Đọc các câu tục ngữ sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
- Chết trong còn hơn sống đục
- Đói cho sạch, rách cho thơm
- Thương người như thể thương thân.
- Học ăn, học nói, học gói, học mở.
(Ngữ văn 7- tập 1, trang 12 - 14)
Câu 1 . Các câu tục ngữ trên thuộc thể loại văn học nào? Trình bày khái niệm của thể loại văn học đó.
Câu 2. Phương thức biểu đạt chính của những câu tục ngữ đó là gì?
Câu 3: Liệt kê những phép tu từ được sử dụng trong mỗi câu tục ngữ trên.
Câu 4. Giải thích nghĩa câu tục ngữ: “Đói cho sạch, rách cho thơm”
Câu 5. Tìm một câu tục ngữ có ý nghĩa tương tự với câu tục ngữ vừa được giải thích ở trên.
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
1,
Các câu tục ngữ trên thuộc thể loại văn học tục ngữ.
- Tục ngữ là những câu nói đúc kết kinh nghiệm của dân gian, của người đi trước về những hiện tượng xã hội, về mọi mặt trong cuộc sống. Tục ngữ thường có tính chất truyền miệng, dễ nhớ, dễ đọc.
2, Phương thức biểu đạt chính: nghị luận
3,
- Chết trong còn hơn sống đục
Biện pháp nghệ thuật so sánh thể hiện qua từ "hơn". Tác giả nhấn mạnh việc chết trong vinh quang, trong sáng còn cao quý hơn nhiều so với việc sống trong bẩn thỉu, xấu xa.
- Đói cho sạch, rách cho thơm
Biện pháp nghệ thuật ẩn dụ qua từ "đói, rách", "sạch, thơm". Bài học ở đây là dù cho có ở trong những hoàn cảnh sống khổ sở, đói nghèo đến mức độ nào (đói, rách) thì ta vẫn luôn phải giữ cho tâm hồn được trong sáng, lối sống thiện lương, trong sạch
- Thương người như thể thương thân
Biện pháp nghệ thuật so sánh thể hiện qua từ "như". Tác giả nhấn mạnh việc ta cần yêu thương người khác như yêu thương chính mình
- Học ăn, học nói, học gói, học mở.
Biện pháp nghệ thuật lặp và liệt kê. Tác giả nhấn mạnh những bài học ứng xử mà mỗi người đều cần học để có thể trở thành những người biết đối nhân xử thế
4,
Câu tục ngữ "Đói cho sạch, rách cho thơm" là một trong những câu tục ngữ quý báu nhất mà cha ông để lại cho hậu thế. Thật vậy, câu tục ngữ với lối nói ngắn gọn, súc tích, dễ dàng truyền miệng đã được ông cha ta răn dạy con cháu bài học về lối sống trong sạch, giàu đức tính tự trọng và trong sạch. "Đói" và "rách" là hình ảnh ẩn dụ của những điều kiện khó khăn, thiếu thốn, thử thách mà con người gặp phải trong cuộc sống. Còn "sạch" với "thơm" là hình ảnh ẩn dụ cho việc giữ gìn được một tâm hồn trong sáng, phẩm chất trong sạch với lòng tự trọng của mình. Trong cuộc sống, dù có ở trong điều kiện thiếu thốn đến đâu, thì ta cũng vẫn luôn giữ được sự thiện lương, không làm trái với đạo đức và lương tâm, không bị tha hóa biến chất của mình. Điệp ngữ "cho" tạo âm điệu cho câu tục ngữ. Dù cho có nghĩa đen và nghĩa bóng thì dường như nghĩa bóng của câu tục ngữ vẫn được coi trọng hơn. Biện pháp ẩn dụ đã khẳng định bài học quý báu rằng con người luôn cần giữ gìn được phẩm chất trong sạch, quý báu của mình dù ở trong bất cứ hoàn cảnh, thử thách nào.
5,
Chết vinh còn hơn sống nhục
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |