LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Cảm nhận của em về nhân vật Nho trong Những ngôi sao xa xôi

Cảm nhận của em về nhân vật Nho trong Những ngôi sao xa xôi
2 trả lời
Hỏi chi tiết
4.313
5
3
Hiển
05/02/2022 10:05:49
+5đ tặng

Lê Minh Khuê là một trong những cây bút trẻ trưởng thành trong thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Bắt đầu và trung thành với thể loại truyện ngắn có lợi thế linh hoạt, chuyển tải nhanh, phù hợp với không khí chiến tranh, Lê Minh Khuê gặt hái được thành công với tác phẩm đầu tay: Những ngôi sao xa xôi. Với giọng văn trầm tĩnh, nhẹ nhàng, Lê Minh Khuê đã làm nổi bật tâm hồn trong sáng,mơ mộng, tinh thần dũng cảm, cuộc sống chiến đấu đầy gian khổ, hi sinh nhưng rất hồn nhiên, lạc quan của những cô gái thanh niên xung phong trên tuyến đườngTrường Sơn. Họ vừa mang đậm những phẩm chất cao quý của người lính vừa có những nét riêng cá tính thật đáng yêu.

Thân bài:

* Nét chung của ba nữ thanh niên xung phong: Viết về những nẻo đường Trường Sơn trong những năm đánh Mĩ, có biết bao tác phẩm đặc sắc. Không chỉ có những bài thơ, bài ca ca ngợi những chiến sĩ lái xe hay những cô gái mở đường trong trang thơ của Lâm Thị Mĩ Dạ mà còn có những câu chuyện đầy cảm phục viết về nữ thanh niên xung phong, những cô trinh sát mặt đường, những cô chuyên phá bom nổ chậm mở đường cho xe qua.
Họ là những cô gái còn rất trẻ, tuổi đời mười tám đôi mươi. Nghe theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc, họ rời xa gia đình, xa mái trường, thành phố tình nguyện đi chiến đấu nơi chiến trường đầy đạn bom và chết chóc. Họ hi sinh tuổi thanh xuân và không tiếc máu xương, thực hiện lí tưởng cao đẹp.
Qua thực tế chiến đấu, cả ba cô gái đều có tinh thần trách nhiệm cao với công việc. Họ gan dạ không sợ gian khổ hi sinh. Họ bình tĩnh, can trường và có tinh thần dũng cảm. Mặc dù còn rất trẻ, luôn phải đối mặt với bom rơi, đạn nổ, họ có thể hi sinh bất cứ lúc nào. Nhưng để con đường được thông suốt nên các cô luôn sẵn sàng trong việc ra trận. Có lệnh là lên đường bất kể trong tình huống nào. Họ làm việc một cách tự nguyện, luôn nhận khó khăn, nguy hiểm về mình.
Ở họ còn có tình đồng đội gắn bó keo sơn, thắm thiết. Tuy không phải là chị em, nhưng họ cùng đứng trong một mặt trận, cùng làm chung một nhiệm vụ, vào sinh ra rử. Họ thấu hiểu nhau và trân trọng những phút giây gắn kết. Lúc nghỉ ngơi họ cùng nhau vui đùa, lúc ra trận họ tương trợ, lo lắng cho nhau. Khi ai đó bị thương, họ liều mình cứu giúp và an ủi, động viên. Họ tạo cho nhau sức mạnh vượt lên trên hiểm nguy, gian khổ.
Cuộc sống chiến đấu ở chiến trường thật gian khổ, hiểm nguy nhưng họ luôn lạc quan, yêu đời. Bởi họ biết cuộc kháng chiến còn kéo dài. Chỉ có sức mạnh của niềm tin, của hi vọng mới giúp họ đứng vững. Đối lập với chiến trường nham nhở, tâm hồn họ lúc nào cũng tười xanh. Cuộc sống của họ luôn rộn ràng tiếng cười, đầy ắp niềm vui.
* Nét riêng của ba nữ thanh niên xung phong:
Chị Thao, tổ trưởng, ít nhiều có từng trải hơn. Chị mơ ước và dự tính về tương lai có vẻ thiết thực hơn. Nhưng trong tâm hồn chị cũng không thiếu những khát khao và rung động của tuổi trẻ. Trong công việc, chị rất bình tĩnh và quyết liệt. Vậy mà có ai ngờ con người dày dạn trước sự sống và cái chết như thế lại sợ máu và sợ vắt. Thấy máu, thấy vắt là chị nhắm mắt lại, mặt tái méc.
Những khi biết rằng cái sắp tới sẽ không êm ả chị lại tỏ ra bình tĩnh. Để thể hiện điều đó, chị thường móc bánh bích quy trong túi và thong thả nhai. Áo lót của chị cái nào cũng thêu chỉ màu nổi bậc. Chị hay tỉa đôi lông mày của mình rất cẩn thận. Tỉa nhỏ như cái tăm nhưng ai cũng phải gờm chị: cương quyết, táo bạo.
Và không ai có thể quên được chị hát. Nhạc thì sai bét, giọng thì chua nhưng chị chăm chép bài hát dù chẳng thuộc nhạc, giọng lại chua. Chị không hát trôi chảy được bài nào nhưng chị lại có ba quyển sổ dày chép bài hát và rỗi là chị ngồi chép bài hát. Thao đại điện cho tính cách điềm tĩnh, quyết đoán.
Còn Nho lại là cô gái khác, có lúc cô bướng bỉnh, mạnh mẽ. Có lúc cô lại lầm lì cực đoan. Nhưng Nho lúc nào cũng dễ thương, hồn nhiên và vui vẻ. Cô thích vòi vĩnh, nũng nịu với Thao và Phương Định. Nho là hình ảnh mỏng manh nhưng dũng cảm giữa chiến trường ác liệt mịt mờ khói lửa.
Nhân vật chính cũng là nhân vật kể chuyện là Phương Định. Phương Định là cô gái Hà Nội trẻ trung và xinh xắn. Cô cũng trẻ trung như Nho, là một cô học sinh thành phố, nhạy cảm và hồn nhiên, thích mơ mộng và hay sống với những kỉ niệm của tuổi thiếu nữ vô tư về gia đình và về thành phố của mình.
Giữa cuộc sống khắc nghiệt và muôn vàn nguy hiểm, cô vẫn giữ được sự trong sáng trong suy nghĩ, lối sống cả trong công việc. Cô có tâm hồn trong sáng, vô tư, giàu mộng mơ, thích ca hát, hay hoài niệm về một thời học sinh ngây thơ bên mẹ, trong căn phòng nhỏ ở một đường phố nhỏ yên tĩnh trong những ngày trước chiến tranh.
Đối với Phương Định, chiến trường là nơi để thử thách lòng yêu nước, yêu đồng đội. Trong công việc, cô rất can đảm, mạnh mẽ. Đối với đồng đội, cô hết lòng yêu thương, xem đồng đội chính là sự sống của mình. Có lẽ điều đáng quí nhất ở Phương Định chính là tinh thần, trách nhiệm với công việc.
Mỗi lần đi phá bom, cô đều xung phong đi, cô luôn đứng trong tư thế sẵn sàng, chấp nhận gian khổ, hi sinh, có lòng dũng cảm không quản khó khăn, luôn bình tĩnh tự tin trước mọi tình huống. Cô vẫn luôn nuôi dưỡng trong lòng những điều mơ mộng của người thiếu nữ đang độ thanh xuân với khát vọng yêu thương mãnh liệt. Nhiều lúc, cô thật khép kín đến nỗi cả Thao và Nho cũng tỏ ra khó hiểu.
Sự ổn định tinh thần giúp họ vượt qua những phút giây đơn điệu, nhàm chán và căng thẳng. Nho thích theo thùa, may vá. Thao thích chép bài hát và ca cẩm những bài hát ấy. Còn Phương Định lúc nào cũng mơ mộng, hồi nhớ về quá khứ. Và cơn mưa đá đã đánh thức sự hồn nhiên mà bấy lâu tưởng chừng đã biến mất trong họ. Kỉ niệm sống dậy như những khoảng sáng trong tâm hồn. Những cảm xúc hồn nhiên như nguồn sống, là điểm tựa, giúp họ thêm vững vàng. Niềm tin tưởng tiếp thêm sức mạnh vượt giúp họ qua những khó khăn, nguy hiểm.

Kết bài:

Mỗi người có một cá tính riêng nhưng ở họ đều ngời sáng vẻ đẹp của chủ nghĩa anh hùng Việt Nam, của tuổi trẻ Việt Nam. Viết về ba cô thanh niên xung phong, Lê Minh Khuê đã không tô vẽ, không mĩ lệ mà miêu tả hết sức cụ thể, chân thực bằng cách cá thể hóa nhân vật với những hình ảnh rất đời thường. Họ đã từ cuộc đời bước vào trang sách, trở thành những anh hùng – những ngôi sao trên bầu trời Trường Sơn.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
4
0
Phương Dung
05/02/2022 10:10:06
+4đ tặng

Lê Minh Khuê (1949) quê ở Tĩnh Gia – Thanh Hóa, là cây bút chuyên viết về truyện ngắn. Trong chiến tranh các tác phẩm của chị viết về cuộc sống chiến đấu của tuổi trẻ trên tuyến đường Trường Sơn. Tiêu biểu là truyện ngắn "Những ngôi sao xa xôi" ra đời năm 1971 khi cuộc kháng chiến chống Mỹ diễn ra ác liệt. Đây là một số tác phẩm đầu tay của chị, truyện kể về ba nữ thanh niên xung phong trong tổ trinh sát phá bom trên một cao điểm Trường Sơn. Vậy mà họ luôn phải sống trong gian khổ, nhiệm vụ khiến họ phải đối mặt với cái chết. Vậy mà họ vẫn hồn nhiên trong sáng, dũng cảm và luôn hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ.

Trước hết hoàn cảnh sống, chiến đấu nơi tuyến lửa đã gắn bó nhau thành một khối, họ ở trong một cái hang dưới chân cao điểm, giữa một vùng trọng điểm tức là nơi tập trung nhất, bom đạn và sự nguy hiểm, ác liệt. "Nơi ở của họ có biết bao thương tích" đường bị đánh lở loét, màu đất đỏ, trắng lẫn lộn, hai bên đường không có lá xanh chỉ có những thân cây bị tước khô cháy". Chỉ với vài chi tiết miêu tả cũng đủ khiến người đọc hình dung được cuộc sống ở nơi đây đang bị hủy diệt tàn khốc. Hoàn cảnh sống của ba nữ thanh niên xung phong khiến ta liên tưởng đến hoàn cảnh sống và chiến đấu của những chiến sĩ lái xe mà ta bắt gặp trong thơ của Phạm Tiến Duật.

"Không có kính không phải vì xe không có kính

Bom giật, bom rung kính vỡ đi rồi"

Không những thế công việc của họ lại càng ngày càng nguy hiểm, họ phải chạy trên cao điểm giữa ban ngày, phơi mình dưới con mắt "cú vọ của giặc Mỹ". Sau mỗi trận bom họ phải lao ra trọng điểm để "đo khối lượng đất đá, san lấp mặt đường, đánh dấu vị trí những quả bom chưa nổ nếu cần thì phá bom". Đó là một công việc nguy hiểm có khi cận kề với cái chết, "thần chết là một tay không thích đùa, hắn ta lẩn trong ruột của những quả bom", làm công việc ấy thần kinh ta luôn căng thẳng đòi hỏi phải có lòng dũng cảm và sự bình tĩnh: "Có ở đâu như thế này không: Thần kinh căng như chảo, tim đập bất chấp nhịp điệu, xung quanh có nhiều quả bom cưa nổ, nó có thể nổ bây giờ, có thể nổ chốc nữa nhưng nhất định sẽ nổ". Có thể nói công việc vô cùng nguy hiểm nhưng với các cô thì đây là việc hết sức bình thường.

Chính trong hoàn cảnh gian khổ ác liệt ấy những phẩm chất đáng quý của các cô gái dần được bộc lộ. Trước hết họ đều có những phẩm chất chung của những chiến sĩ thanh niên xung phong ở tuyến đường trường Sơn, đó là tinh thần trách nhiệm cao với nhiệm vụ và lòng dũng cảm không sợ hi sinh. Theo tiếng gọi của Tổ Quốc họ phải lên đường và khi đã lên đường là phải hoàn thành tốt nhiệm vụ với họ những ai phải ngồi trực điện thoại trong hang là một cực hình, có bao nhiêu trái bom chưa nổ họ không cần ai giúp à phân công nhau phá cho hết "tôi một quả bom trên đồi, Nho hai quả bom dưới lòng đường, chị Thao một quả dưới chân cái hầm Barie cũ. Đặc biệt tinh thần dũng cảm của các cô gái trẻ được bộc lộ rõ nét trong những lần phá bom. Mặc dù không phải đối mặt trực tiếp với kẻ thù nhưng các cô phải đối mặt với thần chết do kẻ thù ném bom xuống. Trong những lúc như vậy họ đã suy nghĩ gì và làm như thế nào để hoàn thành tốt nhiệm vụ chiến thắng thần chết". Bản thân vốn là nữ thanh niên xung phong nên Lê Minh Khuê tỏ ra am hiểu sâu sắc, miêu tả cụ thể, tinh tế đến từng cảm giác, ý nghĩ của ba nữ thanh niên xung phong trong truyện. Nhất là Phương Định, trong một lần phá bom, một mình Phương Định phá quả bom trên đồi quang cảnh vắng lặng đến phát sợ, lẽ ra Phương Định phải đi khom người nhưng sợ các anh cao xa có cái ống nhòm có thể thu cả trái đất vào tầm mắt nhìn thấy từng hành động cử chỉ của mình nên Phương Định cứ: "Đàng hoàng mà bước tới" và thế là lòng dũng cảm của cô đã được kích thích bằng sự tự trọng. Khi đến gần quả bom, từng cảm giác của cô cũng trở nên sắc nhọn hơn, cô bình tĩnh trong các thao tác chạy đua với quả bom "thỉnh thoảng lưỡi xẻng chạm vào vỏ bom một tiếng động sắc đến gai người cứa vào da thịt tôi. Tôi rùng mình và bỗng thấy mình làm quá chậm. Nhanh lên một tí, vỏ quả bom nóng một dấu hiệu chẳng lành" Thế nhưng Phương Định vẫn không hề run tay, vẫn tiếp tục công việc "tôi cẩn thận bỏ gói thuốc mìn xuống cái lỗ đã đào châm ngòi, dây mìn dài cong mềm. Tôi khỏa đất rồi chạy vào chỗ ẩn nấp của mình, cuối cùng là cảm giác căng thẳng chờ đợi tiếng nổ của quả bom. Điều đáng chú ý là công việc khủng khiếp không chỉ diễn ra một lần trong ngày mà nó diễn ra thường xuyên quen rồi một ngày chúng tôi phá bom đến 5 lần ngày nào ít cũng 3 lần. Những lúc phá bom Phương Định có nghĩ đến cái chết nhưng đó chỉ là một cái chết mờ nhạt không cụ thể cái chính là bom có nổ hay không. Đó chính là tinh thần trách nhiệm cao đối với công việc, là lòng quả cảm vô song, một ngày trong những năm tháng trường Sơn của các cô là như vậy. Những trang sử Trường Sơn không thể quên đi một ngày như thế, không chỉ có lòng dũng cảm trong công việc họ còn gắn bó với nhau trong tình đồng đội. Điều này được thể hiện sâu sắc trong một lần phá bom Nho bị thương Phương Định và chị Thao đã chăm sóc cho Nho như một người em gái. Phương Định "tôi bế Nho lên, rửa vết thương cho Nho bằng nước đun sôi, tiêm thuốc cho Nho", còn chị Thao lo cuống cuồng không chỉ vậy với Phương Định mỗi lần đồng đội đi làm nhiệm vụ ở ngoài cao điểm là cô lo lắng và căng thẳng. Đặc biệt cô dành tình cảm yêu mến khâm phục những chiến sĩ hàng đêm cô gặp trên con đường ra mặt trận đối với cô: "Những người đẹp nhất, thông minh, can đảm, cao thượng nhất là những người mặc quân phục có ngôi sao trên mũ".

Mang vẻ đẹp của những chiến sĩ thanh niên xung phong ở họ còn có những nét chung rất đáng yêu của những cô gái trẻ dễ xúc cảm, mơ mộng, trong sáng. Họ thích làm đẹp cho cuộc sống của mình ngay trong hoàn cảnh ác liệt: Nho thích ăn kẹo, chị Thảo thích chép bài hát, thích thêu thùa, còn Phương Định thích ngắm mắt mình trong gương và ngồi bó gối mơ màng và chỉ cần mưa đá thoáng qua cũng khiến họ vui thích cuống cuồng, những niềm vui của con trẻ. Những cảm xúc hồn nhiên ấy như nguồn sống, như điểm tựa giúp họ thêm vững vàng để họ vượt qua những khó khăn gian khổ.

Dù sống trong một tập thể nhỏ rất gắn bó với nhau nhưng mỗi người vẫn có một nét cá tính. Nho có nét trẻ trung xinh xắn "trông nó mát mẻ như một que kem trắng" đồng thời cũng rất hồn nhiên. "Nho thích tắm suối, dù biết khúc suối ấy đang có bom nổ chậm" hồn nhiên nhưng cô vẫn rất kiên định dũng cảm khi Nho bị thương không hề rên la, không muốn đồng đội phải lo lắng cho mình. Còn Phương Định là cô gái thành phố rất nhạy cảm và hay quan tâm đến hình thức của mình. Đặc biệt cô thường sống với những kỉ niệm vì thế khi trận mưa đá thoáng qua là tất cả những kỉ niệm về gia đình, về thành phố thân yêu sống dậy trong lòng cô một cách say sưa tràn đầy. Cuối cùng chị Thao là đội trưởng từng trải hơn, không còn hồn nhiên như hai người đồng đội nhưng cũng không thiếu những khát khao những rung động tuổi trẻ. Chị chiến đấu dũng cảm nhưng lại rất sợ khi nhìn thấy máu, thấy vắt. Những nét riêng đó làm cho nhân vật hiện lên một cách sống động và đáng yêu hơn.

Có thể nói ngòi bút của Lê Minh Khuê rất thành công trong việc làm nổi bật vẻ đẹp của những nữ thanh niên xung phong. Điều đầu tiên là tác giả đã chọn một trong ba nhân vật là Phương Định kể lại câu truyện làm cho nó vừa chân thật nhưng cũng hết sức khách quan. Đặc biệt là nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật rất suất sắc.

Như vậy, bằng việc chọn ngôi kể thứ nhất, khắc họa nhân vật qua lời nói, hành động đồng thời sự am hiểu tâm lý nhân vật Lê Minh Khuê đã khắc họa tâm hồn trong sáng hồn nhiên và tính cách của Nho, Phương Định và chị Thao – những nữ thanh niên trong truyện: "Những ngôi sao xa xôi". Qua họ Lê Minh Khuê đã giúp người đọc hình dung rõ vẻ đẹp của thế hệ trẻ trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ. Họ sống chiến đấu đầy gian khổ hi sinh nhưng vô cùng lạc quan dũng cảm. Họ tiêu biểu cho thế hệ thanh niên xung phong trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ.

"Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước

Mà lòng phơi phới dạy tương lai"

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư