Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Ngữ văn - Lớp 9
29/01/2022 13:15:52

Viết bài văn thuyết minh thuật lại sự kiện văn hoá mà em tham gia trong dịp Tết Nguyên Đán này

viết bài văn thuyết minh thuật lại sự kiện văn hoá mà em tham gia trong dịp Tết Nguyên dân này. Đề 2: đóng vai nhân vật bà mẹ kể lại truyện cổ tích Sọ Dừa. Đề 3 đóng vai nhân vật Tích Chu kể lại truyện cổ tích Cậu bé Tích Chu. GIÚP MIK VỚI. THANKS
2 trả lời
Hỏi chi tiết
711
1
0
Phương Dung
29/01/2022 14:01:50
+5đ tặng

Nhà tôi nghèo lắm. Vợ chồng tôi làm nghề kiếm củi để nuôi thân. Vất cả cực nhọc, lại hiếm muộn nữa. Một hôm, tôi vào rừng kiếm củi, khát nước quá tôi chợt thấy một cái sọ dừa đựng đầy nước trong vắt. Tôi đánh liều, nhắm mắt uống cạn. Thế rồi tôi có thai …

Đẻ con ra, tôi buồn lắm. Đứa bé chỉ là một cục thịt đỏ hỏn, tuy có mắt, có mũi, nhưng chẳng có mình mẩy, chân tay. Tôi định vứt đi, nhưng lòng mẹ không nỡ, dù sao nó cũng là giọt máu của mình. Tôi đặt tên con là Sọ Dừa. Có điều lại là tôi đi đâu nó cũng lăn theo đấy. Một hôm bực mình, tôi nói : “Bằng tuổi này, con người ta đã biết chăn bò giúp mẹ … ! Còn mày thì chẳng được tích sự gì!”, Tôi thương lắm khi nghe nó nói: “Làm gì chứ chăn bò thì con làm tốt. Mẹ đến nói với phú ông cho con sang chăn bò …”.

An ủi nó, tôi đánh liều sang gặp phú ông. Phú ông ngẫm nghĩ một lát. Thương mẹ con tôi hay là ông giễu, rồi ông bảo: “Thôi cứ cho nó sang đây! Cứ thử xem đã!”. Thế rồi, cả một đàn bò đông đúc được nó chăn dắt, con nào con nấy béo nung núc. Ai cũng ngạc nghiên. Phú ông tỏ ý bằng lòng.

Phú ông có ba cô con gái: cô Út rất hiền và xinh đẹp. Cô Út hay đem cơm cho con tôi. Cô Út đã yêu và me nó mới lạ chứ! Sau này tôi mới biết nhiều lần cô nhìn thấy thằng Sọ Dừa nhà tôi biến thành một chàng trai tuấn tú, nằm trên chiếc võng đào mắc vào hai cành cây, thổi sáo cho đàn bó gặm cỏ. Cô Út kín đáo chăm sóc nó, có miếng gì ngon cô cũng mang cho nó.

Một hôm thằng con tôi lăn về nhà, nó bảo: “Mẹ sang hỏi cô Út của phú ông cho con!”. Tôi sửng sốt lắm, ai đời “đũa mốc dám chòi mâm son” bao giờ? Tủi phận nghèo hèn, nhưng lại thương con, thôi thì “một khi bay bảy cũng liều” .. Nghe tôi nói, phú ông cười mỉa:

“Thế cơ à? Mẹ con bà sắm đủ mười tấm lụa đào, mười con lợn béo, mười vò rượu tăm và một chĩnh vàng cốm đem sang đầy làm lễ vấn đanh nhé!”.

Tôi xấu hổ ra về. Nghe tôi nói, nó cười bảo: “Mẹ cứ yên tâm. Con sẽ kiếm đủ …”. Sáng sớm hôm sau, mẹ con tôi đem sính lễ đến nhà phú ông. Phú ông ngạc nhiên quá. Đã trót hứa rồi, vả lại lóa mắt vì của, phú ông cho gọi ba cô con gái lên. Hai cô chị bĩu môi, nguýt! Cô Út bẽn lẽn cúi đầu thưa: “Cha đặt đâu con ngồi đấy!”.

Con trai tôi thành gia thất. Tôi có con dâu. Tôi vừa mừng vừa lo … Thật không ngờ, nó cởi lốt Sọ Dừa từ lúc nào. Nó trở thành một chàng trai thông minh, hào hoa, lịch sự. Từ đấy, vợ chồng nó, ba mẹ con tôi sống rất hạnh phúc. Mấy năm sau, vua mở khoa thi, kén nhân tài làm quan. Con tôi đã dự thi và đỗ Trạng nguyên. Vẻ vang quá! Vua lại cử nó đi sứ sang Tàu.

Ở nhà, hai cô chị xỏa quyệt đã lập mưu dìm cô em chết đuối. Con dâu tôi bị con cá to nuốt vào bụng. May phúc nhà tôi nó đã lấy dao rạch bụng cá chui ra rồi dạt vào đảo. Nó lấy đá đánh lửa, nướng cá ăn, chờ thuyền đến cứu. Hai quả trứng nó mang theo đã nở thành đôi gà đẹp lắm, lớn lên gáy rất hay! Một hôm, thuyền con tôi đi sứ về qua đảo. Bỗng nghe gà gáy:

“Ò … ó … o
Phải thuyền quan trạng rước cô tôi về …”.

Vợ chồng nó gặp nhau mừng mừng tủi tủi. Sau này tôi mới hay con trai tôi trước khi đi sức đã để lại cho vợ nó một hòn đá lửa, một con dao, hai quả trứng gà, và dặn phải giắt luôn bên người để phòng thân. Quan Trạng có khác, có tài tiên tri. À, hai cô chị nanh ác sau này đi đâu mất tích.

Ở đời, mẹ hay nói tốt cho con. Tôi quê mùa có sao nói vậy, Sọ Dừa quan trạng chính là con tôi.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng ký tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
5
0
------Gấu ------
29/01/2022 19:18:16
+4đ tặng

Trong một năm có rất nhiều sự kiện quan trọng diễn ra. Tuy nhiên, cứ đến tháng 12 âm lịch, khi tận tay xé những tờ lịch cuối cùng để thấy một năm sắp sửa qua đi, lòng người lại hồi hộp, xao xuyến vì một năm mới đang đến gần. Dù có đi đâu về đâu, mỗi người dân Việt Nam đều không thể quên được ngày Tết cổ truyền của dân tộc - ngày hội non sông, ngày hội gia đình.

Chữ Tết có nhiều cách gọi khác nhau như: Tết, Tết cổ truyền, Tết Nguyên đán,... những người Việt chúng ta thì thường hay gọi là “Tết Nguyên đán”. “Nguyên” và “đán” là hai chữ Hán mang ý nghĩa là đổi sang một buổi sáng hay một năm mới.

Đối với người Việt Nam, ngày Tết thường diễn ra vào ba ngày chính, nhưng trước đó một tuần, người dân đã rậm rịch sắm Tết. Những người đàn ông trong gia đình sẽ sơn sửa, trang trí lại nhà cửa để chào đón năm mới. Còn những người phụ nữ thì lo việc tổ chức mua bán những đồ dùng, thực phẩm cần thiết cho mấy ngày Tết. Loài hoa đặc trưng mà người miền Bắc chơi Tết là hoa đào, còn người miền Nam lại chuộng hoa mai. Mâm ngũ quả cũng là một món đồ trang trí không thể thiếu của người Việt. Đây cũng là điểm khác biệt của hai miền Nam, Bắc. Bởi vì, đặc trưng mâm ngũ quả của người Bắc là bưởi, chuối, hồng, quýt và ớt. Còn miền Nam lại là những quả: mãng cầu, sung, dừa, đu đủ, xoài. Những ngày này, đi đến đâu chúng ta cũng có thể thấy được không khí rộn ràng, tất bật rất đặc trưng. Trẻ con thì háo hức vì được nghỉ học, được đi chơi, mua sắm quần áo mới.

Những ngày Tết cổ truyền của người Việt thường diễn ra với rất nhiều phong tục đã được lưu truyền. Sáng 23 Tết, mọi người thường đi chọn mua những con cá chép to, đẹp để cúng, thả với quan niệm là tiễn Ông Táo về chầu trời. Trong căn bếp của mỗi gia đình cũng không thể thiếu được một mâm cỗ với đầy đủ các món để cúng tổ tiên. Còn đêm 30, người dân thường đi ra ngoài và hái những cành lộc non mang về nhà với mong muốn một năm mới thật nhiều may mắn, tài lộc. Người dân Việt còn có phong tục xông nhà vào đêm giao thừa. Người xông nhà phải là người hợp tuổi với chủ nhà thì gia đình mới may mắn, làm ăn phát đạt. Do đó, chủ nhà sẽ phải chọn người xông nhà thật kĩ để tránh xui xẻo.

Sáng mùng một Tết, người dân có tục con cháu đi chúc Tết ông bà, cha mẹ. Trẻ con rất háo hức khi nhận được những phong bao lì xì đỏ thắm có một chút tiền mừng tuổi bên trong với lời chúc may mắn, học giỏi, ngoan ngoãn, nghe lời cha mẹ. Trong những ngày đầu năm mới này, người dân cũng có tục đi lễ chùa để cầu may, một số người còn tranh thủ mua muối vì các cụ có câu: “Đầu năm mua muối, cuối năm mua vôi”. Với đối tượng học sinh, sinh viên, vào năm mới thường có tục lỗ “khai bút đầu xuân” với ước nguyện một năm mới học hành tấn tới, thi cử đỗ đạt.

Ngày Tết của dân tộc Việt có rất nhiều ý nghĩa đặc biệt. Tết là lúc mọi nhà sum họp, quây quần bên nhau. Đó cũng là lúc mọi người cùng nhìn lại một năm cũ đã qua và ước nguyện cho một năm mới sắp tới. Tết giúp cho con người gần gũi, xích lại gần nhau hơn, tha thứ, bỏ qua cho nhau mọi lỗi lầm. Bởi thế, ai mà không nhớ Tết, không mong đến Tết?

Mỗi một dân tộc, một quốc gia đều có những phong tục, tập quán riêng. Tết Nguyên đán của người Việt Nam là một sự kiện đặc biệt mang nét văn hóa đặc sắc đã được lưu truyền qua bao thế kỉ. Mặc dù trải qua thời gian với bao biến động của lịch sử, các phong tục đã ít nhiều bị mai một và pha trộn nhưng đã là người Việt thì dù ở đâu, đi đâu, trái tim vẫn luôn hướng về cội nguồn dân tộc mình.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng bạn bè học sinh cả nước, đến LAZI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Câu hỏi Ngữ văn mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo