1. Cách kết thúc tác phẩm "Chuyện người con gái Nam Xương" có điểm gì giống và khác so với cái kết có hậu của các câu chuyện cổ tích trong truyện cổ dân gian?
2. Chi tiết cái bóng có vai trò như thế nào trong câu chuyện?
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
-Xuất xứ: “Chuyện người con gái Nam Xương” là truyện thứ 16 trong số 20 truyện nằm trong tác phẩm nổi tiếng nhất của Nguyễn Dữ “Truyền kỳ mạn lục”. Truyện có nguồn gốc từ một truyện cổ dân gian trong kho tàng cổ tích Việt Nam “Vợ chàng Trương”.
1.
-Truyện kết thúc có hậu, thể hiện được ước mong của con người về sự công bằng trong cuộc đời, bởi vì người nói đã thấy được giá trị nhân đạo, nhân văn của tác phẩm: người tốt dù có gặp bao nhiêu oan khuất, cuối cùng cũng sẽ được minh oan, được trả lại thanh danh và phẩm giá. Cách kết đó mang dáng dấp một kết thúc có hậu của truyện cổ tích. Tính bi kịch của truyện vẫn tiềm ẩn ở ngay trong cái kết lung linh kì ảo, bởi ý kiến đó xuất phát từ việc nắm bắt giá trị hiện thực của tác phẩm: tuy nhân vật Vũ Nương vẫn được miêu tả với kiếp sống ở chốn thuỷ cung và sự trở về lung linh kì ảo để thể hiện ước mơ của con người về sự công bằng trong cuộc đời, nhưng tính bi kịch cũng tiềm ẩn ngay từ cái kết này bởi sự trở về và ước mơ hạnh phúc của Vũ Nương mang màu sắc ảo ảnh, hư vô, con người chỉ biết tìm đến cho mình hạnh phúc ở một thế giới không hiện hữu.
2.
- Chi tiết cái bóng 1 này đã giúp xây dựng tình huống truyện, nó điểm thắt nút tạo nên bi kịch cho Vũ Nương, đồng thời tạo nên sự mâu thuẫn cho người đọc cảm thấy phẫn nộ và uất ức thay cho nàng. Do đó, chi tiết cái bóng đồng thời cũng góp phần tạo nên sự kịch tính và cao trào cho câu chuyện.
+ Nếu như chi tiết 'cái bóng 1' đẩy Vũ Nương vào chỗ chết thì cái bóng hai lại có ý nghĩa giải oan cho Vũ Nương.
+ Sau khi thấy bóng Trương Sinh, bé Đản liền gọi cha “trong một đếm phòng không vắng vẻ” từ đây Trương Sinh mới vỡ lẽ ra mọi chuyện và hiểu cho nỗi oan ức của vợ mình.
- Chi tiết cái bóng được xem như ẩn dụ cho số phận của phụ nữ như bóng mờ ảo. Họ không có quyền được sống, không có quyền lên tiếng hay phản kháng để bảo vệ mình. => Qua đó, ta thật thương xót thay cho người phụ nữ dưới xã hội phong kiến xưa.
- Đồng thời, chi tiết cái bóng còn có giá trị phê phán, tố cáo xã hội phong kiến nam quyền bất công, lên án nạn nam quyền với những lễ giáo phong kiến hà khắc đẩy phụ nữ vào những bi kịch. Chỉ là một cái bóng - chi tiết mờ ảo hư vô nhưng lại có sức mạnh to lớn: đẩy Vũ Nương đến cái chết.
HT ^^
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |