Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Viết văn về lì xì

ai lì xì cho mình ít xu coin đi mình theo dõi và tick 5 sao
3 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
140
2
0
Hiển
06/02/2022 08:34:07
+4đ tặng
- QÙA TẶNG MAISON TẾT SONG HÀNH CÙNG TẬP ĐOÀN MƯỜNG THANH 2019
Tết nay so với Tết xưa của người Việt đã có ít nhiều thay đổi, nhưng có một nét văn hóa đặc sắc không bao giờ biến mất là phong tục lì xì ngày Tết cổ truyền. Những phong bao lì xì đỏ thắm, xinh xắn chính là biểu tượng của lời chúc may mắn và hạnh phúc đầu năm.



quà tết lì xì



Con cháu chúc Tết ông bà cha mẹ (Ảnh: Internet)



Không biết từ bao giờ tục mừng tuổi đầu năm ra đời để rồi lưu truyền từ năm này sang năm khác và đến giờ vẫn được gìn giữ. Trong những ngày Tết, mọi người đến nhà những người mình yêu quý để thăm hỏi và chúc Tết đồng thời không quên mừng tuổi (lì xì) khi gặp trẻ em hay những người cao tuổi.



Lì xì là cách gọi theo người Hoa, nghĩa tiếng Việt là “Tiền mừng tuổi đầu năm”. Lì xì là tục lệ có xuất xứ bên Trung Quốc từ xa xưa, phổ biến rộng khắp các nước Á Đông, đến nay vẫn còn tồn tại. Tuy về ý nghĩa đã dần thay đổi theo thời đại, nhưng đây là một mỹ tục mang nét hay, đẹp khi thăm hỏi, chúc tụng nhau nhân dịp đầu Xuân, nhất là để người lớn bày tỏ sự ưu ái, thương mến dành cho trẻ con… bằng phong bao lì xì. Phong bao mừng tuổi còn tượng trưng cho tài lộc, nhiều người nhận được hay cho đi càng nhiều bao lì xì thì càng tin rằng mình đã phát tài phát lộc.



Bắt đầu từ thời khắc giao thừa chính thức bước sang năm mới đến khi hết Tết, những người lớn tuổi trong gia đình sẽ phát lì xì mừng tuổi cho con cháu để lấy may, kèm theo là lời chúc làm ăn phát đạt, tấn tới, học hành giỏi giang, ngoan ngoãn… Còn con cháu cũng biếu ông bà, cha mẹ những phong lì xì đỏ thắm để chúc sức khỏe và trường thọ. Ý nghĩa chính không nằm ở “tiền” mà quan trọng là ở thông điệp. Vì thế, tiền lì xì thường là những món tiền nhỏ nhưng gồm cả tiền lẻ và tiền chẵn.



Người Việt không trực tiếp đưa tiền mừng tuổi cho nhau mà xếp tiền gọn gàng, kín đáo trong những phong bao lì xì đỏ thắm (màu sắc tượng trưng cho sự may mắn) và còn thơm mùi giấy mới. Việc làm này cũng thể hiện sự ý nhị trong văn hóa giao tiếp, ứng xử của người Việt khi không muốn người nhận được lì xì so bì về sự ít nhiều của số tiền tượng trưng mà dẫn đến những điều không vui trong ngày Tết. Bởi theo niềm tin của người Việt cũng như người dân ở các nước châu Á, đầu năm như thế nào thì cả năm sẽ như vậy, nên họ sẽ làm tất cả mọi điều có thể để tránh xui xẻo và những gì không mong muốn.



quà tết lì xì 1



Phong bao lì xì 







Phong bao lì xì ngày nay không còn đơn thuần màu đỏ nữa mà có nhiều kiểu dáng, màu sắc đa dạng phục vụ mọi đối tượng



Chuyện kể rằng, thuở ấy ở xứ Trung Hoa có một loài yêu quái rất thích chọc phá trẻ con, tên gọi là con Tuỵ. Đặc biệt nó thường xuất hiện vào đêm Giao Thừa, chuyên xoa đầu trẻ con đang ngủ, khiến lũ trẻ giật mình, khóc thét đến hảng loạn, rồi sinh bệnh sốt mê man, ngớ ngẩn… Một đêm Giao Thừa nọ, Bát Tiên (tám vị tiên) trên đường lên Thiên Đình chầu Ngọc Hoàng, bay ngang phố thị, thấy con Tuỵ rình mò trước một ngôi nhà, sắp quấy phá hài nhi đang ngon giấc. Bát Tiên hạ mây đáp xuống, báo cho gia chủ hay rằng sẽ đuổi Tuỵ giúp họ, đoạn hoá thành tám đồng tiền, nằm quanh gối trấn giữ đầu cậu bé.



Hào quang của Bát Tiên từ đồng tiền chiếu sáng khắp phòng, sợ con Tuỵ thấy không dám vào. Các Tiên gọi người mẹ dung giấy gói đỏ gói tám đồng tiền lại, đoạn giấu dưới gối hài nhi. Lát sau, con Tuỵ thò tay vào định xoa đầu đứa trẻ. Bỗng từng chùm tia sáng vàng rực dưới gối xẹt bắn khắp mình mẩy con Tụỵ, bốc cháy. Nó hoảng hổn, bỏ chạy. Đuổi yêu quái xong, Bát Tiên bay về Trời. Cha mẹ cậu bé mừng lắm, hôm sau đem chuyện được Tiên giúp trừ con Tuỵ thuật lại cho khắp xóm làng hay biết, lại chỉ cách gói tám đồng tiền vào giấy đỏ, đặt dưới gối ra sao để đuổi Tuỵ. Mọi người, mọi nhà có trẻ nít đều làm theo. Từ đó trở thành một tục lệ - cứ tết đến người ta lại bỏ những đồng tiền vào phong bao đỏ cho trẻ con, cầu mong chúng luôn mạnh khoẻ, chóng lớn. Đó chính là tiền Lì Xì mừng tuổi đầu năm.

 

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
0
hh hh
06/02/2022 10:47:59
- QÙA TẶNG MAISON TẾT SONG HÀNH CÙNG TẬP ĐOÀN MƯỜNG THANH 2019
Tết nay so với Tết xưa của người Việt đã có ít nhiều thay đổi, nhưng có một nét văn hóa đặc sắc không bao giờ biến mất là phong tục lì xì ngày Tết cổ truyền. Những phong bao lì xì đỏ thắm, xinh xắn chính là biểu tượng của lời chúc may mắn và hạnh phúc đầu năm.



quà tết lì xì



Con cháu chúc Tết ông bà cha mẹ (Ảnh: Internet)



Không biết từ bao giờ tục mừng tuổi đầu năm ra đời để rồi lưu truyền từ năm này sang năm khác và đến giờ vẫn được gìn giữ. Trong những ngày Tết, mọi người đến nhà những người mình yêu quý để thăm hỏi và chúc Tết đồng thời không quên mừng tuổi (lì xì) khi gặp trẻ em hay những người cao tuổi.



Lì xì là cách gọi theo người Hoa, nghĩa tiếng Việt là “Tiền mừng tuổi đầu năm”. Lì xì là tục lệ có xuất xứ bên Trung Quốc từ xa xưa, phổ biến rộng khắp các nước Á Đông, đến nay vẫn còn tồn tại. Tuy về ý nghĩa đã dần thay đổi theo thời đại, nhưng đây là một mỹ tục mang nét hay, đẹp khi thăm hỏi, chúc tụng nhau nhân dịp đầu Xuân, nhất là để người lớn bày tỏ sự ưu ái, thương mến dành cho trẻ con… bằng phong bao lì xì. Phong bao mừng tuổi còn tượng trưng cho tài lộc, nhiều người nhận được hay cho đi càng nhiều bao lì xì thì càng tin rằng mình đã phát tài phát lộc.



Bắt đầu từ thời khắc giao thừa chính thức bước sang năm mới đến khi hết Tết, những người lớn tuổi trong gia đình sẽ phát lì xì mừng tuổi cho con cháu để lấy may, kèm theo là lời chúc làm ăn phát đạt, tấn tới, học hành giỏi giang, ngoan ngoãn… Còn con cháu cũng biếu ông bà, cha mẹ những phong lì xì đỏ thắm để chúc sức khỏe và trường thọ. Ý nghĩa chính không nằm ở “tiền” mà quan trọng là ở thông điệp. Vì thế, tiền lì xì thường là những món tiền nhỏ nhưng gồm cả tiền lẻ và tiền chẵn.



Người Việt không trực tiếp đưa tiền mừng tuổi cho nhau mà xếp tiền gọn gàng, kín đáo trong những phong bao lì xì đỏ thắm (màu sắc tượng trưng cho sự may mắn) và còn thơm mùi giấy mới. Việc làm này cũng thể hiện sự ý nhị trong văn hóa giao tiếp, ứng xử của người Việt khi không muốn người nhận được lì xì so bì về sự ít nhiều của số tiền tượng trưng mà dẫn đến những điều không vui trong ngày Tết. Bởi theo niềm tin của người Việt cũng như người dân ở các nước châu Á, đầu năm như thế nào thì cả năm sẽ như vậy, nên họ sẽ làm tất cả mọi điều có thể để tránh xui xẻo và những gì không mong muốn.



quà tết lì xì 1



Phong bao lì xì 







Phong bao lì xì ngày nay không còn đơn thuần màu đỏ nữa mà có nhiều kiểu dáng, màu sắc đa dạng phục vụ mọi đối tượng



Chuyện kể rằng, thuở ấy ở xứ Trung Hoa có một loài yêu quái rất thích chọc phá trẻ con, tên gọi là con Tuỵ. Đặc biệt nó thường xuất hiện vào đêm Giao Thừa, chuyên xoa đầu trẻ con đang ngủ, khiến lũ trẻ giật mình, khóc thét đến hảng loạn, rồi sinh bệnh sốt mê man, ngớ ngẩn… Một đêm Giao Thừa nọ, Bát Tiên (tám vị tiên) trên đường lên Thiên Đình chầu Ngọc Hoàng, bay ngang phố thị, thấy con Tuỵ rình mò trước một ngôi nhà, sắp quấy phá hài nhi đang ngon giấc. Bát Tiên hạ mây đáp xuống, báo cho gia chủ hay rằng sẽ đuổi Tuỵ giúp họ, đoạn hoá thành tám đồng tiền, nằm quanh gối trấn giữ đầu cậu bé.



Hào quang của Bát Tiên từ đồng tiền chiếu sáng khắp phòng, sợ con Tuỵ thấy không dám vào. Các Tiên gọi người mẹ dung giấy gói đỏ gói tám đồng tiền lại, đoạn giấu dưới gối hài nhi. Lát sau, con Tuỵ thò tay vào định xoa đầu đứa trẻ. Bỗng từng chùm tia sáng vàng rực dưới gối xẹt bắn khắp mình mẩy con Tụỵ, bốc cháy. Nó hoảng hổn, bỏ chạy. Đuổi yêu quái xong, Bát Tiên bay về Trời. Cha mẹ cậu bé mừng lắm, hôm sau đem chuyện được Tiên giúp trừ con Tuỵ thuật lại cho khắp xóm làng hay biết, lại chỉ cách gói tám đồng tiền vào giấy đỏ, đặt dưới gối ra sao để đuổi Tuỵ. Mọi người, mọi nhà có trẻ nít đều làm theo. Từ đó trở thành một tục lệ - cứ tết đến người ta lại bỏ những đồng tiền vào phong bao đỏ cho trẻ con, cầu mong chúng luôn mạnh khoẻ, chóng lớn. Đó chính là tiền Lì Xì mừng tuổi đầu năm.
 
Nguyễn Duy Khoa
lấy từ internet
hh hh
ko cóp từ tin nhắn trên
hh hh
cho 0 xu và 0 coin nha
0
0
Mun ddaayyyyyyy
21/02/2022 12:28:07
Từ ngàn đời nay, Tết Nguyên Đán được xem là lễ hội lớn nhất trong các lễ hội truyền thống Việt Nam. Tết là điểm giao thời giữa năm cũa và năm mới, luôn tiềm tàng những giá trị nhân văn thể hiện mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên, giữa con người với con người. Đó còn là dịp để mỗi người Việt Nam tưởng nhớ đến cội nguồn dân tộc, tri ân tổ tiên, tìm về tình cảm gia đình, tình làng nghĩa xóm. Trong những ngày này, có biết bao phong tục tập quán tốt đẹp của ông bà ta để lại đã được con cháu noi theo, chẳng hạn như tục “mừng tuổi” đầu năm. Nghe hai tiếng "lì xì" người ta liền tưởng tới bao giấy màu đỏ, nho nhỏ bằng phần tư trang giấy học trò, bên trong có xếp mấy tờ tiền mới. Vậy hai tiếng "lì xì" có xuất xứ như thế nào? Tục lì xì có khá nhiều nguồn gốc khác nhau. Ngày xưa, ở Đông Hải có một cây đào to, có rất nhiều yêu quái sống trong bộng cây, như hồ ly tinh, chuột tinh... Chúng luôn muốn ra ngồi bộng cây để gây hại bá tánh, song lúc nào cũng bị các thần tiên ở hạ giới canh giữ. Tuy nhiên, cứ vào lúc giao thừa thì tất cả các thần tiên đều phải về trời để nhận công việc mới theo sự phân công của Thượng đế. Nhân cơ hội này, có một loài yêu quái có tên là con Tuy xuất hiện để xoa đầu trẻ con đang ngủ khiến trẻ giật mình khóc thét rồi bị sốt hoặc trở nên ngớ ngẩn. Vì vậy các gia đình có con nhỏ thường thức suốt cả đêm để canh không cho con Tuy ám hại con mình. Một lần có mấy vị tiên đi ngang nhà kia hóa thành những đồng tiền nằm bên chỗ mấy đứa trẻ. Thấy vậy, cha mẹ chúng đem gói những đồng tiền này vào tấm vải đỏ. Khi con Tuy đến, những đồng tiền trong tấm vải đỏ liền lóe sáng khiến con Tuy sợ hãi bỏ chạy. Phép lạ này nhanh chóng lan truyền ra khắp nhân gian, nên khi tết đến, người ta lại bỏ tiền vào trong những cái túi màu đỏ tặng trẻ con, gọi là tiền mừng tuổi nhưng thực tế là để tống khứ con Tuy. Một truyền thuyết khác cho rằng, tục tặng tiền mừng tuổi bắt nguồn từ đời nhà Đường (Trung Quốc). Năm đó, Dương Quý Phi hạ sinh một hoàng tử. Được tin mừng, vua Đường Huyền Tông đích thân đến thăm và ban cho Dương Quý Phi một số vàng bạc gói trong tấm giấy đỏ. Dương Quý Phi coi đó vừa là tiền mừng vừa là chiếc bùa hoàng đế ban tặng con trẻ để trừ tà. Việc này đồn đại ra ngoài dân gian, người ta bắt chước tặng tiền mừng và coi đây như món lộc trừ tai họa, mang lại nhiều may mắn cho trẻ con. Tục “lì xì” là một phần đậm đà của phong vị Tết Việt Nam, đặc biệt đối với trẻ con, khiến trẻ nhớ tới Tết như một thời điểm mở đầu năm mới. Cuốn từ điển thời nay do Viện Ngôn ngữ học, Trung tâm Từ điển học chẳng hạn, mục từ lì xì giải thích: "Lì xì là mừng tuổi (bằng tiền). Tiền lì xì cho các cháu ngày mùng một Tết". "Lì xì" bằng tiền không chỉ giới hạn trong mùng một Tết, mà "liền tù tì" suốt ba ngày đầu năm, thậm chí kéo dài tận những ngày "mùng" cuối cùng của Tết như mùng 9, mùng 10. Tiếng '' lì xì'' có gốc là ''lợi thì'' trong tiếng Trung. Trong tiếng Quan Thoại, tục này được gọi là "hồng bao", trong tiếng Quảng Đông là “lợi thị” hoặc “lợi sự”. Dù được gọi với tên gọi nào, lì xì cũng mang nghĩa là tiền hên, tiền may mắn, điều lành, điều tốt… Phong bao lì xì cũng mang nhiều ý nghĩa tốt đẹp. Phong bao tượng trưng cho sự kín đáo - không muốn có sự so bì dẫn đến chuyện xích mích, không vui trong ngày tết. Bao lì xì thường có màu đỏ, với người Châu Á màu đỏ là một trong những màu cát tường nhất trong những lễ hội.
 

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
Gửi câu hỏi
×