Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Chứng minh ca dao là tiếng nói tâm tình của người dân lao động

 Đề 1 : Chứng minh ca dao là tiếng nói tâm tình của  người dân lao động 
đề 2 : giải thích "rách cho sạch đói cho thơm"
đề 3 : Chứng minh " thất bại là mẹ thành công"
đề 4 : Chứng minh" tinh thần yêu nước của nhân dân ta"
đề 5 :  giải thích  câu nói của bác. 
          " mùa xuân là tết trồng cây 
            làm cho đất nước càng ngày càng xuân "
đề 6 :Chứng minh" con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ"
đề 7 :  Chứng minh " Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có" 
       Ai làm xong tui tặng quà cho:)))
3 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
265
0
0
Quynh_Trangg
28/01/2022 19:00:05
+5đ tặng
Đề 1 : Chứng minh ca dao là tiếng nói tâm tình của  người dân lao động 

1. Mở bài

- Từ xa xưa đến nay, ca dao tục ngữ đã trở thành một phần rất quan trọng trong đời sống tinh thần của người dân lao động Việt Nam
- Đó là tiếng nói đầy tha thiết, giản dị mà chân chất về những tình cảm gia đình, về tình yêu quê hương đất nước nồng nàn mà người dân Việt Nam trân trọng vô cùng.

2. Thân bài

* Tiếng nói của tình cảm gia đình:
- Tình cảm giữa cha mẹ và con cái: (Lấy dẫn chứng)
+ Lòng biết ơn con cái dành cho bậc sinh thành dưỡng dục
+ Tấm lòng hy sinh, yêu thương vô bờ bến của cha mẹ dành cho con cái mình mà không gì có thể so sánh được.
=> Tình cảm ấy rất đỗi nồng nàn, thiêng liêng và cao quý hơn tất thảy, tình mẫu tử, tình phụ tử nào ai có thể phủ nhận. Người ta chỉ được phép tôn thờ, một lòng kính yêu và phụng dưỡng cha mẹ mới phải đạo làm con.

- Tình cảm giữa anh em trong gia đình (Lấy dẫn chứng)
+ Đó là sự đoàn kết đùm bọc lẫn nhau, yêu thương lẫn nhau
+ Là sự chỉ bảo, đoàn kết

 Tình cảm vợ chồng (Lấy dẫn chứng)
+ Đề cao những giá trị thủy chung, son sắt, ân nghĩa một đời, đồng cam cộng khổ cùng nhau, đặc biệt đó chính là sự tin tưởng và ủng hộ lẫn nhau.
+ Luôn hướng về một mục tiêu chung cùng xây dựng gia đình hạnh phúc vững bền mà không có những toan tính hơn thua.

* Tình yêu quê hương đất nước (Lấy dẫn chứng)

- Đề cập đến những địa danh dọc khắp dải đất hình chữ S, ở đó có những nét đẹp, nét văn hóa riêng biệt, với những món ăn, những cảnh sắc nên thơ hữu tình.
- Đối với nhân dân địa phương: Đó là niềm tự hào sâu sắc về mảnh đất quê hương với những nét đặc trưng chẳng nơi nào có được; đối với khách du lịch: Để lại trong lòng người đi những ấn tượng vô cùng sâu sắc, làm con người ta thêm yêu hơn những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc, thêm yêu thương dân tộc mình.
- Khơi gợi tấm lòng biết ơn sâu sắc đối với thế hệ cha ông đã đi trước, hi sinh máu xương để bảo vệ đất nước.
- Khơi gợi tấm lòng đoàn kết, gắn bó giữa con người với nhau.

3. Kết bài

- Tựu chung lại, ca dao là một loại hình văn học dân gian truyền thống của dân tộc Việt Nam, cần được giữ gìn và phát huy.
- Ca dao chính là tiếng nói của tình cảm gia đình, của tình yêu quê hương đất nước, con người mà nhân dân ta hết sức gìn giữ, trân trọng.
đề 2 : giải thích "rách cho sạch đói cho thơm"
 

I. Mở bài

- Dẫn vào giới thiệu câu tục ngữ “Lá lành đùm lá rách”.

II. Thân bài

1. Ý nghĩa câu tục ngữ

- Nghĩa đen: Khi gói bánh hay gói đồ ăn, nếu chiếc lá bị rách người ta sẽ bọc thêm nhiều lớp lá khác bên ngoài.

- Nghĩa bóng: “Lá lành” là những con người có cuộc sống tốt đẹp, “lá rách” là những con người có cuộc sống khốn khổ, vất vả.

=> Câu tục ngữ muốn khuyên răn con người phải có tinh thần đoàn kết, biết đưa tay giúp đỡ những người xung quanh khi họ gặp khó khăn, xuất phát từ tấm lòng nhân ái, yêu thương con người.

2. Liên hệ mở rộng

- Trong cuộc sống còn rất nhiều những mảnh đời bất hạnh, có cuộc sống khó khăn: Những đứa trẻ nghèo khổ không được học hành, những người già cả vất vả mưu sinh, những người phải gánh chịu thiên tai bão lũ...

- Chúng ta là những con người may mắn có cuộc đời hạnh phúc, cần có tấm lòng bao dung, nhân hậu, yêu thương và sẵn lòng giúp đỡ những phận đời cơ cực ấy bằng những khả năng mà chúng ta có.

- Tránh đi những thái độ, dè bỉu coi khinh, xa lánh những người mang phận "lá rách", thay vào đó chúng ta phải biết thấu hiểu, thông cảm và sẻ chia góp phần làm cho xã hội ngày một tươi sáng hơn, khiến cho những con người cùng khổ có thêm niềm tin, động lực để phấn đấu trong cuộc sống.

- Khi giúp đỡ người khác chúng ta sẽ có được niềm vui, sự thanh thản trong tâm hồn, khiến cho trái tim chúng ta trở nên tươi sáng và yêu đời hơn.

- Nêu một số hành động thể hiện cho câu tục ngữ "Lá lành đùm lá rách".

III. Kết bài

Nêu cảm nhận cá nhân về câu tục ngữ.
đề 3 : Chứng minh " thất bại là mẹ thành công"
1. Mở bài

Dẫn dắt để giới thiệu về câu tục ngữ: “Thất bại là mẹ thành công”.

2. Thân bài

- “Thất bại” là những lần vấp ngã, khó khăn trong công việc và cuộc sống. Là những công việc ta vạch định không đạt được kết quả như mong muốn.

- “Thành công” là đạt được những kết quả đạt được theo ý ta muốn, và công việc đó được hoàn thành tốt đẹp, xuất sắc.

=> Nhờ có thất bại, con người mới rút ra được những kinh nghiệm, bài học quý giá để có được thành công.

- Ý nghĩa: Câu tục ngữ muốn khuyên nhủ con người rằng trong chúng ta, ai cũng từng trải qua thất bại một lần. Nhưng quan trọng nhất là cách đối mặt với thất bại. Đối với người dễ nản chí thì chấp nhận, sợ hãi khó khăn, thất bại. Đối với người có ý chí thì tìm cách vượt qua khó khăn, đối đầu với thử thách.

- Dẫn chứng (nhà bác học Edison, chủ tịch Hồ Chí Minh…)

3. Kết bài

- Khẳng định câu tục ngữ là hoàn toàn đúng đắn.

- Từ những phân tích rút ra kinh nghiệm cho bản thân.
đề 4 : Chứng minh" tinh thần yêu nước của nhân dân ta"
 

I. Mở bài:

Giới thiệu về tinh thần yêu nước của nhân dân ta

Napoleon – hoàng đế Pháp đã từng nói: “Đạo đức cao thượng nhất của nhân loại là gì? Đó chính là lòng yêu nước.” Đúng vậy, lòng yêu nước đã trở thành một truyền thống quý báu của biết bao dân tộc trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Trải qua bao thế kỉ, tinh thần yêu nước vẫn được các thế hệ ta giữ gìn và phát huy vì sự nghiệp bảo vệ và xây dựng Tổ quốc.

II. Thân bài:

1. Giải thích:

Tinh thần yêu nước là tình cảm thiêng liêng bắt nguồn từ tình yêu gia đình, quê hương và tinh thần sẵn sàng cống hiến, chiến đấu và xây dựng đất nước.

2. Chứng minh tinh thần yêu nước của nhân dân ta:

Tinh thần yêu nước của nhân dân ta không phải chỉ thể hiện ở một khoảng thời gian nhất định, mà nó là cả một quá trình, một hành trình dài nối tiếp từ thế hệ này qua thế hệ khác, từ những cuộc chiến đấu cho đến thời bình.

a. Tinh thần yêu nước của nhân dân ta trong “buổi bình minh lịch sử”:

Buổi bình minh lịch sử- đó là giai đoạn nhà nước Văn Lang – Âu Lạc tồn tại (3000 – 179 TCN)

Ngày nay, trong các bảo tàng lịch sử, di tích văn hóa, ta vẫn thấy người ta trưng bày những di chỉ văn hóa như giáo, rìu, mũi tên, giáp che thân… một là để sử dụng như công cụ lao động, một là để phòng vệ, chống quân xâm lược.

Có lẽ nhiều người trong chúng ta đã được nghe bà, nghe mẹ kể cho nghe những truyền thuyết li kì với hình ảnh các vua Hùng và nhân dân đã chiến thắng các cuộc chiến chống giặc Ân, giặc Man…

Văn học thời nào cũng vậy, luôn phản ảnh chân thật hơi thở cuộc sống, mang dấu ấn thời đại. Trong truyền thuyết Thánh Gióng, ta có thể thấy tinh thần yêu nước, chiến đấu bất khuất của nhân dân Việt cổ được thể hiện rất rõ nét và ấn tượng.

b. Tinh thần yêu nước của nhân dân ta thời phong kiến:

Năm 40, Hai Bà Trưng cưỡi voi đánh giặc, lãnh đạo nhân dân chống lại kẻ thù xâm lược và chiến thắng.

Năm 938, nổi danh với chiến tích sông Bạch Đằng là hình ảnh người anh hùng Ngô Quyền tài ba, sáng suốt lãnh đạo nhân dân đánh đuổi quân Mông – Nguyên.

Chiến thắng của vua Quang Trung trong cuộc chiến chống quân Thanh gian lao của dân tộc…

c. Tinh thần yêu nước của nhân dân ta thời kháng chiến chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ:

Nếu như trong thời kỳ mới lập nước của các vua Hùng hay thời phong kiến, giặc ngoại xâm tấn công ta với những vũ khí còn thô sơ thì quãng thời gian chống Pháp, Mỹ là quãng thời gian dân ta phải oằn mình chống lại mưa bom bão đạn có sức hủy diệt lớn.

Tuy vậy, trong gian khổ, hiểm nguy, nhân dân Việt Nam vẫn chiến đấu với tinh thần yêu nước nồng nàn, mãnh liệt.

Có hàng loạt các cuộc chiến lẫy lừng mang lại chiến thắng vẻ vang cho dân tộc mà ta có thể nhắc tới như: Chiến thắng Cách mạng tháng Tám 1945, Chiến thắng Điện Biên Phủ trên không,…Chiến thắng giải phóng hoàn toàn miền Nam thống nhất đất nước 30/4/1975…

d. Tinh thần yêu nước của nhân dân ta thời bình:

Nhân dân các tầng lớp hăng say lao động cống hiến

Học sinh sinh viên tích cực ngày đêm học tập, rèn luyện trí tuệ lẫn thể chất để xây dựng một đất nước vững mạnh hơn trong tương lai.

III. Kết bài:

Nêu cảm nhận của bản thân về tinh thần yêu nước của nhân dân ta:

“Nhân dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó đã trở thành một truyền thống quý báu…”. Là thế hệ trẻ tiếp nối công cuộc xây dựng Tổ quốc, bản thân em phần nào hiểu được trách nhiệm của mình trong việc kế thừa và phát huy truyền thống, hăng say học tập, rèn luyện để góp sức xây dựng đất nước.
đề 5 :  giải thích  câu nói của bác. 
          " mùa xuân là tết trồng cây 
            làm cho đất nước càng ngày càng xuân "

 

1. Mở bài

  • Bác Hồ để lại cho chúng ta những lời khuyên, lời dặn dò vô cùng sâu sắc và thấm thìa.
  • Mùa xuân là Tết trồng cây/ Làm cho đất nước càng ngày càng xuân cũng là một trong những lời khuyên như vậy.

2. Thân bài

a. Lời khuyên của Bác qua hai dòng thơ:

  • Mùa xuân, khí hậu ấm áp, cây cối đâm chồi nảy lộc. Mùa xuân cũng là mùa cây côi dỗ trồng, dỗ phát triển. Mùa xuân có Tết cổ truyền, mọi người, mọi nhà vui vẻ đón xuân. Đó chính là thời điểm trồng cây thích hợp nhất.
  • Bác đã khởi xướng ra một phong trào rất có ý nghĩa là trồng cây vào những ngày Tết cổ truyền của dân tộc: “Mùa xuân là Tết trồng cây”. Từ đó, mọi người đều gọi là “Tết trồng cây”.
  • Lời dạy của Bác vừa hợp với đất trời, vừa hợp với lòng người.
  • Trồng cây không chỉ đem lại lợi ích trước mắt cho cuộc sông của con người mà còn đem lại lợi ích lâu dài cho đất nước.

b. Vì sao việc trồng cây trong mùa xuân đất trời lại có thể góp phần làm nên mùa xuân của đất nước

  • Cây có tác dụng rất lởn, rất thiết thực cho cuộc sống của con người.
  • Cây nói riêng rừng nói chung là “lá phổi xanh” cung cấp cho con người bao khí ô xi quan trọng.
  • Cây cho ta gỗ quý để làm nhà cửa, làm đồ dùng sinh hoạt trong gia đình như bàn ghế, giường, tủ,…
  • Khi cây mọc tự nhiên thành rừng hoặc khi cây được trồng nhiều thành rừng thì rừng giúp ta chống xói mòn đất, giữ độ ẩm, tạo nguồn nước cho suối, cho sông. Rừng là bức tường ngăn vững chắc không cho lũ đổ về sông. Rừng là môi trường sống của muôn loài vật. Rừng là kho thuốc đông y quý giá. Rừng cho ta cây cối để làm giấy phục vụ cho con người…

c. Chúng ta cần làm gì đế thực hiện tốt lời dạy của Người?

  • Hiểu được tầm quan trọng của cây cối đối với cuộc sông của con người. Từ đó, tích cực tham gia mọi hoạt động trồng cây gây rừng.
  • Có ý thức bảo vệ cây cối, không ngắt lá, be cành,..,
  • Lên án những kẻ chặt cây phá rừng.
  • Khuyên bảo, động viên, khuyến khích bạn bò, những người xung quanh tham gia “Tết trồng cây”.

3. Kết bài:

  • Bác đã đi xa nhưng lời khuyên của Bác về việc trồng cây vẫn mãi mãi còn vẹn nguyên ý nghĩa.
  • Chúng ta vô cùng biết ơn Bác và luôn học tập và noi theo gương Bác
đề 6 :Chứng minh" con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ"

Một trong những đạo lý truyền thống quý báu của dân tộc đó chính là tinh thần đoàn kết .Từ bao đời nay, con người ta luôn được giáo dục những bài học về “Lá lành đùm lá rách”, “Thương người như thể thương thân” để khuyên con người ta biết sẻ chia, giúp đỡ lẫn nhau những lúc gặp khó khăn. Bàn về vấn đề này, ông cha ta cũng có câu “Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ”.

Bằng cách ví von với hình ảnh “ngựa” và “cỏ”, ông cha ta đã đưa ra một bài học đạo lý thật sâu sắc biết bao. “Một con ngựa” là đại diện cho một cá nhân nằm trong một “Tàu” tức là một tập thể. Khi con ngựa bị đau thì cả tàu cũng đau buồn, lo lắng đến “bỏ cỏ”. Từ đó, ông cha ta liên tưởng đến con người trong một tập thể, mỗi người phải biết giúp đỡ, đoàn kết, tương trợ lẫn nhau những lúc gặp khó khăn, thử thách, cần biết sống vị tha, luôn nhớ về đồng loại của mình.

Câu tục ngữ là hoàn toàn đúng đắn và sâu sắc . Cần phải hiểu rằng, không phải ai cũng có thể sống một mình lẻ loi trong cuộc sống này, mà mỗi chúng ta luôn cần biết hướng về cộng đồng, hướng về tập thể, xây dựng cộng đồng ấy ngày một phát triển, mà để phát triển thì con người luôn cần biết giúp đỡ, yêu thương lẫn nhau để vì một mục đích chung cao cả. Khi xưa, chính nhờ có tinh thần đoàn kết toàn dân, ông cha ta đã kiên cường chiến thắng được sách đô hộ , xâm lược của kẻ thù . Cũng chính tình yêu thương, sẻ chia mà biết bao những đồng bào vùng lũ lụt, những hoàn cảnh khó khăn đã được giúp đỡ một phần để cải thiện cuộc sống bởi những tấm lòng hảo tâm , những trái tim vàng luôn rộng mở, lan tỏa hơi ấm tình thương.

Không chỉ có thế, đôi khi, trong cuộc sống, con người ta có lúc gặp những thất bại, khó khăn mà không thể lường trước được, và không thể tự mình vượt qua. Vì thế, cần có những bàn tay nâng đỡ ta dậy, giúp ta vượt qua những gian nan, thử thách ấy . Khi biết yêu thương, sẻ chia, ta cũng sẽ giúp cuộc sống này ngày càng tốt đẹp hơn, con người ta biết sống vì cộng đồng, vì tập thể , từ bỏ những ích kỷ cá nhân để sống vị tha, để đóng góp một phần nhỏ của mình đến cuộc sống xung quanh. Chính sự cảm thông, sẻ chia sẽ là chiếc cầu nối giữa con người với con người, để xã hội luôn tràn ngập tình yêu thương, gắn bó, mà khi một xã hội đã đoàn kết để cùng hướng về một mục tiêu chung thì xã hội ấy sẽ ngày một phát triển đạt được những thành quả nhất định.

Biết sống vị tha là một lối sống tốt đẹp, tuy nhiên không phải ai cũng dễ dàng có được đức tính ấy , mà cần phụ thuộc vào sự rèn luyện, đó là cả một quá trình lâu dài . “Đủ nắng hoa sẽ nở, đủ yêu thương, hạnh phúc sẽ đong đầy”. Con người ta cần biết học cách sẻ chia nhiều hơn, đồng cảm nhiều hơn hi sinh nhiều hơn, luôn hướng về cái thiện, khát khao xây dựng một cuộc sống tốt đẹp.Tất nhiên, cần phải biết cho đi tình yêu đúng lúc, đúng chỗ, đúng hoàn cảnh, không nên phân phát nó một cách bừa bãi, kể cả những hoàn cảnh không hề khó khăn hay những con người xấu xa. Tình yêu thương của bạn vẫn cần nằm trong đúng khuôn khổ của chuẩn mực đạo đức xã hội. Và, trong cuộc sống hôm nay, vẫn còn tồn tại những con người có lối sống ích kỷ, hẹp hòi, vô cảm trước những hoàn cảnh khó khăn , không có tinh thần tập thể , thờ ơ với chính những người xung quanh. Đây là một lối sống đáng phê phán và cần bài trừ.

“Sống trong đời sống cần có một tấm lòng . Để làm gì em biết không? Để gió cuốn đi”, gió sẽ cuốn những trái tim ấm áp, vị tha đến mọi ngõ ngách của cuộc sống, để cuộc sống này không còn những khổ đau, để xã hội này luôn tràn ngập tiếng cười, niềm hạnh phúc. Câu tục ngữ “Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ” của ông cha ta trong bất kỳ thời đại nào vẫn còn vẹn nguyên giá trị.
Nguồn: https://sangtactre.com/chung-minh-cau-tuc-ngu-mot-con-ngua-dau-ca-tau-bo-co#ixzz7JGY0skb6
đề 7 :  Chứng minh " Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có" 

I. Mở bài: Giới thiệu vấn đề cần chứng minh.

Văn chương với những tác phẩm nghệ thuật sáng tạo mang đến cho ta những bài học giáo dục sâu sắc, khơi dậy trong ta những cảm xúc ta không có. Chính vì thế nhận định:" Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có " hoàn toàn thuyết phục.

II. Thân bài:

a. Giải thích:

  • Văn chương là một hình thức nghệ thuật sáng tạo. Người nghệ sĩ trải qua quá trình lao động nghệ thuật nghiêm túc sáng tác những tác phẩm chân chính khơi gợi những cảm xúc chưa có trong lòng người đọc. Để từ đó độc giả cùng đồng cảm, suy nghĩ, chiêm nghiệm những vấn đề, bài học tác giả gửi gắm. Vì vậy nhận định " Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có " là hoàn toàn đúng đắn.

b.Chứng minh:

  • Bài thơ Lượm gây xúc động cho người đọc về sự hi sinh anh dũng của chú bé liên lạc. Đó cũng là những đau thương, mất mát của dân tộc ta trong những năm tháng không thể nào quên ấy.Từ đó gợi ra trong lòng người đọc sự hạnh phúc, lời cảm ơn khi được sống trong hòa bình độc lập như ngày hôm nay.
  • Tác phẩm" Cuộc chia tay của những con búp bê "của nhà văn Khánh Hòa đã cảm nhận được nỗi đau chia lìa của Thành và Thủy, những vết thương mà rất lâu mới có thể lành mà những đứa trẻ phải gánh chịu khi mái ấm gia đình tan vỡ. Đó cũng là lời nhắc nhở với mỗi chúng ta cần bảo vệ tâm hồn trong sáng của những đứa trẻ, cần có trách nhiệm với tuổi thơ của chúng, hậu quả khi một mái nhà êm ấm chia lìa không chỉ tác động đến người lớn mà còn ảnh hưởng đến tâm lí của những người con.
  • Khi đọc " Cổng trường mở ra " ta thấy được cảm xúc, tâm trạng của người mẹ trước ngày khai trường của con, khi con bước vào một cánh cửa mới, chân trời mới của cuộc đời. Từ đó ta cũng hiểu được nỗi lòng của những người mẹ luôn hết lòng vì con, con dù lớn như thế nào thì vẫn cần mẹ chở che. Đó cũng là lời khẳng định vai trò của nhà trường và xã hội vì tương lai của trẻ em trong sự nghiệp giáo dục.
  • Trong " Dế Mèn phiêu lưu kí" của Tô Hoài ta thấy thương cảm cho Dế Choắt vì sự ngông cuồng của Dế Mèn đã để lại một bài học đau đớn và cả nỗi niềm ân hận không nguôi trong lòng Dế Mèn. Từ đó cũng để lại bài học cho chúng ta cần suy nghĩ cẩn trọng trước mọi hành động của mình và chịu trách nhiệm với chính bản thân và mọi người xung quanh.
  • Tác phẩm " Sông nước Cà Mau" của Đoàn Giỏi đã khơi gợi trong lòng người đọc sự xúc cảm trước vẻ đẹp của vùng sông nước Cà Mau mặc dù ta chưa từng đặt chân đến nơi đây.
  • Bài thơ " Bánh trôi nước " của Hồ Xuân Hương đã khơi dậy trong lòng người đọc niềm thương cảm với số phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua đó cũng thể hiện sự trân trọng với nhân phẩm và đức hạnh của người phụ nữ vẫn luôn " giữ vững tấm lòng son". Không những vậy ta cũng cần lên án cái xã hội thối nát lúc bấy giờ.
  • Đọc bài thơ " Qua Đèo Ngang" của Bà Huyện Thanh Quan ta cũng thấy nỗi đau của một người con mất nước, đã đi qua một thời vang bóng của lịch sử dân tộc
  • " Nhớ nước đau lòng con quốc quốc
  • Thương nhà mỏi miệng cái gia gia ".
  • Đọc tác phẩm " Thuốc " của Lỗ Tấn ta thấy thương cảm cho số phận của con người Trung Hoa dưới chế độ bấy giờ, họ tin một cách u mê những thứ mê tín dị đoan, thứ phương thuốc ghê sợ từ máu của đồng loại. Từ đó cũng gợi trong ta niềm tin về ánh sáng của cách mạng, tìm phương thuốc để cứu chữa căn bệnh của nhân dân Trung Hoa bấy giờ.

    c. Đánh giá:

  • Ý kiến "Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có" hoàn toàn thuyết phục, đã khẳng định được giá trị và vai trò của văn chương trong việc nuôi dưỡng tình cảm tốt đẹp trong lòng người.
  • Tuy nhiên văn chương không chỉ khơi dậy tình cảm con người không có mà nó còn bồi đắp những tình cảm sẵn có để mạch nguồn cảm xúc tốt đẹp được nối dài mãi.

III. Kết bài: Khẳng định lại vấn đề cần chứng minh

Nhận định của Hoài Thanh "Văn chương gây cho ta những tình cảm không có" là vô cùng đúng đắn. Do vậy cần trân trọng những tác phẩm nghệ thuật chân chính.

Đây chỉ là dàn ý thoiii nhé....Chúc em học tốt
 

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
0
Ryo-chan
28/01/2022 19:03:31
+4đ tặng

ĐỀ 1:
Ngay từ khi sinh ra, người dân quê ta đã gắn liền với đất. Đất là cuộc sống, là máu thịt, là linh hồn của mỗi con người. Do đó họ rất gắn bó và yêu thương tha thiết đối với nơi chôn rau cắt rốn của họ. Tình yêu ấy chính là những cảm hứng dạt dào để họ cất lên những bài ca bày tỏ tâm tình của mình.

-Trước hết người dân quê khẳng định rất rõ sự quý giá bất khả hoán đổi của quê hương:

“Ta về ta tắm ao ta, dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn”. Ao chỉ là hình ảnh hoán dụ để chỉ làng quê. Họ không vì tham ánh sáng hoa lệ đô thành mà rời bỏ quê cha đất tổ. Bởi vì quê nhà còn đất “Ai ơi đừng bỏ ruộng hoang, bao nhiêu tấc đất tức vàng bấy nhiêu”. Bởi vì quê nhà còn có ông bà cha mẹ “Con người có tổ có tông, như cây có cội như sông có nguồn”.

-Yêu quê hương còn là yêu những gì thân thương mà chỉ cần mở mắt ra, ngày họ đều thấy:

“Đứng bên ni đồng ngó bên tê đồng mênh mông bát ngát, đứng bên tê đồng ngó bên ni đồng bát ngát mênh mông”. Cảnh quê hương đẹp tươi chứa đựng biết bao tình “Làng ta phong cảnh hữu tình…” họ tự hào về vẻ đẹp độc đáo của quê hương. Khi thì người dân ca ngợi cảnh Lạng Sơn “Đồng Đăng có phố Kì Lừa…” Khi thì ca ngợi cảnh Hồ Tây “Gió đưa cành trúc la đà…” khi thì ca ngợi các đặc sản đáng tự hào của quê nhà (Nhớ cháo làng Ghè, Nhớ canh phố Mía, Nhớ chè Đông Viên… Thấy dừa thì nhớ Bến Tre, thấy sen nhớ đồng quê Tháp Mười). Dù có đi xa họ vẫn nhớ về quê hương nơi đó có cuộc sống tuy đạm bạc nhưng thắm thía nghĩa nặng tình “Anh đi, anh nhớ…” -> Điệp từ thân gắn bó… là nỗi nhớ nao lòng đối với ai xa quê. Cũng chính vì tình yêu ấy mà dù đang thổ lộ tình cảm khác đi nữa, lòng họ vẫn không quên nhắc đến những hình ảnh quê hương thân quen đã ăn sâu vào lòng họ. Những hình ảnh cây bưởi, hoa bưởi, cây tầm xuân, vườn cà, đầu đình, ao sen, cây trúc, cây mai, vườn hồng, giếng nước, gốc đa, con đò, bến sông… đã đi vào ca dao như những biểu tượng của quê hương.

-Yêu quê hương còn biểu hiện cao hơn trong tình yêu nước, tự hào về đất nước: “Nực cười châu chấu đá xe. Tưởng rằng chấu ngã ai dè xe nghiêng”.

Chính là cái tình yêu quê hương tha thiết mặn nồng từ xa xưa ấy đã tạo nên một nét rất đẹp trong truyền thống của người Việt Nam, đã là chất mem nên thơ nên nhạc, là động lực chủ yếu để dân tộc tồn tại trước bao lần ngoại xâm và nội chiến.
ĐỀ 2:
 

Cuộc sống của mỗi người luôn có những biến đổi, có những lúc thăng nhưng bên cạnh đó cũng có những nốt trầm. Trước sự thay đổi của cuộc sống chúng ta cần giữ vững ý chí, niềm tin và hơn hết là giữ gìn phẩm giá của bản thân. Để nói về điều này, ông cha ta đã gửi gắm qua câu tục ngữ: Đói cho sạch, rách cho thơm.

Câu tục ngữ được chia làm hai vế, cân đối, nhịp nhàng. Trước hết chúng ta cần hiểu nghĩa đen của câu tục ngữ này là gì. Dù có bị đói chúng ta cũng phải ăn miếng ăn sạch sẽ, dù có nghèo quần áo cũng phải gọn gàng, thơm tho, không được ăn mặc lôi thôi, luộm thuộm. Đằng sau lớp nghĩa bề mặt đó, ông cha ta còn gửi gắm đến thế hệ sau một thông điệp vô cùng sâu sắc, ý nghĩa. Đói và rách ở đây chỉ cuộc sống khó khăn, túng quẫn; sạch, thơm không chỉ dùng chỉ hình thức bề ngoài mà còn thể hiện phẩm chất, tính cách bên trong mỗi con người: sự trong sạch, trung thực, không tham lam, lừa dối. Câu tục ngữ khuyên nhủ mỗi người dù cuộc sống có khó khăn, vất vả, phải chịu nhiều khổ cực cũng phải luôn giữ gìn nhân cách, phẩm chất của bản thân. Không bởi vì hoàn cảnh thay đổi mà bán rẻ nhân phẩm, lương tâm, đạo đức của chính mình.

Trong cuộc sống, khi gặp những khó khăn người ta thường dễ dàng suy sụp, nản chí, có những hành động không đúng với chuẩn mực đạo đức, “đói ăn vụng, túng làm càn”. Đồng thời đây cũng là lúc thử thách bản lĩnh của mỗi con người. Nếu là người có ý chí, có bản lĩnh vững vàng sẽ không bị sa ngã trước những cám dỗ của cuộc sống, sẽ giữ được lương tâm, phẩm giá, nhân cách của bản thân. Ngược lại, bị cám dỗ sẽ trở thành kẻ xấu, tha hóa về đạo đức. Với xã hội hiện đại đây là câu nói răn mình mà mỗi người cần phải ghi nhớ để không sa đà vào những tệ nạn khi gặp khó khăn, vất vả.

Từ cổ chí kim có rất nhiều tấm gương sáng về tinh thần, thái độ sống đúng đắn, đúng mực, không bị cám dỗ trước những sa hoa của cuộc sống. Khổng Tử người có phẩm hạnh, đạo đức cao thượng, dù cả đời ông sống trong nghèo túng, nhưng chưa bao giờ ông bị những lời dụ dỗ làm cho mất đi những nét phẩm cách của một bậc thánh nhân. Gần hơn là cụ Phan Bội Châu, vị anh hùng của dân tộc, là một người tài giỏi, lãnh đạo nhân dân cứu nước theo con đường dân chủ, mặc dù nhiều lần bị thực dân Pháp dụ dỗ, đe dọa nhưng ông vẫn kiên trinh tấm lòng cứu nước, cứu dân. Và còn rất nhiều tấm gương khác trong cuộc sống thể hiện đức tính tốt đẹp, không bán rẻ lương tâm, nhân cách của bản thân trước những cám dỗ của cuộc sống.

Bên cạnh đó vẫn còn những con người coi thường những giá trị tốt đẹp của dân tộc, bán rẻ nhân phẩm của mình vì những lợi ích trước mắt như: buôn bán ma túy, ăn trộm, ăn cắp. Những hành động này thật đáng lên án và những kẻ đó cần có những hình phạt thích đáng.

Đói cho sạch, rách cho thơm từ xưa đến nay đã là lời răn dạy, là lẽ sống mà mỗi con người phải hướng đến. Là một học sinh ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường chúng ta phải kiên định, trung thực, không vì những lợi ích trước mắt mà bán rẻ nhân cách của mình. Chỉ có tu dưỡng, rèn luyện đạo đức ngay từ bây giờ thì sau này ta mới trở thành người có ích cho gia đình và xã hội.
ĐỀ 3:
 

“Chặng đường nào trải bước trên hoa hồng. Bàn chân cũng thấm đau vì những mũi gai...” - Đó là những ca từ trong bài hát “Đường đến ngày vinh quang của cố nhạc sĩ Trần Lập”. Quả thật, trong cuộc sống, bất kì thành công nào cũng phải trải qua những thất bại. Bởi vậy mà “Thất bại là mẹ thành công” là một lời khuyên rất có giá trị.

“Thất bại” là những lần vấp ngã, khó khăn trong công việc và cuộc sống. Là những công việc ta vạch định không đạt được kết quả như mong muốn. Còn “Thành công” là đạt được những kết quả đạt được theo ý ta muốn, và công việc đó được hoàn thành tốt đẹp, xuất sắc. Cách nói “thất bại là mẹ thành công” nhằm khẳng định rằng mỗi thất bại trong cuộc đời con người sẽ trở thành một bài học bổ ích để chúng ta tiến đến thành công.

Trong cuộc sống, chúng ta luôn phải đối mặt với rất nhiều những khó khăn, thử thách. Không phải bất kì con đường nào cũng đều đạt được thành công. Mà đôi khi con người phải nếm trải thất bại. Quan trọng là cách đối diện với thất bại đó. Sau mỗi lần thất bại ta sẽ tìm được nguyên nhân dẫn đến sai sót của công việc, giúp ta có kinh nghiệm và giúp ta tránh được những sai lầm và bước tiếp đến thành công.

Có rất nhiều tấm gương đã chứng minh cho câu tục ngữ trên. Chắc hẳn chúng ta không thể quên được nhà bác học thiên tài, Thomas Edison đã phải trải qua hàng nghìn lần thất bại để tìm ra nguyên liệu để thắp sáng chiếc bóng đèn đầu tiên của nhân loại. Nhà bác học Louis Pasteur, khi còn nhỏ là một hoc sinh trung bình, nhưng ông đã vượt qua được những khó khăn đó và trở thành một nhà bác học nổi tiếng.

Dân tộc Việt Nam đã phải trải qua vô số những cuộc khởi nghĩa thất bại, sai lầm từ con đường cứu nước để rồi chủ tịch Hồ Chí Minh - vị lãnh tụ kính yêu của đất nước đã tìm ra ánh sáng của lí tưởng cách mạng vô sản, lãnh đạo nhân dân đánh bại thực dân Pháp. Mọi thành công của hiện tại là kết quả của thất bại ở quá khứ.
Qua chứng minh trên, có thể khẳng định, câu tục ngữ “Thất bại là mẹ thành công” là hoàn toàn đúng đắn. Thành công chỉ đến với những con người dám chấp nhận thất bại và vượt qua nó.
ĐỀ 4:

Ngày nay, khi đất nước đã hòa bình, tinh thần yêu nước ấy đã được giữ vững và phát huy. Là một học sinh nắm trong tay tương lai của đất nước, em sẽ phát huy lòng yêu nước ấy bằng những hành động thiết thực. Lòng yêu nước không phải là một thứ tình cảm nào đó cao xa mà chính là lòng yêu gia đình, yêu hàng xóm và những vật bình thường xung quanh. Yêu thương, kính trọng, lễ phép, giúp đỡ ông bà, cha mẹ những công việc vừa sức, yêu thiên nhiên, có ý thức bảo vệ môi trường sống, yêu quý, trân trọng, giữ gìn những đồ vật xung quanh… đã là nền tảng của lòng yêu nước sau này. Thấy cánh đồng xanh mướt mà thấy yêu, thấy cha mẹ cực khổ thấy thương, thấy xót… đó chính là lòng yêu nước. Vì vậy, muốn xây dựng được lòng yêu nước thì ta phải rèn luyện những đức tính bình dị như yêu gia đình, yêu làng xóm… Ngoài ra, chúng ta là thế hệ măng non của đất nước, gánh trên vai trọng trách xây dựng, bảo vệ và phát triển nước nhà ”đưa Việt Nam sánh vai với các cường quốc năm châu” như Bác Hồ mong muốn.
 
Bởi thế, việc làm thiết yếu nhất mà học sinh chúng ta có thể làm được đó là ra sức học tập và rèn luyện thật tốt để hoàn thiện trí tuệ và nhân cách của bản thân, thực hiện tiếp ước mơ dang dở của cha ông, làm giàu cho đất nước, cho xã hội. Thực hiện những điều trên chính là ta đã cụ thể hóa lòng yêu nước của bản thân.
 ĐỀ 5:
 

Sinh thời, Bác Hồ luôn quan tâm đến mọi mặt của đời sống xã hội. Người cũng rất quan tâm đến môi trường và hiểu được ý nghĩa thiết thực của môi trường sống nên Bác đã động viên toàn thể quần chúng nhân dân tích cực trồng cây làm cho đất nước thêm xanh, thêm đẹp, thêm giàu sức sống:

“Mùa xuân là tết trồng cây,
Làm cho đất nước càng ngày càng xuân”

Hai câu thơ của Bác đã khẳng định việc trồng cây đã trở thành một phong tục mới trong ngày Tết cổ truyền của dân tộc ta. Việc trồng cây thực sự đã trở thành ngày hội náo nức, một việc làm có ý nghĩa để cho môi trường ngày càng xanh tươi, “làm cho đất nước càng ngày càng xuân”. Từ “xuân” Bác dùng ở câu thơ này được hiểu với những hàm ý khác nhau. Trước hết, ta thấy từ “xuân” ở dòng thứ nhất chỉ mùa bắt đầu của một năm. Từ “xuân” thứ hai với nghĩa tượng trưng là nói về sức sống, vẻ tươi đẹp. Với câu nói đầy hình ảnh đó, Bác khuyên mọi người khi mùa xuân tới hãy tích cực trồng cây. Việc trồng cây sẽ góp phần làm cho quê hương, đất nước ngày càng tươi đẹp hơn.

Chúng ta đã hiểu lời khuyên của Bác, vậy thì vì sao việc trồng cây trong mùa xuân của đất trời lại có thể góp phần làm nên mùa xuân của đất nước? Đó là vì, mùa xuân có tiết trời ấm áp, khí hậu ôn hoà rất phù hợp với sự sinh trưởng và phát triển của cây cối. Tết trồng cây đầu năm có ý nghĩa hết sức to lớn, nó tạo nên một môi trường sống trong sạch và tốt đẹp hơn; con người được sống trong bầu không khí trong lành, thoải mái. Việc trồng cây phủ xanh đồi núi trọc hay những vùng ven biển đang bị cát lấn có tác dụng ngăn được bão lũ, chống xói mòn, giảm bớt những hậu quả do thiên tai mang lại, góp phần làm giàu cho quê hương, đất nước. Trồng cây cho chúng ta một nguồn tài nguyên phong phú để phát triển ngành công nghiệp gỗ, sản xuất ra những đồ vật hữu dụng trong gia đình… Trồng cây sẽ tạo ra được những quang cảnh đẹp hơn, tạo nên cảnh quan kiến trúc thơ mộng, tôn thêm vẻ đẹp của nơi ở. Hơn nữa, cây xanh còn có tác dụng điều hoà không khí, chống lũ, bảo vệ đất đai và góp phần mang lại lợi ích cho sự phát triển kinh tế xã hội. Không có cây xanh, chúng ta khó có thể tồn tại một cách bình yên và khỏe mạnh được. Trồng cây, làm cho cây xanh tươi và nơi nào cũng có cây xanh thì đất nước sẽ xanh tươi, khắp nơi sẽ tràn đầy sự sống. Như thế, việc trồng cây thực sự đã và sẽ góp phần làm cho đất nước “càng ngày càng xuân” .

Qua lời thơ, ta thấy rằng, Tết trồng cây là một việc làm ý nghĩa, trở thành một thuần phong mỹ tục tốt đẹp trong xã hội chúng ta. Là một học sinh, chúng ta phải làm theo lời Bác dạy. Chúng ta trồng một cây xanh nghĩa là chúng ta đã thắp một nén hương thơm để tưởng nhớ tới Bác Hồ kính yêu.
ĐỀ 6:
 

Một trong những đạo lý truyền thống quý báu của dân tộc đó chính là tinh thần đoàn kết .Từ bao đời nay, con người ta luôn được giáo dục những bài học về “Lá lành đùm lá rách”, “Thương người như thể thương thân” để khuyên con người ta biết sẻ chia, giúp đỡ lẫn nhau những lúc gặp khó khăn. Bàn về vấn đề này, ông cha ta cũng có câu “Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ”.

Bằng cách ví von với hình ảnh “ngựa” và “cỏ”, ông cha ta đã đưa ra một bài học đạo lý thật sâu sắc biết bao. “Một con ngựa” là đại diện cho một cá nhân nằm trong một “Tàu” tức là một tập thể. Khi con ngựa bị đau thì cả tàu cũng đau buồn, lo lắng đến “bỏ cỏ”. Từ đó, ông cha ta liên tưởng đến con người trong một tập thể, mỗi người phải biết giúp đỡ, đoàn kết, tương trợ lẫn nhau những lúc gặp khó khăn, thử thách, cần biết sống vị tha, luôn nhớ về đồng loại của mình.
Câu tục ngữ là hoàn toàn đúng đắn và sâu sắc . Cần phải hiểu rằng, không phải ai cũng có thể sống một mình lẻ loi trong cuộc sống này, mà mỗi chúng ta luôn cần biết hướng về cộng đồng, hướng về tập thể, xây dựng cộng đồng ấy ngày một phát triển, mà để phát triển thì con người luôn cần biết giúp đỡ, yêu thương lẫn nhau để vì một mục đích chung cao cả. Khi xưa, chính nhờ có tinh thần đoàn kết toàn dân, ông cha ta đã kiên cường chiến thắng được sách đô hộ , xâm lược của kẻ thù . Cũng chính tình yêu thương, sẻ chia mà biết bao những đồng bào vùng lũ lụt, những hoàn cảnh khó khăn đã được giúp đỡ một phần để cải thiện cuộc sống bởi những tấm lòng hảo tâm , những trái tim vàng luôn rộng mở, lan tỏa hơi ấm tình thương.
 

Không chỉ có thế, đôi khi, trong cuộc sống, con người ta có lúc gặp những thất bại, khó khăn mà không thể lường trước được, và không thể tự mình vượt qua. Vì thế, cần có những bàn tay nâng đỡ ta dậy, giúp ta vượt qua những gian nan, thử thách ấy . Khi biết yêu thương, sẻ chia, ta cũng sẽ giúp cuộc sống này ngày càng tốt đẹp hơn, con người ta biết sống vì cộng đồng, vì tập thể , từ bỏ những ích kỷ cá nhân để sống vị tha, để đóng góp một phần nhỏ của mình đến cuộc sống xung quanh. Chính sự cảm thông, sẻ chia sẽ là chiếc cầu nối giữa con người với con người, để xã hội luôn tràn ngập tình yêu thương, gắn bó, mà khi một xã hội đã đoàn kết để cùng hướng về một mục tiêu chung thì xã hội ấy sẽ ngày một phát triển đạt được những thành quả nhất định.

Biết sống vị tha là một lối sống tốt đẹp, tuy nhiên không phải ai cũng dễ dàng có được đức tính ấy , mà cần phụ thuộc vào sự rèn luyện, đó là cả một quá trình lâu dài . “Đủ nắng hoa sẽ nở, đủ yêu thương, hạnh phúc sẽ đong đầy”. Con người ta cần biết học cách sẻ chia nhiều hơn, đồng cảm nhiều hơn hi sinh nhiều hơn, luôn hướng về cái thiện, khát khao xây dựng một cuộc sống tốt đẹp.Tất nhiên, cần phải biết cho đi tình yêu đúng lúc, đúng chỗ, đúng hoàn cảnh, không nên phân phát nó một cách bừa bãi, kể cả những hoàn cảnh không hề khó khăn hay những con người xấu xa. Tình yêu thương của bạn vẫn cần nằm trong đúng khuôn khổ của chuẩn mực đạo đức xã hội. Và, trong cuộc sống hôm nay, vẫn còn tồn tại những con người có lối sống ích kỷ, hẹp hòi, vô cảm trước những hoàn cảnh khó khăn , không có tinh thần tập thể , thờ ơ với chính những người xung quanh. Đây là một lối sống đáng phê phán và cần bài trừ.
“Sống trong đời sống cần có một tấm lòng . Để làm gì em biết không? Để gió cuốn đi”, gió sẽ cuốn những trái tim ấm áp, vị tha đến mọi ngõ ngách của cuộc sống, để cuộc sống này không còn những khổ đau, để xã hội này luôn tràn ngập tiếng cười, niềm hạnh phúc. Câu tục ngữ “Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ” của ông cha ta trong bất kỳ thời đại nào vẫn còn vẹn nguyên giá trị.
ĐỀ 7:
 

Nhà phê bình văn học Hoài Thanh khi bàn về vai trò của văn chương với cuộc sống con người đã đưa ra nhận định sau: "Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có". Đây là một phát hiện không mới nhưng sâu sắc, ẩn chứa trong đó những thông điệp thú vị về tâm tư tình cảm - thế giới muôn màu sắc và đầy nhân văn của con người mà văn chương góp phần đem lại.

Trong nhận định của Hoài Thanh, khái niệm văn chương dùng để chỉ một ngành nghệ thuật sử dụng chất liệu ngôn từ để xây dựng hình tượng, phản ánh và biểu hiện đời sống. Văn chương không giống văn học vì văn học là ngành khoa học nghiên cứu về văn chương. Đối tượng của văn học là các hiện tượng văn chương nghệ thuật. Văn học được coi như một ngành khoa học trong khi văn chương là nghệ thuật ngôn từ.

Văn chương có khả năng gây dựng những cảm xúc trong ta. Những cảm xúc ấy với ai đó có sẵn, nhưng với một số người thì phải qua văn chương. Văn chương là cuộc sống được nhìn qua lăng kính nghệ thuật. Cuộc sống muôn hình, muôn vẻ với bao nhiêu sắc màu. Chúng ta, những người bình thường khó lòng cảm nhận được mọi diễn tiến của lòng người cũng như cuộc sống nếu như ta không được tiếp cận với những tác phẩm văn chương bởi "Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có", làm giàu tâm hồn ta bằng những tình cảm cao đẹp, phù hợp truyền thống đạo lý dân tộc, những nét ứng xử tinh tế nhân văn, những bài học sâu sắc về cuộc đời...

Như vậy, những thông điệp mà nhà văn, nhà thơ truyền tải trong tác phẩm đều đến với chúng ta. Tiểu thuyết "Tiếng chim hót trong bụi mận gai" của Colleen McCullough - một tiểu thuyết đến từ Úc, đất nước xa xôi với rất nhiều sự khác lạ về văn hóa, nếp nghĩ, phong tục so với chúng ta. Tuy thế, chúng ta vẫn xúc động trước cuộc tình đẹp đầy bi kịch của cô gái có tên Meggie với cha đạo Palph. Với nhiều người có lẽ đến tác phẩm này mới nhận ra một chân lí: Con người khát khao được sống với tình yêu của mình dù họ phải trả giá bằng cả cuộc đời khổ đau. Chân lí ấy khó có một lí thuyết hay một khóa học nào đưa lại thuyết phục như qua một tác phẩm văn chương bất hủ.

Không phải tác phẩm văn chương nào cũng đem lại những giá trị tốt đẹp cho con người. Rất nhiều tác giả văn chương đi chệch khỏi truyền thống đạo lí nhân văn, khiến tác phẩm của họ đem lại thú vui giải trí không lành mạnh. Trước tiên văn chương cần có lời hay ý đẹp và sau đó nó phải là sản phẩm của những trái tim biết yêu thương. Lúc đó, người tiếp nhận văn chương sẽ có những tình cảm đẹp mà văn chương đưa lại.

Qua thực tế cuộc sống và việc tiếp nhận văn chương cho thấy nhận định của Hoài Thanh là đúng đắn. Văn chương sẽ giúp con người ta sống tốt, tạo nên cho ta những tình cảm đẹp đẽ khiến chúng ta yêu hơn chính mình và con người xung quanh.
(cre mạng)

0
0
nguyễn khánh vân
28/01/2022 19:42:31
+3đ tặng

Ông cha ta đã gửi gắm những lời răn dạy cho con cháu qua những câu tục ngữ. Và “Đói cho sạch, rách cho thơm” cũng là một trong số đó.

Câu tục ngữ có hai về “đói cho sạch” và “rách cho thơm”. “Đói” và “rách” muốn chỉ sự thiếu thốn về vật chất - không được ăn no mặc đủ. Còn “sạch” và “thơm” nhằm nói đến vẻ đẹp ở bên trong con người. Từ đó, câu tục ngữ gửi gắm mỗi người bài học dù trong hoàn cảnh thiếu thốn, khó khăn vẫn phải giữ tấm lòng trong sạch, không để hoàn cảnh chi phối bản thân.

Mỗi người sinh ra đều có một cảnh ngộ riêng. Có người sung sướng, đầy đủ. Cũng có người khó khăn, thiếu thốn. Nhưng điều đó không làm nên giá trị của con người. Cũng giống như câu nói: “Ta không được chọn nơi mình sinh ra, nhưng ta được chọn nơi mình sẽ sống”. Trước hoàn cảnh khó khăn, con người vẫn giữ được phẩm chất tốt đẹp, để lại “tiếng thơm” bay xa mới thật đáng trân trọng.

Chúng ta có thể kể rất nhiều tấm gương như Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm hay cả Hồ Chủ tịch. Họ đều là những con người dù sống trong hoàn cảnh khó khăn, thiếu thốn. Mà cốt cách thanh cao, nhân cách tốt đẹp vẫn sáng ngời cao quý. Ngay cả trong cuộc sống hôm nay, vẫn còn rất nhiều người dù sống trong khó khăn, thiếu thốn vẫn có tấm lòng trong sách, không màng vật chất.

Vậy mà có không ít người lại sống phụ thuộc vào hoàn cảnh. Họ sẵn sàng bỏ qua đạo đức để có giàu sang. Cuộc sống luôn có nhiều bất trắc khiến con người rơi vào hoàn cảnh khó khăn. Nhưng người bản lĩnh là trong bất cứ hoàn cảnh nào vẫn giữ được cốt cách - “Đói cho sạch, rách cho thơm”.

Đối với một học sinh cần phải tích cực trau dồi kiến thức, rèn luyện phẩm chất đạo đức để trở thành con ngoan, trò giỏi. Và trên hành trình bước đến tương lai, chúng ta có thể tự mình lựa chọn một cách sống ý nghĩa, đẹp đẽ hơn trong bất cứ hoàn cảnh nào của cuộc sống.

Như vậy, câu tục ngữ “Đói cho sạch, rách cho thơm” là một lời khuyên giá trị. Phẩm chất, nhân cách mới là điều đáng trân trọng. Cũng giống như bông hoa sen - “gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×