bất kỳ đất nước nào.
  • Mỗi cá nhân nên xây dựng, bồi dưỡng cho mình tình yêu quê hương đất nước và có những hành động cụ thể để góp phần bảo vệ, xây dựng, làm đẹp cho quê hương.
  • Nếu không có tình yêu thương đối với quê hương đất nước thì cuộc sống con người không còn hoàn chỉnh và thiếu đi nhiều ý nghĩa.
  • Trong xã hội hiện nay, một bộ phận người dân thiếu ý thức trách nhiệm, sống vô tâm với mọi người, không biết đóng góp xây dựng quê hương đất nước ngược lại còn có những hành vi gây hại đến lợi ích chung của cộng đồng,…

III. Kết bài:

  • Khẳng định tình yêu quê hương, đất nước là tình cảm vô cùng cao đẹp và thiêng liêng
  • Đưa ra lời khuyên cho mọi người hãy bồi đắp thêm tình yêu quê hương, đất nước.
            văn

Quê hương mỗi người chỉ một
Như là chỉ một mẹ thôi
Quê hương nếu ai không nhớ
Sẽ không lớn nổi thành người”

Vâng, quê hương chính là nơi chôn rau cắt rốn của ta, là nơi cho ta cội nguồn, gốc rễ bền chặt. Từ ngày xưa, tình yêu quê hương đất nước luôn là nguồn mạch quán thông kim cổ, đông tây. Là mạch nguồn nuôi dưỡng tâm hồn trí óc ta gắn với truyền thống tự hào, tinh thần tự tôn của dân tộc.

Tình yêu quê hương đất nước là một khái niệm, phạm trù rộng lớn và có nhiều ý nghĩa khác nhau. Tình yêu quê hương đất nước trước hết xuất phát từ tình cảm yêu gia đình, nhà cửa, xóm làng. Nói như Ê-ren-bua: lòng yêu nhà, yêu làng xóm trở nên tình yêu tổ quốc. Chính xuất phát từ những điều giản dị, bình dị ấy, lòng yêu nước của ta càng được bồi đắp hơn. Tình yêu quê hương từ thuở xa xưa, trong những câu ca dao như tấm gương phản chiếu tâm hồn dân tộc là tinh thần tự hào, tự tôn về vẻ đẹp và cảnh trí non sông. Đến thơ ca trung đại tình yêu nước gắn liền với quan niệm trung quân ái quốc, vậy nên trong các bài thơ việc nói chỉ tỏ lòng của bậc tao nhân mặc khách với mong muốn xoay trục đất, kinh bang tế thế cũng chính là biểu hiện cao nhất của con người đạo nghĩa lúc bấy giờ. Đến thời hiện đại, văn học lãng mạn thì yêu nước là yêu lý tưởng, yêu cách mạng, yêu Đảng. Niềm vui tươi, phấn khởi của người chiến sĩ cách mạng khi được giác ngộ ánh sáng cách mạng đảng trong “Từ ấy” chính là minh chứng sâu sắc cho điều ấy:

“Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
Mặt trời chân lí chói qua tim
Hồn tôi là một vườn hoa lá
Rất đậm hương và rộn tiếng chim”

Tình yêu nước, yêu quê hương là cội nguồn, gốc rễ bền chặt cho sự phát triển bền vững của ta. Nếu chỉ sống bằng những giá trị tức thời, những ham muốn của bản thân mà không khắc cốt ghi tâm cội nguồn, đạo lý truyền thống dân tộc thì sớm muộn sự phát triển của ta cũng sẽ như cây cao bị trơ rễ, bật gốc dù chỉ là một cơn gió nhẹ. Lòng yêu quê hương, đất nước làm nên bản sắc trong đời sống tình cảm của cá nhân, giúp ta không trở nên ích kỉ vì biết gắn liền với cộng đồng, biết hòa nhập và đắm mình với những đạo lý truyền thống ngàn đời của dân tộc.

Tình yêu quê hương đất nước nói cách khác chính là lòng căm thù giặc khi đất nước bị xâm lăng, khi tổ quốc gặp gian nguy. Trong “Hịch tướng sĩ’, Trần Quốc Tuấn từng bày tỏ lòng căm thù giặc sâu sắc khi chứng kiến đất nước bị giày xéo dưới gót giày quân thù: “Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, lòng đau như cắt, nước mắt đầm đìa chỉ căm tức chưa xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù.” Đủ để thấy, tình yêu quê hương đất nước từ ngàn xưa đã trở thành một thứ vũ khí lợi hại, là đợt sóng ngầm nhấn chìm lũ bán nước và lũ cướp nước. Tình yêu nước cũng chính là lòng tự hào, tự tôn dân tộc trước cảnh trí non sông, trước vẻ đẹp của núi sông, cũng chính là khát vọng muốn giữ gìn và bảo tồn bản sắc văn hóa của dân tộc.
 

hật đáng buồn khi ngày nay, nhiều người sống một cách vô nghĩa lý khi đảo lộn những chân giá trị dân tộc. Họ quên đi cội nguồn, thay vì sống theo đạo lí “uống nước nhớ nguồn”, ăn cây táo rào cây sung. Những cá nhân như thế sớm muộn cũng sẽ bị đào thải, cô đơn lạc lõng giữa tình đồng loại, giữa nhân quần rộng lớn.

Trong thời buổi đất nước đang phát triển, hướng đến xây dựng một xã hội văn minh, công bằng và hạnh phúc thì với tư cách là những người trẻ, chúng ta cần chuẩn bị hành trang vững chắc và rèn luyện bản lĩnh cho cá nhân để đáp ứng những nhu cầu và đòi hỏi của dân tộc. Đó cũng chính là biểu hiện kín đáo và sâu sắc của lòng yêu nước.

  

 
0
0
0
0
Trần Bảo Khánh
26/01/2022 10:03:22
+2đ tặng

Quê hương chính là nơi chúng ta cất tiếng khóc chào đời, là cái nôi đầu tiên đón nhận tiếng khóc đầu tiên của chúng ta. Những bước đi chập chững vào đời, những ký ức tuổi thơ không bao giờ quên được. Và là nơi là đến cuối cùng của cuộc đời chúng ta vẫn mong trở về nhất. Tình yêu quê hương được biểu hiện từ những tình cảm bình dị nhất là tình yêu gia đình hàng xóm, là nỗi niềm mong ngóng được trở về mỗi khi mình xa quê. Yêu quê hương chính là yêu những gì nơi mình sinh ra, yêu làng xóm, yêu con đường làng sỏi đá, gập ghềnh. Mỗi lần xa quê tình yêu ấy lại âm ỉ cháy trong tim, có khi da diết có khi sục sôi, có khi lại thổn thức. Là sự háo hức mỗi lần được trở về với đất mẹ sau mỗi lần xa quê. Tình cảm này là tình cảm không gì có thể thay thế được, nó luôn ở mãi trong tim của mỗi con người.

Khi đất nước ngày càng phát triển quá trình nông thôn mới cũng được đẩy mạnh hơn. Tình yêu quê hương được biểu hiện bằng hành động. Có rất nhiều người thành đạt xa quê đã có những đóng góp về tiền bạc và sức lực để xây dựng một quê hương ngày càng vững mạnh và phát triển hơn. Đây đều là những biểu hiện của tình yêu quê hương đất nước với mong muốn quê hương mình ngày càng phát triển hơn. Yêu quê hương còn là trách nhiệm xây dựng quê hương ngày càng phát triển hơn.

Ngày nay yêu quê hương không phải cứ phải cầm súng đánh giặc nữa, mà yêu quê hương chính là góp phần dựng xây quê hương phát triển ngày càng giàu mạnh hơn. Chúng ta là những thế hệ trẻ hãy góp phần công sức của mình để xây dựng quê hương ngày càng giàu mạnh hơn nữa.
 

0
0
Sũ Abh
03/11 19:50:14

Chỉ có thể là mẹ
                    
Đặng Minh Mai là một trong những tác giả tiêu biểu của nền văn học VN .Sáng tác của bà đã để lại ấn tượng sâu đậm đối với độc giả,trong đó phải kể đến "Chỉ có thể là mẹ".Bài thơ ca ngợi tấm lòng,đức hi sinh của người mẹ kính yêu ,đồng thời nhắc nhở mỗi chúng ta về lòng hiếu thảo,đạo làm con.
                    Đặng Minh Mai(1938-2019) quê ở Hà Nội.Bà được biết đến với những bài thơ đầy cảm xúc viết về cha mẹ, quê hương.Thơ của Đặng Minh Mai thường sử dụng ngôn từ giản dị nhưng đầy cảm xúc,có khả năng chạm đến trái tim người đọc bằng những cảm xúc sâu lắng,chân thành.
                    Trước hết,bài thơ khắc hoạ hình ảnh một người mẹ tần tảo,giàu đức hi sinh ,giàu tình yêu thương dành cho gđ,chồng con-hình ảnh đại diện cho những người phụ nữ VN.Mở đầu dòng tâm sự là không gian của một buổi chiều dần tắt nắng,trên con đường nhỏ bóng dáng mẹ đi về:
                  "Nắng dần tắt trên con đường nhỏ
                   Dáng mẹ gầy giẹo giọ liêu xiêu 
                          Mẹ về để nấu cơm chiều
             Bữa cơm đạm bạc thương yêu ấm lòng"
        Từ láy "giẹo giọ" , "liêu xiêu" gợi lên dáng vẻ mẹ gầy yếu ,héo hon.Hình ảnh ấy còn gợi lên sự lam lũ của cuộc đời mẹ,lo toan cho gđ mà quên cả bản thân:
                          "Mẹ về để nấu cơm chiều 
             Bữa cơm đạm bạc thương yêu ấm lòng "
        Bữa cơm ấy tuy đạm bạc nhưng luôn ấm áp tình yêu của mẹ.Nhịp thơ lục bát nhẹ nhàng ,tha thiết tạo âm hưởng cho lời thơ,khiến người đọc hình dung rõ hơn về sự ấm áp,xum vầy của bữa cơm gđ mà mẹ đã dành cả tình yêu vào đấy:    

                 "Cả đời mẹ long đong vất vả
                  Cho chồng con quên cả thân mình
                        Một đời mẹ đã hi sinh
              Tuổi xuân phai nhạt nghĩa tình đượm sâu"
       Từ dáng vẻ tảo tần của mẹ ,nhà thơ suy ngẫm về cuộc đời gian truân mẹ phải trải qua .Câu thơ"Tuổi xuân phai nhạt nghĩa tình đượm sâu" được tác giả khéo léo vận dụng phép đối để làm rõ hơn phẩm chất và sự hi sinh của mẹ.Người mẹ ấy sẵn sàng đánh đổi cả thanh xuân để đổi lấy "nghĩa tình đượm sâu .
        Cũng bởi sự hi sinh cho chồng con đến quên bản thân mình,tuổi xuân của mẹ phai nhạt dần vì năm tháng ,giờ đây chỉ còn dáng liêu xiêu ,tóc đã phai màu :  
               "Mưa và nắng nhuộm màu tóc trắng
                Bụi gian nan đọng lắng nếp nhăn
                   Rụng rồi thương lắm hàm răng
           Lưng còng chân yếu ánh trăng cuối trời"
      Hình ảnh mẹ tiếp tục được hiện lên với nét mặt già nua dọc ngang vết chân chim .Đặc biệt hai câu thơ lục bát cuối khổ được nhà thơ sử dụng phép đảo ngữ và tả thực,gợi lên hình dáng mẹ với những nét đầy xót thương:
               "Rụng rồi thương lắm hàm răng
         Lưng còng chân yếu ánh trăng cuối trời "
    Răng rụng,"lưng còng" ," chân yếu" là những gì mẹ còn lại sau bao tháng năm vất vả của cuộc đời .Có một sự thật đau lòng khi con nhận ra đó là lúc con trưởng thành thì thời gian của mẹ không còn nhiều nữa,mẹ đã như"ánh trăng cuối trời " yếu ớt ,mong manh.Và dù thời gian có làm thay đổi bao nhiêu thứ đi chăng nữa thì có một thứ duy nhất không bao giờ thay đổi đó là tình yêu của mẹ dành cho con:
              "Tình của mẹ sáng ngời dương thế
               Lo cho con tấm bé đến già
                     Nghĩa tình son sắt cùng cha
           Giản đơn dung dị mẹ là mẹ thôi"
     Tình yêu thương của mẹ được ví như mặt trời,đẹp đẽ và ấm áp.Nó có thể xua tan những khó khăn gian nan đến với con,mang đến cho con là niềm tin,là động lực,là chỗ dựa để con thêm vững bước trên đường đời.Vì cuộc đời con bình an khi có mẹ"Lo cho con tấm bé đến già".Mẹ giữ gìn hạnh phúc cho gđ,cho chồng con mái nhà êm ấm;"Nghĩa tình son sắt cùng cha".Việc sử dụng từ láy "son sắt ", "dung dị" kết hợp với những tính từ"ngời sáng","giản đơn"...càng tô đậm thêm vẻ đẹp phẩm chất của người mẹ
                    Sau những lời ca ngợi đức hi sinh của mẹ,nhà thơ bày tỏ tấm lòng yêu quý và biết ơn đối với công lao của mẹ dành cho con và gđ:
               "Con đi khắp chân trời góc bể
                Ân tình nào sánh xuể mẹ yêu
                      Nghĩa dày độ lượng bao nhiêu
            Có trong lòng mẹ sớm chiều bao dung"
     Cuộc đời mẹ vất vả lo toan cũng vì tình yêu mẹ dành cho con là vô bờ bến,ân tình ấy chẳng điều gì có thể sánh nổi,bởi tình mẫu tử là tình cảm thiêng liêng ,trân quý nhất cuộc đời mỗi con người .Cũng như nhà thơ Chế Lan Viên từng viết:
              "Con dù lớn vẫn là con mẹ
               Đi hết đời lòng mẹ vẫn theo con"
     Khổ thơ cuối khép lại là hai câu thơ lục bát với nhịp điệu nhẹ nhàng ,sâu lắng như một lời biết ơn cũng là lời nhắc nhở đối với phận làm con của mỗi người khi chúng ta còn cha mẹ.
                    Có thể nói rằng ,bằng việc sử dụng thể thơ song thất lục bát ,sử dụng hiệu quả các BPTT ,giọng điệu thiết tha,sâu lắng ,tác phẩm "Chỉ có thể là mẹ " đã diễn tả một cách tinh tế về tấm lòng ,đức hi sinh của người mẹ kính yêu ,đồng thời nhắc nhở mỗi cta về lòng hiếu thảo,đạo làm con.Vì vậy,thi phẩm gợi lên trong lòng người đọc bao nỗi niềm,cảm xúc .
                  Nói tóm lại,"Chỉ có thể là mẹ" là một bài thơ độc đáo,mang đậm phong cách sáng tác của Đặng Minh Mai. Với sự sáng tạo của thi sĩ ,tác phẩm đã có một chỗ đứng đặc biệt trong lòng người đọc bao thế hệ.
    



 

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Trắc nghiệm Ngữ văn Lớp 7 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k