Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Hãy viết bài văn nêu suy nghĩ của em về hiện tượng học sinh hiện nay lười đọc sách

----- Nội dung dịch tự động từ ảnh -----
Đề bài: Hãy viết bài văn nêu suy
nghĩ của em về hiện tượng học sinh
hiện nay lười đọc sách.
3 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
524
0
1
Bleene
07/02/2022 22:04:05
+5đ tặng

Sách là một phương tiện dùng để ghi chép, lưu giữ và lưu truyền tri thức trong xã hội loài người. Sách đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển tri thức. Mỗi quyển sách là một động lực phát triển văn minh xã hội. Ngày nay, do nền công nghệ thông tin phát triển mạnh, sách đã bị xem thường. Xu hướng toàn cầu hóa diễn ra ồ ạt, khiến cho học sinh ngày nay không chịu đọc sách. Một thực tế cần phải xác nhận là học sinh ngày nay không còn yêu mến sách nữa. Việc đọc sách của học sinh vì thế cũng rất hạn chế.

Trước sự phát triển của cuộc sống, con người nguyên thủy nhận thức rõ tầm quan trọng của tri thức. Họ tìm cách lưu giữ những thông tin mình đã nhận thức được để lại cho các thế hệ sau. Và sách đã ra đời. Có thể nói từ khi có sách thì nền văn minh của loài người mới được xác thực.

Hình thức ban đầu của sách là những hình khắc và kí tự lên vách đá, mai rùa, xương thú. Rồi đến thời kì viết chữ lên thẻ tre, thẻ trúc, lên tấm vải. Cuối cùng là viết hoặc in lên trang giấy và đóng thành tập. Trải qua thời gian, hình thức của sách không ngừng thay đổi. Càng thay đổi, sách ngày càng tiện lợi, dễ sử dụng và bảo quản hơn.

Trước đây, sách là phương tiện chính để học tập, giáo dục và phổ biến tri thức trong xã hội. Ngày nay, nhờ các thành tựu của nền khoa học kĩ thuật, các phương tiện truyền thông và thiết bị điện tử gần như đã thay thế vai trò của sách. Con người đã tiến hành ghi chép và lưu trữ tri thức vào các bộ nhớ điện tử. Đồng thời phổ biến nó bằng các định dạng thông qua các ứng dụng điện tử.

Người đọc có thể tiếp cận nguồn tri thức mà không cần phải giở từng trang sách. Công cụ tìm kiếm của Google là một minh chứng rõ ràng cho hình thức này. Bộ lưu trữ điện tử sẽ là hình thức của sách ở tương lai. Có hai hình thức sách cùng tồn tại song song ở nước ta là sách giấy và sách điện tử. Ngoài ra, còn có các ứng dụng cung cấp tri thức một cách phong phú, khá đầy đủ. Sách điện tử luôn tạo được sự tiện lợi và hứng thú cho người đọc.

Theo khảo sát của các tổ chức thế giới, tỉ lệ người đọc sách tại nước ta còn khá cao. Tuy nhiên, ở lứa tuổi học sinh, tỉ lệ này lại khá thấp. Đó cũng là thực trạng chung của các nước trên thế giới. Học sinh Việt Nam ngày nay không có hứng thú đọc sách. Ngoài những quyển sách bắt buộc phải đọc học sinh ít quan tâm đến sách khác. Học sinh thường hay đọc các loại truyện tranh có nội dung nhảm nhí, vô bổ mà ít tìm đến các loại sách khoa học. Những quyển sách văn học tuổi teen với nội dung dễ dãi thường được học sinh lựa chọn đọc. Còn sách lịch sử, sách địa lí, sách khoa học gần như không nằm trong danh mục lựa chọn.

Việc học sinh không muốn đọc những quyển sách có nội dung nghiên cứu khoa học, học thuật, nghệ thuật,… xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Bởi đó là lĩnh vực khó, đòi hỏi nhiều công sức. Kéo theo đó là những hậu quả lớn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của con người và xã hội.

Có nhiều nguyên nhân khiến học sinh không còn hứng thú đọc sách. Trước hết, là phải nói đến sự phát triển của công nghệ thông tin. Công nghệ điện tử số làm cho hình thức và phương thức đọc sách có nhiều thay đổi. Việc đọc sách ngày nay không nhất thiết là đọc trang sách in hay ngồi trong phòng. Học sinh có thể đọc trang sách điện tử bất cứ lúc nào và bất cứ đâu. Sự phát triển rầm rộ của các ngành công nghệ giải trí với những chương trình mới lạ, đặc sắc thu hút học sinh theo dõi. Từ đó học sinh lơ là việc đọc sách.

Thật không thể nào kể hết được các kênh truyền hình giải trí đang được phát sóng hiện nay. Ngoài những kênh phim truyện còn có những chương trình trực tiếp. Các chương trình này tương tác thực tế, sống động vô cùng. Sự phát triển của các phương tiện truyền thông tạo điều kiện cho học sinh dễ dàng tiếp cận với văn bản điện tử hơn. Học sinh hoặc chơi game, hoặc giải trí tầm thường. Từ đó không còn hứng thú với sách. Việc đọc sách trở nên nhàm chán, không còn hấp dẫn nữa.

Học sinh ngày nay với lối sống dễ dãi, yêu thích những thứ tầm thường có tính thuần giải trí như game, facebook, fan cuồng thần tượng, phim kinh dị, và các ấn phẩm có nội dung đồi trụy, phản cảm… Việc tiếp cận và say mê nguồn thông tin này khiến học sinh suy đồi đạo đức, trở nên lười biếng trong học tập, mất dần các thói quen bổ ích. Chẳng hạn như là việc đọc sách hằng ngày.

Gia đình, nhà trường và xã hội thiếu quan tâm đến việc phát triển tâm hồn và năng lực trí tuệ cho học sinh. Phụ huynh vì bận rộn với công việc mà không quan tâm khuyến khích con cái đọc sách. Nhà trường không có kế hoạch đọc sách, hay không gian đọc sách cho học sinh. Xã hội không có chương trình khuyến khích, cổ động việc đọc sách trong toàn dân để nâng cao dân trí. Và dường như, khôi phục thói quen đọc sách trong toàn dân chỉ nằm trên khẩu hiệu.

Các nhà xuất bản chạy theo lợi nhuận, không chịu đầu tư vào chất lượng và số đầu sách mới. Trên kệ sách hầu như chỉ thấy các tác phẩm quen thuộc được chỉnh sửa bìa sách cho khác đi mà ít thấy những tác phẩm mới có giá trị, thực sự mang lại lợi ích cho người đọc. Việc kiểm soát của các cơ quan chức năng chưa thật sự chặt chẽ và nghiêm khắc khiến cho sách giả, sách kém chất lượng tràn lan trên thị trường làm mất niềm tin ở người đọc.

Tình trạng học sinh ngày nay ít đọc sách đã gây ra những hậu quả lớn, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của con người và ổn định trật tự xã hội. Học sinh không muốn đọc sách khiến cho việc học tập cũng trở nên khó khăn, tri thức hết sức hạn chế, hiểu biết hạn hẹp. Một hậu quả dễ thấy nhất là học sinh ngày nay có năng lực đọc rất kém, viết sai chính tả nhiều, không phân biệt được lỗi phát âm và diễn dạt vụng về, thô lỗ.

Không đọc sách làm cho tâm hồn học sinh khô héo, thiếu cảm xúc và những rung động chân thành. Học sinh ngày càng trở nên cộc cằn, ăn nói tục tĩu, ứng xử thiếu lịch sự, thường vô lễ với thầy cô và người lớn. Việc ít đọc sách khiến học sinh không biết cảm thông, chia sẻ hay yêu thương; không biết tự kiềm chế bản thân làm nảy sinh ngày càng nhiều các vụ bạo lực xảy ra trong học đường.

Không những ít đọc hoặc không đọc sách, thiếu sự tôn trọng đối với sách, nhiều học sinh còn tỏ ra xem thường sách, có hành vi hủy hoại sách. Những người như thế thật đáng chê trách. Nhà trường, gia đình và xã hội cần có những giải pháp và hành động thiết thực để nâng cao năng lực và đam mê đọc sách cho học sinh. Điều đó là rất cần thiết bởi không đọc sách, học sinh không thể tiến bộ, tâm hồn sẽ khô kiệt, hiểu biết hạn hẹp, kĩ năng sống không phát triển được. Điều quan trọng nhất, không đọc sách sẽ không thể có được cuộc sống tâm hồn phong phú, không cảm nhận được cái đẹp và ý nghĩa trọn vẹn của cuộc sống này.

Đối với học sinh, trước hết, hãy chăm chỉ đọc sách mỗi ngày để phát triển trí tuệ và tâm hồn. Hãy quý trọng sách, giữ gìn và bảo vệ sách. Khuyến khích bạn bè, người thân cùng đọc sách. Tổ chức thảo luận, bàn luận về những quyển sách hay, ý nghĩa, có giá trị lớn lao. Vừa đọc sách vừa rèn luyện bản thân mình.

Đối với gia đình, nhà trường, xã hội, cần dành nhiều sự quan tâm đối với việc bồi dưỡng tâm hồn và trí tuệ các em bằng những quyển sách hay, có nội dung trong sáng, lành mạnh. Khuyến khích và tổ chức đọc sách trong trường học và ngoài xã hội, tạo được phong trào đọc sách trong toàn dân.

Các cơ quan chức năng kiểm soát chặt chẽ việc xuất bản và lưu hành các ấn phẩm sách, đảm bảo chất lượng, phục vụ tốt cho nhu cầu của người đọc hiện nay.

“Đọc sách hay cũng giống như trò chuyện với các bộ óc tuyệt vời nhất của những thế kỉ đã trôi qua”. Đọc sách là thể hiện lòng biết ơn đối với người xưa và trách nhiệm đối với bản thân, gia đình và đất nước. Sách đối với con người như nước đối với cây cối. Không có nước, cây cối sẽ héo rũ. Không có sách, cuộc sống loài người sẽ buồn chán biết chừng nào. Bởi thế, hãy lựa chọn cho mình những quyển sách hay và đọc nó hằng ngày. Đó chính là con đường đúng đắn dẫn bước ta đến cánh cửa của tương lai.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
3
Hoàng Thanh Thảo
07/02/2022 22:05:35
+4đ tặng
Suy nghĩ của em về hiện tượng học sinh lười học hiện nay và những hậu quả của việc lười học ham chơi.
'Ngọc không giũa không thành ngọc sáng - Người không học không biết lẽ phải'. Việc học có ảnh hưởng rất lớn đến tương lai của mỗi người.
Một người nếu không được học tập thì khó mà đứng vững được trên con đường đời. Bởi thế mà từ xa xưa ông cha ta luôn ngắc nhở con cháu cố gắng học tập rèn luyện phấn đấu nhưng hiện nay hiện tượng lười học xảy ra rất phổ biến trong giới học sinh.
Hiện tượng lười học là vấn đề bức thiết mà không học sinh nào có thể tránh khỏi nếu không biết rèn luyện, phấn đấu. Những học sinh lười học thường là những học sinh thích ham chơi, không chịu làm bài tập, học thuộc bài trước khi đến lớp. Những học sinh ấy thường trốn học, bỏ tiết, rúc đầu vào quán điện tử cày ngày cày đêm.
Biển hiện của hiện tượng lười học là ngôi trên lớp không chú ý nghe giảng, không chép bài, tâm hồn treo ngược cành cây. Cá nhân học sinh lười nhác chưa nhận thức rõ tầm quan trọng của tri thức, chỉ lơ đáng, lo đua đòi theo chúng bạn mà quên mất nhiệm vụ của chính mình.
Các bạn học sinh lười học thì thường vác cặp sách giả vờ đi học nhưng thực ra là đi chơi, không đến trường để học. Có những bạn xin tiền bố mẹ nói dối là tiền học nhưng thực ra là tiền để đi chơi điện tử.
Hiện tượng lười học xảy ra do rất nhhieeuf nguyên nhân: bản thân học sinh còn lười biếng không chịu học hỏi mở mang tri thức. Một số học sinh do bạn bè rủ rê lôi kéo, không xác định rõ con đường tiếp theo mà mình bước đến, không có ước mơ làm mục tiêu phấn đấu. Một phần nguyên nhân cũng là do gia đình các bậc cha mẹ quá nuông chiều con cái, chưa có sự quan tâm cần thiết đối với quá trình học tập của con em mình.
Một số phụ huynh đặt áp lực quá lớn cho con trong công việc học hành mà không quan tâm đến cảm giác và suy nghĩ của con cái.
Ví dụ như gia đình bạn H là một gia đình khá giả, bố mẹ đều làm công nhân viên chức, bạn H cũng học hành chăm chỉ. Sắp đến kì thi học sinh giỏi mà bố mẹ bạn ấy đặt áp lực quá cao vào bạn khiến bạn cảm thấy rất mệt mỏi, sinh ra chán nản, buồn bực. Hiện tượng lười học còn do phía xã hội tác động không nhỏ, cùng hòa nhịp phát triển của thời đại xã hội nước ta có nhiều biến đổi vừa tích cực ừa tiêu cực.
Trong đó việc tiếp thu nhiếu chọn lọc các nền văn hóa của nước ngoài cũng ảnh hưởng đến tâm lí học hành của học sinh. Sự xuất hiện của các trò chơi điện tử thu hút sự chú ý của học sinh, các kiểu ăn diện phim ảnh làm thế giới học trò lúc nào cũng lơ đãng, không tập trung vào việc học.
Lười học sẽ gây nên những hậu quả khôn lương, đặc biệt là đối với cá nhân học sinh sau đó đến gia đình và xã hội. Trước hết, đối với cá nhân học sinh khiến cho tương lai mờ mịt không có định hướng cho tương lai phía trước, khi trưởng thành sẽ khó có nghề nghiệp ổn định, từ đó làm gánh nặng cho xã hội. Nếu chỉ là những con người thừa của xã hội,không có chỗ đứng.
Nếu không chịu học tập thì không nhận ra giá trị của cuộc sống. lỡ mất tuổi trẻ. Còn ới gia đình mất đi niềm tin vào con cái, khi thấy thành tích học tập của con mình không như mong muốn thì tỏ thái dộ gắt gỏng, không vui. Như chúng ta đã biết, học sinh là thế hệ trẻ, chủ nhân tương lai của đất nước nếu lười học cứ tiếp diễn thì đội ngũ này không có chất lượng thì không đảm bảo phát triển đất nước bền vững, nguồn nhân lực kém chất lượng.
Qua những hậu quả nêu trên vì thế cần có biện pháp khắc phục hiện tượng lười học. Cá nhân học sinh cần nhận thức rõ trách nhiệm của mình bây giờ là chỉ có học, biết xác định rõ cho mình ước mơ, động lực để phấn đấu. Gia đình cần có cái nhìn thoáng hơn, không nên tạo áp lực căng thẳng, không qus nuông chiều mà luôn động viên, giúp đỡ con em mình tiến bộ trong học tập. Bố mẹ nào mà chả hạn phúc, vui sướng khi thấy con mình học hành giỏi giang, tiến bộ cơ chứ!
Vì thế là thê hệ tương lai của đất nước, bây giờ chúng ta phải cố gắng phấn đấu rèn luyện, học tập chăm chỉ để xứng đáng là con ngoan tròi giỏi, cháo ngoan Bác Hồ- các bạn nhé.
Học tập là chuyện cả mỗi người nhưng chúng ta hải học làm sao cho hiệu quả đúng đắn, để không còn tình trạng lười học xảy ra nữa. Đúng như câu ca dao muốn nhắc nhở đến chúng ta:
'Cơm cha, áo mẹ, chữ thầy
Nghĩ sao cho bỗ những ngày ước ao'
1
0
Hồng Nhung
07/02/2022 23:35:19
+3đ tặng
Trên con đường thành công của mỗi người, kiến thức là thứ tài sản vô giá không thể thiếu trong việc chinh phục mở cánh cửa thành công. Để có một cuộc sống thành đạt và vươn tới những ước mơ hoài bảo cho riêng mình, thì ngay bây giờ tất cả chúng ta đặc biệt là tuổi trẻ học sinh hiện nay phải nhận thức đúng đắn và tầm quan trọng của việc học tập. Học vấn quyết định sự thành công hay thất mà ai trong chúng ta đều phải trải qua. Thế nhưng, hiện nay một số bộ phận nhỏ học sinh thanh thiếu niên coi nhẹ việc học mà hay lơ là, bỏ bê, chán học không có định hướng tương lai rõ ràng để phấn đấu cho sự phát triển, nâng cao trình độ và không có trách nhiệm sự nghiệp, cuộc đời của riêng mình. Thái độ học tập chểnh mảng, suy nghĩ sai lệch là thực trạng đáng buồn và cần có những biện pháp để cải thiện tình trạng lười học của học sinh hiện nay.

Hiện tượng lười học khá phổ biến của học sinh trong nhà trường. Điều này được thể hiện rõ qua việc học tập không hứng thú, không tập trung chú ý nghe giảng trên lớp, xem nhẹ việc học. Lười học là không chăm chỉ, cần cùm không chịu khó, động não suy nghĩ trong học tập mà chỉ thích học đối phó, không kiên trì nhẫn nại mà thấy khó quá bỏ qua, học quoa loa, hoặc xem thường thấy bài dễ không thèm làm, bài khó không động não, không tư duy. Để lĩnh hội kiến thức mà thầy cô giảng dạy trên lớp không phải là học ngày một ngày hai là có thể hiểu hết được. Người ta có câu “Đá mài mới sắc, người có học mới nên” việc học là điều kiện cần để con người bắt kịp những tiến bộ phát triển vượt bậc để mới nghĩ đến việc vươn xa vươn đến tầm cao của thế giới. Không thì nước ta chỉ mãi là đất nước nhỏ bé không có tiềm lực phát triển kinh tế. Chính vì thế công việc học tập đóng vai trò rất quan trọng với sự phát triển, phồn vinh của nước nhà. Nhưng hiện tại đang tồn tại tình trạng lười học của học sinh hiện nay.
Nguyên nhân do đâu mà tình trạng lười học đang xuất hiện nhiều ở học sinh ngày nay? Trước tiên, nguyên nhân do chính bản thân học sinh lười học là do ham chơi, bị lôi kéo bạn bè rủ rê, không chăm lo học hành mà mải mê chơi game, cúp học để đi theo bạn bè, không có ước mơ không có mục tiêu trong cuộc sống. Gia đình quá nuông chìu con em mình, cho các em tự do vui chơi, giải trí mà không biết cách quản lý, bỏ bê con cái, sự thờ ơ, không sao sát tình hình học tập, hoặc là việc áp đặt nghiêm khắc quá mức tạo áp lực học tập nên các em học sinh, sinh viên chống đối và không còn ham thích việc học, gián tiếp tạo sự ác cảm với các em về việc lĩnh hội kiến thức. Ngoài ra, nguyên nhân sâu xa khiến các học sinh dần lười học, lười tư duy. Vì mọi thứ đã có sẵn, các em chỉ cần thực hiện thôi là được và kết quả thì y như rằng “luôn tốt” là do bệnh thành tích trong nhà trường nhiều nhà trường phụ huynh chỉ vì mục tiêu muốn học sinh điểm cao, chạy theo thành tích học sinh giỏi. Do công nghệ điện tử, mạng internet, facebook, tik tok, học sinh tiếp cận công nghệ quá sớm và các em bị mất quá nhiều thời gian khi dùng mạng xã hội, không tập trung chăm lo học hành. Các bạn biết đó với sự phát triển kinh tế, khoa học kỹ thuật. Máy móc hiện đại dần dần thay thế con người, con người không phải hoạt động nặng nhọc về lao động chân tay, cả trí óc. Đó là nguyên nhân dẫn đến sự phụ thuộc lạm dụng quá mức với thiết bị công nghệ con người trở nên thụ động, lười nhác, trì trệ không động não, lười tư duy.

Chính sự phát triển của thiết bị công nghệ điện tử và mạng xã hội đã dẫn đến tình trạng lười học của học sinh hiện nay. Khi ngồi vào học bài thì các em để điện thoại một bên dành thời gian lướt facebook, chơi game online, sự hấp dẫn của mạng xã hội nhiều ứng dụng mới ra đời cũng là thú vui giải trí mà các em nếu không biết cách phân bổ thời gian học tập và giải trí hợp lý sẽ dẫn đến kết quả học tập giảm sút. Nhiều bạn trẻ cứ chơi một lát rồi học, nhưng khi lôi cuốn vào mạng xã hội mà không biết có dừng đúng lúc thì việc chơi lấn áp cả thời gian dành cho việc hoàn thành bài tập về nhà để nộp bài đúng hạn cho cô giáo. Các bạn hãy nhớ câu việc học hôm nay chứ để ngày mai, bởi vì cứ hẹn mai dạy sớm hoàn thành thì dần dần tạo thói quen không tốt, ăn sâu vào tiềm thức và thấy nó hết sức bình thường và từ khi nào chúng ta xem nhẹ việc học tập, biến việc học là phụ còn việc giải trí là chính.

Hiện nay, trên google kiến thức hay văn mẫu nào cũng có khiến cho học sinh ỷ lại không động não suy nghĩ làm bài theo lối văn của mình, hoặc chép bài giải của các bài toán trên mạng. Thay vào đó, lên mạng chép nộp đối phó với thầy cô mà chẳng bận tâm suy nghĩ nhiều, các bạn sẽ không hiểu được cách làm bản chất vấn đề và nhiều lần như vậy học sinh lười động não, lười suy nghĩ không có sự sáng tạo sẽ có kết quả học tập không cao. Các em học sinh hiện nay áp lực vì việc học quá nhiều, quá tải.Ngoài việc học ở trường 2 buổi sáng và chiều, nhiều học sinh còn phải đi học thêm, học năng khiếu,… khiến các em cảm thấy ngột ngạt, và trở nên lười học.

Nhìn chung, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng học sinh lười học, nhưng chung quy lại có nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan để làm rõ về hiện tượng lười học của học sinh ngày nay. Nguyên nhân khách quan là do sức ép từ cha mẹ học sinh đặt kì vọng quá nhiều vào con làm cho học sinh cảm thấy chán nản, mệt mỏi hoặc do tâm lí của học sinh bị ảnh hưởng từ gia đình. Còn nguyên nhân chủ quan như: ham chơi điện tử, lười học, đua đòi, bỏ bê chuyện học tập. Những bạn học sinh đó có biết việc làm đó gây nên hậu quả như thế nào đến bản thân mình và toàn xã hội.
Thực trạng, hậu quả của việc lười học của học sinh đã gây ra những hậu quả to lớn với chính bản thân các em và toàn xã hội như thế nào? Số lượng học sinh bỏ học, cúp tiết để chơi game online, theo bạn bè rủ rê ngày càng nhiều. Nhiều học sinh đua đòi theo bạn bè nghỉ học ra đời sớm dễ bị sa vào tệ nạn xã hội ảnh hưởng đến an ninh trật tự xã hội. Lười học nên thành tích học tập sa sút kéo theo sự chán nản bỏ bê không muốn học.

Khi học sinh mà nhát học thì mất kiến thức nền tảng và kéo theo đó là mất căn bản không hiểu bài và ảnh hưởng đến kết quả học tập, nhiều em bị ở lại lớp vì hỏng quá nhiều kiến thức. Học tập trên lớp đã được bộ giáo dục soạn thảo theo tiến trình cấp bậc từ thấp lên cao. Nếu như nền tảng kiến thức bị mất thì việc lên lớp để tiếp thu kiến thức khó hơn sẽ khó mà thực hiện được, gây ra hiện tưởng chán học vì học không hiểu bài thì đi học đối với các em như là một cực hình về tinh thần. Ở trường nào mà hiện tượng học sinh bỏ học giữa chừng nhiều sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng giảng dạy và sự uy tín của nhà trường. Không những vậy, mà ảnh hưởng đến nền kinh tế nước nhà. Khi các bạn đua đòi, không chú tâm học tập, ham mê chơi điện tử, buông thả bản thân thì sẽ ảnh hưởng đến kinh tế gia đình, làm ba mẹ gia đình buồn phiền hao tổn tiền bạc gia đình một cách vô ích. Việc bỏ bê học hành ra đời sớm tiếp xúc với xã hội bên ngoài mà không kịp trang bị những kiến thức, vốn sống cơ bản, các em dễ bị kẻ xấu dụ dỗ lôi kéo, dễ lâm vào tệ nạn xã hội như ma túy, mại dâm, trộm cắp, giết người,… Nhưng thực tế không phải ai cũng lười học, nhiều em học sinh nhà nghèo vượt khó không ngừng nỗ lực để đổi mới cuộc đời và giúp gia đình thoát nghèo. Các em nỗ lực học tập, phấn đấu để trở thành những học sinh ngoan, học giỏi luôn đạt thành tích cao trong học tập và được cha mẹ thầy cô tự hào.

Vậy bây giờ chúng ta cần làm gì? làm như thế nào để khắc phục hiện tượng học sinh lười học hiện nay? Mỗi bạn học sinh cần phải tự vươn lên trong học tập, có ý thức cố gắng. Ở trên lớp cần phải chú ý nghe giảng, hăng hái phát biểu xây dựng bài, chỗ nào không hiểu phải hỏi bạn bè hoặc thầy cô để hiểu bài hơn chứ không được giấu dốt, phải chăm chỉ học bài và làm bài trước khi đến lớp, phải cố gắng tìm lại niềm vui trong học tập, không để chuyện gia đình ảnh hưởng đến học tập. Đồng thời cha mẹ học sinh cũng phải ủng hộ cho học sinh tham gia thêm các hoạt động ngoại khóa như đi cắm trại, đi thăm quan để nâng cao hiểu biết cách ứng xử giao tiếp đối với mọi người xung quanh. Các học sinh ham chơi điện tử thì phải bỏ, không chơi quá nhiều đến mức nghiện. Tốt nhất là không chơi để không bị ảnh hưởng đến học tập, không đua đòi theo các bạn xấu để xa vào các tệ nạn xã hội như ma túy, cờ bạc. Phải cố gắng học bài làm bài đầy đủ, phải tự mình có ý thức là học cho mình chứ không phải học cho ai khác. Việc học thật sự rất quan trọng đối với chúng ta.

Những biện pháp khắc phục tình trạng lười học của học sinh, mỗi cá nhân học sinh phải hiểu rõ trách nhiệm và tầm quan trọng của mình trong công cuộc xây dựng đổi mới đất nước. Có thái độ tích cực, có niềm say mê trong học tập và tự trang bị cho mình những vốn sống, hiểu biết cơ bản để có thể tránh khỏi những dụ dỗ bởi các trò chơi điện tử online vô bổ, không lãng phí thời gian sống ảo trên facebook, tiktok, biết cân bằng và điều chỉnh thời gian học tập và giải trí hợp lý để không ảnh hưởng đến việc học. Đặt biệt, gia đình cần đặc biệt quan tâm và chăm sóc con em mình nhiều lơn, chú trọng việc dạy bảo và quản lý, sát sao trong quá trình học tập tại nhà, không bỏ bê và để hết trách nhiệm dạy dỗ cho nhà trường. Cha mẹ luôn động viên an ủi các em thay vì dùng những khung hình phạt cứng nhắc khi các em phạm sai lầm, có phương pháp dạy con hiệu quả. Ngoài ra, phía nhà trường chú ý tới học sinh, đưa các chương trình giảng dạy độc đáo, có sự sáng tạo, tư duy và thú vị để gây hứng thú cho học sinh. Không quá áp đặt và chạy đua theo thành tích. Áp dụng chính sách khen thưởng khuyến khích các em đạt thành tích cao trong học tập để tạo nguồn động lực khích lệ tinh thần tự giác trong học tập. Khi các em cố gắng học tập chăm chỉ thì kiến thức của các bạn sẽ không bị mất, kết quả học tập cũng không bị ảnh hưởng, thành tích học tập của trường lớp luôn tốt. Bố mẹ của các bạn đó cũng tự hào, hãnh diện vì có đứa con chăm ngoan học giỏi, để được nở mày nở mặt trước mọi người.

Hiện tượng lười học đừng để biến thành căn bệnh phổ biến của học sinh trong nhà trường hiện nay. Vì khi không có hứng thú, không có động lực học tập, không tập trung lắng nghe giảng trên lớp, xem nhẹ việc học. Từ những hành động trên đã gây ra những hậu quả vô cùng to lớn. Trước hết, việc lười biếng trong học tập lâu dần sẽ tạo ra một lỗ hổng kiến thức rất lớn và khó thể bù lại được.Từ đó, ta sẽ thấy việc học trở nên rất khó khăn, cảm thấy lười và nhàm chán khi nhắc đến việc học. Nếu bây giờ không siêng năng, chăm chỉ trong học tập, sau này chắc chắn ta sẽ không có tương lai tốt đẹp, không đạt những thành công kỳ vọng trong cuộc sống và không giúp ích được cho đất nước. Không có tri thức là ta đang tự đào thải mình ra khỏi xã hội. Học sinh là thế hệ trẻ, chủ nhân tương lai của đất nước nếu như hiện tượng lười học ngày càng nhiều thì ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển phồn vinh của đất nước. Vì một thế hệ tương lai của đất nước, mỗi học sinh đều phải chăm chỉ học tập, không nên lười nhát thụ động. Không ai thành công mà không bỏ công sức học tập rèn luyện, “học đi đôi với hành, học nữa học mãi”, tích lũy kiến thức, rèn luyện đạo đức nhân cách, tránh hiện tượng học tủ, học vẹt, học lệch, học đối phó. Sự nỗ lực là con đường để tiến tới thành công, là hành trang vững chắc và quý giá nhất ta bước vào đời.

Chính vì thế, cá nhân học sinh cần nhận thức rõ trách nhiệm của mình bây giờ là chỉ có học, biết xác định rõ cho mình ước mơ, động lực để phấn đấu. Phía gia đình phải quan tâm, chú ý đến tầm quan trọng của việc học tập và nuôi dạy con cái không quá nuông chiều mà phải động viên khích lệ tinh thần, và phía nhà trường cũng không nên tạo áp lực mà có những biện pháp dạy sáng tạo gây hứng thú cho học sinh. Mọi người hãy cố gắng học tập chăm chỉ để tiếp thu những kiến thức và vốn hiểu biết đó để vận dụng vào trong cuộc sống và làm hành trang trên con đường mở cánh cửa thành công để đạt những ước mơ hoài bão cho bản thân.
Tóm lại, học sinh là thế hệ trẻ, mầm non tương lai của đất nước. Bây giờ, chúng ta phải cố gắng phấn đấu rèn luyện, học tập chăm chỉ để xứng đáng là con ngoan trò giỏi, cháu ngoan Bác Hồ. Học sinh phải lấy việc học lên làm đầu, phải không ngừng cố gắng, rèn luyện, không ngừng học hỏi, chăm chỉ học tập bồi dưỡng, nâng cao tri thức và hãy học tập vì một tương lai tốt đẹp của chính bản thân chúng ta và gia đình. Học tập là chuyện của mỗi người nhưng chúng ta phải học làm sao cho hiệu quả đúng đắn, để không còn tình trạng lười học xảy ra nữa.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×