Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Giải câu đố sau

giúp em ạ
----- Nội dung dịch tự động từ ảnh -----
"Trời xanh đây là của chúng ta
Núi rừng đây là của chúng ta
Những cảnh đồng thơm ngát
Những ngà dường bát ngát
Những dòng sông đó nặng phù sa."
(Nguyễn Đình Thi)
c/ nhân hóa
al đảo ngữ
Câu hỏi 2: Giải câu đố:
b/ diệp ngữ
d/ so sánh
Nhờ tôi cuộc sống tươi xanh
Mưa hòa gió thuận trong lành không gian
Khi rơi mất nón trên ngàn
Chuối , cam chẳng thấy, thấy toàn ớt thôi.
Đố là chữ gì?
b/ cao
c/ cay
d/ cây
al con
Câu hỏi 3: Câu văn nào dưới dây là câu ghép?
a/ Nếu mưa lũ, nước sông lại dâng ngấp cánh đồng.
b/ Nếu mưa lũ kéo dài thì cả khu phố sẽ bị ngập lụt.
c/ Do mua bão nên cả khu phố bị mất điện.
d/ Nước lũ dâng lên cao, ngập cả khu phố.
Câu hỏi 4: Từ "chú" trong câu nào dưới đây là dại từ?
a/ Chú tôi có khuôn mặt chữ diền với lần da ngăm khỏe mạnh.
b/ Chú trầm ngâm rồi lặng lẽ bước đi.
c/ Bố cháu rất thích chơi cờ với chú.
d/ Cả bố và chú tôi đều thích chơi cờ.
Câu hỏi 5: Trong các câu dưới đây, câu nào sử dụng sai cặp quan hệ từ?
al Hễ mặt biến chuyển từ màu xanh biếc sang màu ẩm sẫm mù sương thì
những dân chim hái âu sẽ di cư đến đảo Ngạn.
4 trả lời
Hỏi chi tiết
1.680
0
0
rén
01/02/2022 21:58:41
+5đ tặng
Thời gian trôi qua nhanh, mang tuổi thơ bé bỏng của tôi đi xa. Cho đến hôm nay, qua bao nhiêu vần thơ đọc được tôi đã thấm thìa hai tiếng thiêng liêng “Đất nước”. Đất Nước là một trong những bài thơ tiêu biểu cho thơ ca Việt Nam thời kì kháng chiến chống Pháp. Đất nước đã hòa được tiếng nói riêng của mình vào dàn hợp xướng những khúc ca về Tổ quốc, về dân tộc trong một phần ba thế kỉ chống ngoại xâm. Đến với thi phẩm này, người ta nhận ra một bức tranh đất nước rất mới mẻ mang đậm dấu ấn lịch sử của thời đại, đồng thời thể hiện rõ những sáng tạo nghệ thuật đặc sắc của một cây bút tài hoa như Nguyễn Đình Thi. Trong đó, người ta khó có thể quên được vẻ đẹp bức tranh mùa thu đất nước gần gũi bình dị mà tươi đẹp, giàu có đầy sức sống, một mùa thu đất nước mà mỗi con người Việt Nam đã giành được chủ quyền trong những câu thơ:

Mùa thu nay khác rồi Tôi đứng vui nghe giữa núi đồi Gió thôi rừng tre phấp phới Trời thu thay áo mới Trong biếc nói cười thiết tha Trời xanh đây là cùa chúng ta Núi rừng đây là cua chủng ta Những cánh đồng thơm mát Những ngả đường bát ngút Những dòng sông đò nặng phù sa.

Với nhan đề Đất Nước, bài thơ đã được khơi nguồn những rung cảm tinh tế của nhà thơ và bức tranh mùa thu dân tộc đê triển khai trực tiếp thi đề. Vì thế bài thơ mở đầu bằng những dòng thơ chứa đựng những chi tiết thâu tóm được đặc trưng mùa thu Việt Nam - mùa thu xứ sở:

Sáng mát trong như sáng năm xưa

Gió thổi mùa thu hương cốm mới.

Sau khi hồi tưởng đến mùa thu của những ngày rời Hà Nội ra đi vì nghĩa lớn với cảm xúc Buồn buồn lặng lặng (Hoài Thanh), tác giả bộc lộ cảm nghĩ của mình về mùa thu mới, mùa thu trên đất nước nhân dân đã làm chủ vận mệnh của mình, mùa thu kháng chiến ở núi rừng Việt Bắc: Mùa thu nay khác rồi. Lời thơ đầy tính chất khẳng định. Đó là sự khác rồi về không gian, thời gian và tâm trạng con người trước mùa thu. Nhưng cái khác trước hết cùa mùa thu này được người đọc nhận ra ngay ở nhịp điệu, tiết tấu, hình ảnh thơ: từ những câu thơ thất ngôn sâu lắng, cổ kính mang đậm màu sắc Đường thi, bài thơ bỗng chuyển sang những câu thơ tự do, tạo nên một nhịp điệu hối hả phơi phới làm cho đoạn thơ như hát vang lên từ một trái tim chất chứa niềm vui.

Đứng giữa không gian bao la, giữa đất trời bát ngát thoáng đãng, với trái tim reo vui, tác giả đã lắng nghe, cảm nhận sác thu, hồn thu mới Tôi đứng vui nghe giữa núi đồi. “Vui nghe” chứ không phải là nghe vui. Nghe vui là niềm vui từ bên ngoài còn vui nghe là niềm vui từ trái tim trỗi dậy, dâng lên, lan tỏa, nhuốm lên tất cả cảnh vật, đất trời, cỏ cây mây nước Gió thổi rừng tre phấp phới. “Phấp phới” là một từ láy rất gợi hình, gợi cảm và giàu ý nghĩa diễn tả. Phấp phới rừng tre gió thổi hay phấp phới của lá cờ đỏ tung bay giữa chiến khu tự do hay còn gợi cho ta niềm vui phơi phới của con người đang bay lên cùng với đất trời giải phóng?

Trong niềm vui lâng lâng ấy, nhà thơ đã cảm nghe được sự chuyển đổi rất mực tinh tế của hồn thu:

Trời thu thay áo mới

Trong biếc nói cười thiết tha.

Nhờ sử dụng biện pháp nhân hóa đặc sắc, nhà thơ không chỉ diễn tả được sự thay đổi của sắc thu mà còn diễn tả được sự thay đổi của lòng người, hồn người. Qua câu thơ của Nguyễn Đình Thi. dường như mùa thu đất nước đã được hồi sinh và hiện lên như một cô gái đầy sức trẻ, trẻ cả hình sắc, trẻ cả tâm hồn. Trong biếc nói cười thiết tha. Câu thơ có sáu chữ mà dồn nén biết bao nhiêu cảm xúc và ấn tượng: âm thanh thì “nói cười” tươi trẻ, màu sắc thì “trong biếc”, tình cảm thì “thiết tha”. Nhớ lại cảnh mùa thu cũ hiện về như thiếu nữ đứng chịu tang. Tóc buồn buông xuống lệ ngàn hàng với áo mơ phai dệt lá vàng còn thu nay đã được thay bằng chiếc áo màu tươi sáng, bình dị. ta càng thấm thía thu từ đây không thu thảm thu sầu mà là thu sang nhuộm màu xuân mát mát.

Mùa thu vàng sáng tới rồi đây

Áo mới em phơi gió thổi đầy

Áo trắng đôi tà phơ phất hóa

Ao vàng em mặc cảnh thu bay.

(Mùa thu vàng - Xuân Diệu)

Đoạn thơ trên được tác giả sừ dụng nhiều động từ đứng, nghe, gió thổi, thay áo, nói, cười đã gợi được không khí nhộn nhịp sôi nổi rộn ràng của mùa thu. Cảnh sắc thiên nhiên ở đây vừa bình dị khòe khoắn, vừa trong trẻo tươi sáng hòa họp với tâm trạng vui hồ hởi của thi nhân tạo nên một vẻ đẹp mới cho mùa thu đất nước.

dòng sông đất nước

Nguyễn Đình Thi đã đưa đến một nét mới cho những bài thơ về mùa thu Việt Nam muôn đời.

Đứng trước khung cảnh mùa thu đât nước như đang hôi sinh, trào dâng sức sống, niêm vui, với tình yêu thương nồng thắm, tác giả đã bộc lộ ý thức độc lập, tự chủ và niềm tự hào về Tô quốc giàu đẹp. Thông qua tình cảm nồng thắm yêu thương và chói đỏ tự hào của tác giả, bức tranh đất nước cứ lần lượt được mở ra với không gian ba chiều bát ngát và hiện lên với những đường nét, màu sắc, hình khối và cả hương vị nữa, thật nên thơ, nên họa. Ngẩng đầu lên là bầu trời thu xanh ngắt mấy từng cao. Dường như không nén nổi cảm xúc, tác giả phải reo lên Trời xanh đây là cùa chúng ta. Trời ta xanh mắt ai mà chẳng thấy, vốn rất xanh từ cái thuở xa xưa. Bầu trời ấy qua thơ ca của Nguyễn Du, Nguyễn Khuyến, Tản Đà... đã cao xanh, giờ đây càng trở nên xanh cao hơn nữa. Vì trong sắc xanh muôn thuở của bầu trời, này có thêm sắc xanh của lòng người được hưởng độc lập, tự do. Đúng như Chế Lan Viên đã viết:

Xanh biết mấy là trời xanh

Tổ quổc Khi tự do về chói ở trên đầu.

(Người đi tìm hình của nước)

Và trong bài Theo chân Bác nhà thơ Tố Hữu cũng viết:

Trời thu xanh ngắt sáng tuyên ngôn

Trời bỗng xanh hơn nắng chói lòa

Ta nhìn lên Bác.

Bác nhìn ta Bốn phương chắc cũng nhìn ta đó

Nước Việt Nam Dân chù Cộng hòa.

Nhìn sang bên kia là những dãy núi, những cánh rừng trùng trùng điệp điệp Núi rừng đây là của chúng ta. Hai chữ rừng" không hề gợi lên cảnh rừng thiêng nước độc mà chỉ gợi lên sự giàu có của Tổ quốc, ẩn chứa biết bao tài nguyên phong phú Rừng vàng biển bạc đất phì nhiêu. Nhớ lại cảnh quê hương làng xóm trong máu lửa chiến tranh, bầu trời cánh đồng như ứa máu, rách nát bởi dây thép gai, móng vuốt của kẻ thù Ôi những cánh đồng quê chảy máu - Dãy thép gai đâm nát trời chiều! chúng ta mới thấm thìa cái vang hưởng của lòng tự hào, niềm kiêu hãnh và ý thức độc lập tự chủ toát ra từ hai câu thơ:

Trời xanh đây là của chúng ta

Núi rừng đây là của chúng ta.

Mùa thu vàng sáng tới rồi đây

Những câu thơ khẳng định, những đại từ chỉ định “đây” cùng với điệp từ ngữ “của chúng ta” đã vang lên dõng dạc niềm tự hào kiêu hãnh về quyền làm chủ đất nước. Cảm hứng này là một cảm hứng mà ta thường gặp trong thơ ca Việt Nam sau ngày giải phóng:

Của ta trời đất đêm ngày

Núi kia đồng nọ sông này của ta.

(Hoan hô chiến sĩ Điện Biên - Tố Hữu)

Những câu thơ Tôi nhớ lại; Tôi đứng vui nghe là những lời độc thoại của nhân vật trữ tình. Sau lời độc thoại, đến đây dường như nhà thơ hát chung với dàn đồng ca của nhân dân, hòa trong cảm hứng vui sướng, tự hào được làm chủ đất trời thiên nhiên Tổ quốc tươi đẹp:

Những cánh đồng thơm mát

Những ngã đường hát ngát

Những dòng sóng đò nặng phù sa

Bằng hàng loạt từ “những” một từ chỉ số nhiều không xác định mở đầu các dòng thơ, trước hết tác giả như muốn kể thêm nhiều hơn vẻ giàu đẹp của đất nước, sau nữa đoạn thơ gợi cho người đọc bức tranh đất nước cứ lần lượt được mở ra lộng lẫy, bát ngát. Nguyễn Đình Thi sử dụng nhiều tính từ chỉ cảm xúc “thơm mát, bát ngát, đỏ nặng”. Điều đó vừa diễn tả được tinh cảm yêu nước thiết tha, nồng nàn của tác giả vừa làm cho bức tranh đất nước như có thêm đường nét, màu sắc, hình khối. Với tấm lòng yêu nước thiết tha sâu nặng, dường như tác giả cảm nhận được cả cái vị “thơm mát” của cánh đồng, tận mắt thấy được cái “bát ngát” tự do của những ngả đường mở ra. như trông thấy được cả những dòng sông đỏ nặng phù sa cuộn chảy về xuôi. Câu thơ của Nguyễn Đình Thi thật trĩu nặng suy tư. Những dòng sông đỏ nặng phù sa hay đỏ nặng tấm lòng yêu thương và tự hào đối với đất nước của tác giả? ơ đây nhà thơ sử dụng nhiều nguyên âm mở “a, át” cuối dòng thơ cũng đã góp phần diễn tả thành công cái cảm xúc thơ nói trên (Từ cuộc sống có phần tù túng trong năm cửa ô, các văn nghệ sĩ mang ba lô hành hương lên đất thánh Việt Bắc. Qua bao nhiêu nẻo đường kháng chiến, cảm nhận về đất nước được mở ra theo chiều rộng không gian với bẩu trời thu trong xanh, những núi rừng bát ngát cùa Việt Bắc, những cánh đồng lúa thơm mùi sữa, những dòng sông Lô, sông Thao, sông Hồng cuồn cuộn phù sa).

Từ những cảm nhận về cái hữu hình của đất nước với không gian, bầu trời, cánh đồng, dòng sông, câu thơ đang náo nức, dồn dập reo vui bồng như trầm lắng hẳn xuống, đượm vẻ thiêng liêng thành kính khi nghĩ về cái vô hình là hồn thiêng đất nước trên chiều dài của thời gian 4000 năm lịch sử:

Nước chúng ta

Nước những người chưa bao giờ khuất

Đêm đêm rì rầm trong tiếng đất

Những buổi ngày xưa vọng nói về.

“Nước chúng ta”, câu thơ có ba chữ mà như nổi bật lên giữa bài thơ giống như dòng nước đang cuộn chảy bỗng chững lại. dồn nén lại. Câu thơ bình dị mà chất chứa bao nhiêu cảm xúc yêu thương và tự hào. Nghĩ về quá khứ của đất nước chúng ta, điều làm tác giả cảm phục nhất là truyền thống bất khuất kiên cường. Truyền thống ấy nối bật lên tạo thành gương mặt rạng rỡ nhất của lịch sử cha ông Nước những người chưa bao giờ khuất. Câu thơ giàn dị như một lời nói thường nhưng đã làm sổng dậy trước mắt ta cả một quá khứ oanh liệt của tổ tiên. Ta như thấy trong đó tư thế của Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung... luôn luôn hiên ngang bất khuất trước mọi đợt sóng ngoại xâm hung tàn: Hán, Đường. Tống, Nguyên, Minh, Thanh.

Sức mạnh anh hùng bao đời của dân tộc đối với hiện tại là một sự thực lớn lao hùng hôn. Nhưng ờ đây đã được nhà thơ diễn tả thông qua việc sáng tạo ra một hình tượng âm thanh như không thật, một âm thanh cùa tâm tường hơn là của thính giác: âm thanh “rì rầm”, “đêm đêm” trong lòng đất vọng từ nghìn xưa vọng tới mai sau.

Rì rầm” là một từ láy tượng thanh rất gợi cảm. Nó không ồn ào vang động, vang xa nhưng liên tục đều đặn như dòng suối chảy bất tận. “Rì rầm” trong lòng đất “đêm đêm” còn gợi lên không khí thầm lặng thiêng liêng. “Đất” là hình ảnh tượng trưng cho đất nước, của sự khổng lồ, vĩnh hằng. “Đất” cũng là cái được dựng lên từ mồ hôi nước mắt, kể cả xương máu của biết bao thế hệ cha ông. Với hình ảnh thơ độc đáo này, tác giả đã hình tượng hóa được truyền thống anh hùng của đất nước thành một hình ảnh đầy sức sống, thiêng liêng và vững bền muôn thuở, trở thành nhịp đập của con tim lịch sử Việt Nam bất khuất anh hùng:

Mùa thu hà nội

Tim Việt Nam có Bạch Đằng ca hát Có đường gươm “sát thát” chém Toa Đô Có Nguyễn Trãi trong hồn thơ ý nhạc Sang sàng ngân trong “Đại cáo bình Ngô.
Đúng là một hình ảnh thơ đầy sáng tạo, vừa mang yếu tố cảm xúc cụ thể vừa có ý nghĩa tượng trưng khái quát sâu xa Những buổi ngày xưa vọng nói về. Nhờ sự kết hợp khéo léo giữa các từ những... xưa... vọng... về. câu thơ của Nguyễn Đình Thi cũng đã diễn tả được tính chất liên tục truyền thống bất khuất kiên cường của dân tộc. Cả quá khứ sâu thẳm của lịch sử đất nước dường như cũng đều có mặt với con cháu hôm nay, luôn luôn nhắn gửi về những lời thiêng liêng tha thiết. Đúng như Lê Anh Xuân đã từng viết:

Nghe như tiếng của cha ông thuở trước

Truyền con cháu hãy ngang cao đầu mà bước

Nghe như lời cây cỏ gió mưa

Hãy viết tiếp bài ca bất khuất ngày xưa.

(Mãi mãi tuổi thanh xuân)

Bằng những câu thơ giàu tính chất suy tư và cảm xúc, bằng những hình ảnh nhân hóa vừa cụ thể vừa tượng trưng, đoạn thơ trên không chỉ thể hiện được niềm vui, niềm tự hào về Tổ quốc giàu đẹp và ý thức độc lập tự chủ mà còn bày tỏ được niềm biết ơn thành kính với tổ tiên. Vì hơn ai hết, nhà thơ đã ý thức được những chiến công vẻ vang hôm nay là kết quả của sức mạnh tổng hợp giữa quá khứ oanh liệt của cha ông với cuộc đấu tranh anh hùng của nhân dân ta:

Thời đại lớn cho ta đôi cánh

Không gì quý hơn độc lập tự do

Bốn mươi thế kỉ cùng ra trận

Có Đảng ta đây, có Bác Hồ.

(Theo chân Bác-Tố Hữu)

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
3
0
Ngọc Anh
01/02/2022 22:08:25
+4đ tặng
câu 2-d
câu 3-
câu 4-c
 
Ngọc Anh
chấm điểm nha
tè hé boy nhưng là ...
cảm ơn chị ạ
tè hé boy nhưng là ...
chị ơi còn câu 3 ạ
Ngọc Anh
câu 3 cj nghĩ là c
1
0
Trần Trung
01/02/2022 22:09:50
+3đ tặng
Câu 1 mik nghĩ là đảo ngữ 
câu 2D
câu 3D
Câu 4C
mik gửi 
0
0
mnt
02/02/2022 21:27:50
+2đ tặng
câu 1 - mik nghĩ là a
caau2 ý d
caau3 ý d
caau4-c

 

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư