Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Ánh trăng đối với Hồ Chí Minh đã trở thành hình ảnh quá đỗi quen thuộc, nhưng ánh trăng đi vào thơ của Bác lại mang một dáng vẻ rất riêng, rất cuốn hút, thấy rõ nhất chính là qua hai bài thơ “Cảnh khuya” và “Rằm tháng giêng”. Trong cảnh khuya ánh trăng được thể hiện nơi rừng sâu và nỗi suy tư của người nghệ sĩ cho nước nhà thì đối với rằm tháng giêng ánh trăng lại là không gian mùa xuân cùng với tâm tư lạc quan yêu đời, niềm tin vào một chiến thắng của dân tộc
Mỗi bài thơ đều mang một vẻ đẹp riêng, xét đến ánh trăng trong “Cảnh khuya” ta thấy được khung cảnh của núi rừng, của sự hoang dã, vắng lặng.
Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa
Một không gian yên tĩnh khi nghe được cả tiếng suối chảy, tiếng suối róc rách qua cảm nhận của tác giả nghe da diết dịu dàng như tiếng hát xa, giữa không gian đó nổi bật lên âm thanh như một bản giao hưởng mà thiên nhiên ban tặng cho những người chiến sĩ. Giữa không gian tĩnh mịch đó là hình ảnh ánh trăng sáng soi, ánh trăng từ trên cao rọi xuống khiến sự vật xung quanh như hòa quyên vào nhau, hình ảnh bóng trăng lồng vào bóng cây cổ thụ, bóng cây cổ thụ lại lồng vào hoa, một sự kết hợp mà chỉ có những người tinh tế mới có thể nhận thấy được.
Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà
Giữa không gian trăng, hoa cùng với tiếng suối chảy thì có bóng dáng một người cha già vẫn còn thức, hình ảnh đó hiện lên như được vẽ ra từ khung cảnh đêm khuya, cảnh đêm bao trùm với sự xuất hiện của Bác chính là bức vẽ tuyệt vời nhất trong không gian đó, Bác thức không phải vì không gian hoang vu lạnh lẽo mà bởi vì một nỗi lo, nỗi lo cho đất nước, cho những người dân hiền lành, chân chất thật thà đang phải chịu áp bức bóc lột.
Cùng là ánh trăng, cùng là hình ảnh người chiến sĩ nhưng qua đến “Rằm tháng giêng” thì sự vật, con người trở nên khác biệt hơn rất nhiều
Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân
Rằm xuân lồng lộng trăng soi
Chẳng còn khung cảnh hoang vu nơi núi rừng nữa, tới đây chỉ có một mùa xuân với bóng dáng của ánh trăng đẹp lộng lẫy, ánh trăng sáng soi bao trùm lên toàn bộ cảnh vật và con người, một đêm trăng giữa trời xuân hiện ra, ánh trăng bao trùm lên tất cả để rồi kéo mọi thứ lại với nhau, xóa nhòa khoảng cách giữa trời, đất. Sông, nước, bầu trời đã xuân nay lại càng thêm xuân. Hình ảnh Bác xuất hiện cũng khác hơn
Giữa dòng bàn bạc việc quân
Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền
Ở “Cảnh khuya” Bác hiện lên giữa núi rừng với những nỗi lo trong lòng thì tới đây là đã không còn sự lo lắng đó nữa, lúc này với Bác là một niềm tin vào một chiến thắng đối với đất nước ta, dân tộc ta. Bơi thuyền giữa dòng không phải để thưởng ngoạn vẻ đẹp của sông nước, mà để bàn việc quân, bàn việc cho tương lai của đất nước, cuối cùng là sự kết hợp giữa thiên nhiên và con người, hình ảnh “Trăng ngân đầy thuyền” như một báo hiệu cho sự tươi sáng của tương lai phía trước.
Trong cả hai bài thơ đều dùng ảnh trăng khắc họa vẻ đẹp của thiên nhiên và bày tỏ dòng suy nghĩ cảm xúc của con người. Nhưng ở mỗi bài là mỗi thời điểm khác nhau, chính thời điểm là yếu tố quyết định tới nội dung cũng như tâm thế của con người trong bài thơ đó.
Tham gia Cộng đồng Lazi trên các mạng xã hội | |
Fanpage: | https://www.fb.com/lazi.vn |
Group: | https://www.fb.com/groups/lazi.vn |
Kênh FB: | https://m.me/j/AbY8WMG2VhCvgIcB |
LaziGo: | https://go.lazi.vn/join/lazigo |
Discord: | https://discord.gg/4vkBe6wJuU |
Youtube: | https://www.youtube.com/@lazi-vn |
Tiktok: | https://www.tiktok.com/@lazi.vn |
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |