Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Cảm nhận của em về nhân vật ông Hai trong tác phẩm "Làng" của Kim Lân

Cảm nhận của em về nhân vật ông hai trong tác phẩm làng của kim lân
( chú ý: viết từng luận điểm một )
4 trả lời
Hỏi chi tiết
174
3
0
Hiển
09/02/2022 21:37:05
+5đ tặng
Đoạn trích đã viết về vẻ đẹp nhân vật ông Hai người có tình yêu làng quê mãnh liệt, có lòng tự trọng. . Với nhà văn Kim Lân người đã từng sống và gắn bó am hiểu đời sống tâm lí của người nông dân để rồi nhà văn nhìn thấy ẩn sâu vẻ đẹp bình dị chất phác ấy của ông Hai hay của người nông dân là tình yêu làng, yêu nước.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
2
0
Avicii
09/02/2022 21:38:07
+4đ tặng

Truyện ngắn làng là một trong những tác phẩm xuất sắc nhất của nhà văn Kim Lân. Lấy bối cảnh những ngày đầu cuộc kháng chiến chống Pháp, qua nhân vật ông Hai, nhà văn Kim Lân thể hiện một cách chân thực tình yêu làng, yêu nước của người nông dân Việt Nam.

Có thể nói, ông Hai yêu cái làng chợ Dầu như máu thịt của mình. Ông yêu tất cả những gì thuộc về làng, từ cành cây ngọn cỏ, con đường đi đến cái nếp sống, cái tinh thần của làng. Đối với ông, làng là tất cả, không có gì có thể đánh đổi được tình yêu làng trong tâm hồn ông.

Tình yêu làng của nhân vật ông Hai ít nhiều thay đổi theo thời gian nhưng trước sau như một. Ông lúc nào cũng gắn bó, chung thủy với cái làng chợ Dầu thân thiết của mình. Trước cách mạng, mỗi lần đi đâu xa, nói về làng của mình. Ông tự hào làng có cái sinh phần của viên tổng đốc lớn nhất vùng, rồi ca ngợi cái con đường lát đá, những ngôi nhà tường vôi mái ngói, cái giếng làng,… trong sự hãnh diện ghê gớm lắm..

Thực hiện lệnh của Ủy ban kháng chiến, ông phải đi tản cư, lòng ông cứ băn khoăn chẳng muốn rời xa cái làng thân yêu ấy một tý nào bởi vì theo lão “quê cha đất tổ một lúc rứt ruột bỏ đi làm gì mà không đau xót”. Xa làng rồi, ông Hai mới cảm thấy nhớ làng Dầu biết chừng nào. Tình yêu làng như ngọn lửa cứ cuồn cuộn cháy trong ông.

Dõi theo tác phẩm, ta thấy ở nhân vật ông Hai, tình yêu làng của ông thống nhất, hòa quyện với tình cảm yêu mến, thủy chung đối với cuộc cách mạng của dân tộc, đối với đất nước. Bản thân ông luôn tự hào làng của mình là làng kháng chiến, những người dân trong làng từ già đến trẻ đều là những con người có tinh thần quả cảm và bất khuất.

Chính lòng yêu nước đã làm cho ông cảm thấy vui mừng, tự hào về tinh thần dũng cảm cũng như thành tích chiến đấu của đồng bào dân tộc mà ông theo dõi được trên báo chí hằng ngày: “Ruột gan ông cứ múa cả lên…”

Quá đỗi hãnh diện về truyền thống anh hùng của làng và lòng yêu nước sâu sắc vốn có của mình, ông Hai đã quá bàng hoàng, sửng sốt, đau đớn trước cái tin chợ Dầu theo giặc. Thế là bao nhiêu niềm kiêu hãnh về truyền thống bất khuất của người làng chợ Dầu, bao nhiêu mơ ước được quay về làng bỗng hoàn toàn sụp đổ. Ông đau khổ như vừa lạc vào một vùng bóng tối dày đặc, nhục nhã và đau đớn vô cùng.

Lúc trong cùng cực tủi hổ, bế tắc và tuyệt vọng trước niềm tin, niềm tự hào và hãnh diện của mình bỗng chốc sụp đổ, ông Hai chỉ còn biết giải tỏa u uất cùng con nhỏ bởi ông biết trẻ con vốn ngây thơ và trung thực. Qua những lời nói hồn nhiên của thằng Húc và cái tinh thần của con, ông Hai tìm lại được niềm động viên an ui, tìm thấy điểm tựa tinh thần để cuối cùng, ông khẳng định: “Làng thì yêu thật, nhưng làng theo Tây thì phải thù”. Ông đứng hẳn về phía cách mạng, ủng hộ cụ Hồ, ủng hộ cuộc kháng chiến của dân tộc.

Cho đến khi cái tin oan nghiệt : “làng chọ Dầu làm Việt gian cả rồi” được cải chính, nỗi oan của người làng chợ Dầu được minh giải, nỗi dằn vặt trong lòng ông hai cùng biết bao khổ sở, tủi nhục được gỡ bỏ, ông hai như sống lại một cuộc đời mới. Dẫu làng ông bị cháy, nhà ông bị đốt, ông vẫn rất vui. Thì ra, đến đây người đọc chợt hiểu ông Hai yêu làng là yêu cái tinh thần kháng chiến của làng, của người chợ Dầu. Ông yêu người chợ Dầu anh hùng, quyết liệt kháng chiến chống giặc bảo vệ làng, bảo vệ đất nước.

Chi tiết kể về ông Hai cứ múa tay lên mà khoe nhà ông bị đốt nhẵn… Mới đọc chi tiết này, ta thấy dường như vô lý bởi ngôi nhà là cả một tài sản quá lớn đối với những người nông dân. Hơn thế nó còn gắn với bao kỷ niệm vui buồn rất thiêng liêng của mỗi con người. Mất nó ai mà không xót xa đau đớn? Nhưng ông Hai lại có cử chỉ “múa tay lên để khoe”, đó là biểu hiện của tâm trạng sung sướng đến tột độ. Ông Hai vui sướng vì nhà bị tây đốt là bằng chứng hùng hồn rằng làng Dầu của ông vẫn theo kháng chiến, theo cách mạng, đó là một làng quê anh hùng, đứng dậy chống thực dân Pháp. Chắc hẳn mất nhà, ông Hai cũng đau lắm chứ, xót xa lắm chứ. Nhưng dù thế nào thì nhà còn có thể xây dựng lại được, song danh dự của làng đâu dễ lấy lại? Ông đã quên đi sự mất mát riêng để tự hào sung sướng trong vẻ đẹp, sức mạnh chung của làng quê, đất nước.

Niềm vui, nỗi buồn của ông Hai luôn gắn liền với vận mệnh của Làng Dầu. Thế mới biết ông Hai yêu làng quê tha thiết đến chừng nào! Tình yêu làng quê được mở rộng, thống nhất, hoà quyện trong tình yêu tổ quốc thật sâu nặng và thiêng liêng. Từ tình yêu làng thiết tha, chuyển biến lên thành tình yêu nước sâu đậm. Tình yêu nước được đặt cao hơn tình làng. Đây là nét đẹp truyền thống mang tinh thần thời đại. Ông Hai là hình ảnh tiêu biểu của người nông dân trong thời kì kháng chiến chống Pháp. Chính họ, những người nông dân yêu nước ấy đã góp phần không nhỏ vào những kỳ tích oan hùng, những thắng lợi rực rỡ trong cuộc trường chinh giữ nước vĩ đại của dân tộc Việt Nam.

Sự vận động tình yêu làng, yêu nước trong tình cảm của nhân vật ông Hai (và cũng là của người lao động Việt Nam thời kì đầu cuộc kháng chiến chống Pháp), đi từ sự tự phát (trước cách mạng, họ có tình yêu làng, yêu nước một cách tự nhiên) đến tự giác (họ yêu làng, yêu nước trên ý thức nhận rõ kẻ thù xâm lược. Họ một lòng đi với cách mạng, ủng hộ cụ Hồ, ủng hộ đường lối và chính sách của Chính phủ kháng chiến, quyết một lòng đứng về phía cách mạng.

Kim Lân đã rất thành công khi xây dựng nhân vật ông hai, một lão nông thật thà, chất phác, yêu làng, yêu nước. Chuyển biến từ tình yêu làng thiết đến tình yêu nước sâu đậm, ủng hộ cụ Hồ, ủng hộ kháng chiến; từ tình yêu làng tự phát đến tình nước tự giác của nhân vật ông Hai hay cũng chính là những chuyển biến mới trong tình cảm của người nông dân Việt Nam thời kì đầu cuộc kháng chiến chống Pháp.

ッM꙰I꙰N꙰H꙰ ff ...
Truyện ngắn làng là một trong những tác phẩm xuất sắc nhất của nhà văn Kim Lân. Lấy bối cảnh những ngày đầu cuộc kháng chiến chống Pháp, qua nhân vật ông Hai, nhà văn Kim Lân thể hiện một cách chân thực tình yêu làng, yêu nước của người nông dân Việt Nam. Có thể nói, ông Hai yêu cái làng chợ Dầu như máu thịt của mình. Ông yêu tất cả những gì thuộc về làng, từ cành cây ngọn cỏ, con đường đi đến cái nếp sống, cái tinh thần của làng. Đối với ông, làng là tất cả, không có gì có thể đánh đổi được tình yêu làng trong tâm hồn ông. Tình yêu làng của nhân vật ông Hai ít nhiều thay đổi theo thời gian nhưng trước sau như một. Ông lúc nào cũng gắn bó, chung thủy với cái làng chợ Dầu thân thiết của mình. Trước cách mạng, mỗi lần đi đâu xa, nói về làng của mình. Ông tự hào làng có cái sinh phần của viên tổng đốc lớn nhất vùng, rồi ca ngợi cái con đường lát đá, những ngôi nhà tường vôi mái ngói, cái giếng làng,… trong sự hãnh diện ghê gớm lắm.. Thực hiện lệnh của Ủy ban kháng chiến, ông phải đi tản cư, lòng ông cứ băn khoăn chẳng muốn rời xa cái làng thân yêu ấy một tý nào bởi vì theo lão “quê cha đất tổ một lúc rứt ruột bỏ đi làm gì mà không đau xót”. Xa làng rồi, ông Hai mới cảm thấy nhớ làng Dầu biết chừng nào. Tình yêu làng như ngọn lửa cứ cuồn cuộn cháy trong ông. Dõi theo tác phẩm, ta thấy ở nhân vật ông Hai, tình yêu làng của ông thống nhất, hòa quyện với tình cảm yêu mến, thủy chung đối với cuộc cách mạng của dân tộc, đối với đất nước. Bản thân ông luôn tự hào làng của mình là làng kháng chiến, những người dân trong làng từ già đến trẻ đều là những con người có tinh thần quả cảm và bất khuất. Chính lòng yêu nước đã làm cho ông cảm thấy vui mừng, tự hào về tinh thần dũng cảm cũng như thành tích chiến đấu của đồng bào dân tộc mà ông theo dõi được trên báo chí hằng ngày: “Ruột gan ông cứ múa cả lên…” Quá đỗi hãnh diện về truyền thống anh hùng của làng và lòng yêu nước sâu sắc vốn có của mình, ông Hai đã quá bàng hoàng, sửng sốt, đau đớn trước cái tin chợ Dầu theo giặc. Thế là bao nhiêu niềm kiêu hãnh về truyền thống bất khuất của người làng chợ Dầu, bao nhiêu mơ ước được quay về làng bỗng hoàn toàn sụp đổ. Ông đau khổ như vừa lạc vào một vùng bóng tối dày đặc, nhục nhã và đau đớn vô cùng. Lúc trong cùng cực tủi hổ, bế tắc và tuyệt vọng trước niềm tin, niềm tự hào và hãnh diện của mình bỗng chốc sụp đổ, ông Hai chỉ còn biết giải tỏa u uất cùng con nhỏ bởi ông biết trẻ con vốn ngây thơ và trung thực. Qua những lời nói hồn nhiên của thằng Húc và cái tinh thần của con, ông Hai tìm lại được niềm động viên an ui, tìm thấy điểm tựa tinh thần để cuối cùng, ông khẳng định: “Làng thì yêu thật, nhưng làng theo Tây thì phải thù”. Ông đứng hẳn về phía cách mạng, ủng hộ cụ Hồ, ủng hộ cuộc kháng chiến của dân tộc. Cho đến khi cái tin oan nghiệt : “làng chọ Dầu làm Việt gian cả rồi” được cải chính, nỗi oan của người làng chợ Dầu được minh giải, nỗi dằn vặt trong lòng ông hai cùng biết bao khổ sở, tủi nhục được gỡ bỏ, ông hai như sống lại một cuộc đời mới. Dẫu làng ông bị cháy, nhà ông bị đốt, ông vẫn rất vui. Thì ra, đến đây người đọc chợt hiểu ông Hai yêu làng là yêu cái tinh thần kháng chiến của làng, của người chợ Dầu. Ông yêu người chợ Dầu anh hùng, quyết liệt kháng chiến chống giặc bảo vệ làng, bảo vệ đất nước. Chi tiết kể về ông Hai cứ múa tay lên mà khoe nhà ông bị đốt nhẵn… Mới đọc chi tiết này, ta thấy dường như vô lý bởi ngôi nhà là cả một tài sản quá lớn đối với những người nông dân. Hơn thế nó còn gắn với bao kỷ niệm vui buồn rất thiêng liêng của mỗi con người. Mất nó ai mà không xót xa đau đớn? Nhưng ông Hai lại có cử chỉ “múa tay lên để khoe”, đó là biểu hiện của tâm trạng sung sướng đến tột độ. Ông Hai vui sướng vì nhà bị tây đốt là bằng chứng hùng hồn rằng làng Dầu của ông vẫn theo kháng chiến, theo cách mạng, đó là một làng quê anh hùng, đứng dậy chống thực dân Pháp. Chắc hẳn mất nhà, ông Hai cũng đau lắm chứ, xót xa lắm chứ. Nhưng dù thế nào thì nhà còn có thể xây dựng lại được, song danh dự của làng đâu dễ lấy lại? Ông đã quên đi sự mất mát riêng để tự hào sung sướng trong vẻ đẹp, sức mạnh chung của làng quê, đất nước. Niềm vui, nỗi buồn của ông Hai luôn gắn liền với vận mệnh của Làng Dầu. Thế mới biết ông Hai yêu làng quê tha thiết đến chừng nào! Tình yêu làng quê được mở rộng, thống nhất, hoà quyện trong tình yêu tổ quốc thật sâu nặng và thiêng liêng. Từ tình yêu làng thiết tha, chuyển biến lên thành tình yêu nước sâu đậm. Tình yêu nước được đặt cao hơn tình làng. Đây là nét đẹp truyền thống mang tinh thần thời đại. Ông Hai là hình ảnh tiêu biểu của người nông dân trong thời kì kháng chiến chống Pháp. Chính họ, những người nông dân yêu nước ấy đã góp phần không nhỏ vào những kỳ tích oan hùng, những thắng lợi rực rỡ trong cuộc trường chinh giữ nước vĩ đại của dân tộc Việt Nam. Sự vận động tình yêu làng, yêu nước trong tình cảm của nhân vật ông Hai (và cũng là của người lao động Việt Nam thời kì đầu cuộc kháng chiến chống Pháp), đi từ sự tự phát (trước cách mạng, họ có tình yêu làng, yêu nước một cách tự nhiên) đến tự giác (họ yêu làng, yêu nước trên ý thức nhận rõ kẻ thù xâm lược. Họ một lòng đi với cách mạng, ủng hộ cụ Hồ, ủng hộ đường lối và chính sách của Chính phủ kháng chiến, quyết một lòng đứng về phía cách mạng. Kim Lân đã rất thành công khi xây dựng nhân vật ông hai, một lão nông thật thà, chất phác, yêu làng, yêu nước. Chuyển biến từ tình yêu làng thiết đến tình yêu nước sâu đậm, ủng hộ cụ Hồ, ủng hộ kháng chiến; từ tình yêu làng tự phát đến tình nước tự giác của nhân vật ông Hai hay cũng chính là những chuyển biến mới trong tình cảm của người nông dân Việt Nam thời kì đầu cuộc kháng chiến chống Pháp.
1
0
Lqđ
09/02/2022 21:40:10
+3đ tặng
Kim Lân là một tác giả với rất nhiều tác phẩm viết về người nông dân và nông thôn Việt Nam. "Làng" là một trong những tác phẩm tiêu biểu trong phong cách văn của ông. Truyện được sáng tác vào năm 1948, khi cuộc kháng chiến chống Pháp mới nổ ra được một thời gian ngắn. Truyện viết về tình yêu làng, yêu nước, tinh thần kháng chiến của người nông dân Việt Nam đi tản cư trong những ngày đầu kháng chiến. Nhân vật chính của truyện là ông Hai: trong ông Hai có hai thứ tình cảm là tình yêu và tình yêu nước hòa quyện với nhau.

Truyện lấy bối cảnh là những ngày hào hứng, sôi nổi, khẩn chương kháng chiến của nhân dân ta. Ông Hai là một người ở làng Chợ Dầu, có tình yêu làng sâu sắc, đặc biệt. Tác giả đã đặt ông vào hoàn cảnh phải rời làng đi tản cư, theo lệnh của cụ Hồ. Mặc dù rời xa làng nhưng không phải bỏ tất cả ở lại. Ông mang theo tình yêu làng đến nơi tản cư, ông hào hứng khoe về làng của mình cho mọi người ở đó nghe. Đặc biệt thông qua tình huống: ở nơi tản cư ông Hai nghe được tin làng Chợ Dầu theo giặc. Từ tình huống đó, tác giả diễn tả tình yêu làng, yêu nước của ông Hai nói riêng, của người dân nói chúng trong những ngày đầu kháng chiến.

Giống như tất cả những người nông dân khác, ông Hai là một người yêu làng. Tình yêu làng ở ông Hai vừa rất chung rất tiêu biểu cho nét tâm lý của người dân quê, lại vừa rất riêng, rất độc đáo. Ông Hai yêu làng mình bằng một tình cảm đặc biệt gần như là máu thịt. Với ông cái làng Chợ Dầu không đâu bằng, ông khoe tất cả những gì của làng Chợ Dầu: đường làng lát toàn đá xanh, nhà mái ngói san sát... Sau Cách mạng Tháng Tám, tình yêu làng của ông có sự chuyển biến rõ rệt. Trước kia ông hãnh diện về làng ông giàu có to đẹp, sau cách mạng ông tự hào về những cái khác: phong trào cách mạng sôi nổi, những buổi tập quân sự, những ngày đào đường đắp ụ... Tự hào luôn cả cái phòng thông tin tuyên truyền rộng rãi và cái chòi phát thanh. Trong mắt ông Hai cái gì của làng Chợ Dầu cũng đáng tự hào. Có thấy được tình yêu làng đã biến thành một niềm say mê của ông Hai thì mới hiểu được tâm trạng của ông trong hoàn cảnh phải rời làng đi tản cư. Ông luôn khổ tâm day dứt nhớ làng, nhớ anh em đồng chí ở lại và khao khát muốn được quay trở về làng để kháng chiến. Xa làng, ông Hai lúc nào cũng trông ngóng tin tức, dõi theo diễn biến ở làng Chợ Dầu. Quả thật số phận và cuộc đời ông Hai đã thực sự gắn bó với những buồn vui của làng.

Chính Cách mạng và cuộc kháng chiến chống Pháp đã khơi dậy ở ông Hai và những người nông dân tình cảm yêu nước hoà nhập thống nhất với tình yêu làng quê thành một thứ tình cảm cao cả rộng lớn nhất. Kim Lân đã đặt nhân vật ông Hai vào một tình huống gay gắt để bộc lộ sâu sắc tình yêu làng, yêu nước của ông. Tình huống ấy là cái tin làng Chợ Dầu theo giặc mà chính ông nghe được từ miệng những người tản cư đi qua làng ông. Tin dữ đến với ông Hai trong những phút giây ông vô cùng sảng khoái, sung sướng vì nghe được nhiều tin kháng chiến của quân và dân ta khắp mọi nơi dội về. Nghe được tin làng Chợ Dầu Việt gian theo giặc ông Hai bàng hoàng đến sững sờ: "Cổ họng ông lão nghẹn ắng hẳn lại, da mặt tê rân rân. Ông lão lặng đi tưởng như không đến thở được. Một lúc lâu ông lão mới rặn è è, nuốt một cái gì vướng ở cổ, ông cất tiếng hỏi, giọng lạc hẳn đi: Liệu có thật không hở bác? Hay là chỉ lại...". Nhưng những người tản cư đã kể quá rành rọt lại khẳng định họ vừa ở dưới lên làm ông Hai không thể không tin. Ông cảm thấy đau đớn nhục nhã vì cái làng Chợ Dầu yêu quý của mình đã theo giặc làm Việt gian. Bao nhiêu điều tự hào trước đây giờ sụp đổ. Từ lúc ấy trong tâm trí ông cái tin dữ ấy xâm chiếm. Lúc nào ông cũng luôn nơm nớp lo sợ tưởng người ta bàn tán chuyện ấy. Ám ảnh nặng nề trở thành nỗi sợ hãi thường xuyên trong lòng ông với đau đớn tủi nhục vì lành trở thành đối địch. Ra đường nghe tiếng chửi bọn Việt gian, "ông cúi gầm mặt mà đi". Về nhà ông nằm vật ra giường, rồi tủi thân nhìn đàn con: "Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng hắt hủi đấy ư? Khốn nạn, bằng ấy tuổi đầu". Tình yêu làng và tình yêu nước đã dẫn đến cuộc xung đột nội tâm căng thẳng ở ông Hai. Ông dứt khoát: "Làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù". Khi mụn chủ nhà đến đuổi gia đình ông đi vì không muốn chứa chấp dân của cái làng Việt gian, ông rơi vào bế tắc tuyệt vọng không biết đi đâu nhưng quyết không về làng vì ông nghĩ: "về làng tức là chịu quay lại làm nô lệ cho thằng Tây". Mâu thuẫn và tình thế của nhân vật đòi hỏi phải được giải quyết và ông Hai đã lựa chọn hướng giải quyết theo cách của ông. Rõ ràng tình yêu nước rộng lớn hơn tình yêu làng quê. Dù xác định như vậy nhưng ông Hai vẫn không dứt bỏ được tình cảm đối với làng Chợ Dầu nên càng day dứt. Phải am hiểu sâu sắc tâm lý của người nông dân Kim Lân mới diễn tả được đúng tâm trạng của ông Hai như vậy.
 

Đoạn truyện bộc lộ một cách cảm động tâm trạng của ông Hai là đoạn ông trò chuyện với người con út. Trong tâm trạng dồn nén vì bế tắc, ông chỉ còn biết trút bỏ nỗi lòng mình vào những lời thủ thỉ tâm sự với đứa con còn ngây thơ: "Nhà ta ở làng Chợ Dầu. Ủng hộ cụ Hồ con nhỉ?". Những lời tâm sự ấy thực chất là những lời ông tự nhủ với chính mình, khẳng định tình yêu sâu lặng với làng. Đồng thời cũng khẳng định lòng thủy chung, trung thành với cách mạng và biểu tượng là cụ Hồ. Tình cảm ấy rất sâu lắng, bền vững, thiêng liêng: "Chết thì chết chứ bao giờ dám đơn sai". Lòng yêu nước của ông Hai được biểu hiện rõ hơn khi nghe tin cải chính là làng bị giặc tàn phá vì không theo Tây. Những nỗi lo âu, xấu hổ tan biến, thay vào đó là niềm vui mừng khôn xiết. Ông reo lên: "Tây nó đốt nhà tôi rồi ông ạ. Đốt nhẵn". Đây quả là niềm vui kỳ lạ. Niềm vui mừng này thể hiện một cách đau xót và cảm động tinh thần yêu nước và cách mạng của ông Hai. Nhà bị giặc đốt nhưng ông không buồn tiếc vì đó là bằng chứng về lòng trung thành với cách mạng và kháng chiến. Đây là tình cảm đặc biệt của ông Hai, tình cảm chung của những người nông dân và nhân dân ta thời bấy giờ, trong cuộc kháng chiến chống Pháp. Đối với họ lúc này, trước và trên hết là Tổ Quốc, vì Tổ Quốc họ sẵn sàng hi sinh cả tính mạng và tài sản của mình.

Truyện ngắn "Làng" đã rất thành công khi miêu tả diễn biến tâm lí nhân vật ông Hai từ một tình huống có tính bất ngờ, căng thẳng, thử thách. Nội tâm nhân vật được miêu tả cụ thể gợi cảm và gây ấn tượng mạnh mẽ về sự ám ảnh day dứt. Ngôi kể mang đậm sắc thái nông thôn, góp phần khắc hoạ tính cách điển hình của nhân vật. Có được thành công này vì Kim Lân Không chỉ là một cây bút truyện ngắn vững vàng, đặc sắc mà còn rất am hiểu gắn bó với người nông dân ở nông thôn Việt Nam. Từ diễn biến tâm trạng của nhân vật ông Hai, nhà văn ca ngợi tình cảm yêu làng yêu nước bền chặt sâu sắc trong ngày đầu kháng chiến. Nhân vật ông Hai trở thành nhân vật điển hình của người nông dân Việt Nam.

Truyện ngắn "Làng" là một truyện ngắn đặc sắc của nhà văn Kim Lân. Qua việc xây dựng nhân vật ông Hai, nhà văn đã giúp ta hiểu, yêu mến và khâm phục biết bao những người nông dân bình dị, chất phác mà lại có lòng yêu nước thiết tha cao cả.

ッM꙰I꙰N꙰H꙰ ff ...
Truyện ngắn làng là một trong những tác phẩm xuất sắc nhất của nhà văn Kim Lân. Lấy bối cảnh những ngày đầu cuộc kháng chiến chống Pháp, qua nhân vật ông Hai, nhà văn Kim Lân thể hiện một cách chân thực tình yêu làng, yêu nước của người nông dân Việt Nam. Có thể nói, ông Hai yêu cái làng chợ Dầu như máu thịt của mình. Ông yêu tất cả những gì thuộc về làng, từ cành cây ngọn cỏ, con đường đi đến cái nếp sống, cái tinh thần của làng. Đối với ông, làng là tất cả, không có gì có thể đánh đổi được tình yêu làng trong tâm hồn ông. Tình yêu làng của nhân vật ông Hai ít nhiều thay đổi theo thời gian nhưng trước sau như một. Ông lúc nào cũng gắn bó, chung thủy với cái làng chợ Dầu thân thiết của mình. Trước cách mạng, mỗi lần đi đâu xa, nói về làng của mình. Ông tự hào làng có cái sinh phần của viên tổng đốc lớn nhất vùng, rồi ca ngợi cái con đường lát đá, những ngôi nhà tường vôi mái ngói, cái giếng làng,… trong sự hãnh diện ghê gớm lắm.. Thực hiện lệnh của Ủy ban kháng chiến, ông phải đi tản cư, lòng ông cứ băn khoăn chẳng muốn rời xa cái làng thân yêu ấy một tý nào bởi vì theo lão “quê cha đất tổ một lúc rứt ruột bỏ đi làm gì mà không đau xót”. Xa làng rồi, ông Hai mới cảm thấy nhớ làng Dầu biết chừng nào. Tình yêu làng như ngọn lửa cứ cuồn cuộn cháy trong ông. Dõi theo tác phẩm, ta thấy ở nhân vật ông Hai, tình yêu làng của ông thống nhất, hòa quyện với tình cảm yêu mến, thủy chung đối với cuộc cách mạng của dân tộc, đối với đất nước. Bản thân ông luôn tự hào làng của mình là làng kháng chiến, những người dân trong làng từ già đến trẻ đều là những con người có tinh thần quả cảm và bất khuất. Chính lòng yêu nước đã làm cho ông cảm thấy vui mừng, tự hào về tinh thần dũng cảm cũng như thành tích chiến đấu của đồng bào dân tộc mà ông theo dõi được trên báo chí hằng ngày: “Ruột gan ông cứ múa cả lên…” Quá đỗi hãnh diện về truyền thống anh hùng của làng và lòng yêu nước sâu sắc vốn có của mình, ông Hai đã quá bàng hoàng, sửng sốt, đau đớn trước cái tin chợ Dầu theo giặc. Thế là bao nhiêu niềm kiêu hãnh về truyền thống bất khuất của người làng chợ Dầu, bao nhiêu mơ ước được quay về làng bỗng hoàn toàn sụp đổ. Ông đau khổ như vừa lạc vào một vùng bóng tối dày đặc, nhục nhã và đau đớn vô cùng. Lúc trong cùng cực tủi hổ, bế tắc và tuyệt vọng trước niềm tin, niềm tự hào và hãnh diện của mình bỗng chốc sụp đổ, ông Hai chỉ còn biết giải tỏa u uất cùng con nhỏ bởi ông biết trẻ con vốn ngây thơ và trung thực. Qua những lời nói hồn nhiên của thằng Húc và cái tinh thần của con, ông Hai tìm lại được niềm động viên an ui, tìm thấy điểm tựa tinh thần để cuối cùng, ông khẳng định: “Làng thì yêu thật, nhưng làng theo Tây thì phải thù”. Ông đứng hẳn về phía cách mạng, ủng hộ cụ Hồ, ủng hộ cuộc kháng chiến của dân tộc. Cho đến khi cái tin oan nghiệt : “làng chọ Dầu làm Việt gian cả rồi” được cải chính, nỗi oan của người làng chợ Dầu được minh giải, nỗi dằn vặt trong lòng ông hai cùng biết bao khổ sở, tủi nhục được gỡ bỏ, ông hai như sống lại một cuộc đời mới. Dẫu làng ông bị cháy, nhà ông bị đốt, ông vẫn rất vui. Thì ra, đến đây người đọc chợt hiểu ông Hai yêu làng là yêu cái tinh thần kháng chiến của làng, của người chợ Dầu. Ông yêu người chợ Dầu anh hùng, quyết liệt kháng chiến chống giặc bảo vệ làng, bảo vệ đất nước. Chi tiết kể về ông Hai cứ múa tay lên mà khoe nhà ông bị đốt nhẵn… Mới đọc chi tiết này, ta thấy dường như vô lý bởi ngôi nhà là cả một tài sản quá lớn đối với những người nông dân. Hơn thế nó còn gắn với bao kỷ niệm vui buồn rất thiêng liêng của mỗi con người. Mất nó ai mà không xót xa đau đớn? Nhưng ông Hai lại có cử chỉ “múa tay lên để khoe”, đó là biểu hiện của tâm trạng sung sướng đến tột độ. Ông Hai vui sướng vì nhà bị tây đốt là bằng chứng hùng hồn rằng làng Dầu của ông vẫn theo kháng chiến, theo cách mạng, đó là một làng quê anh hùng, đứng dậy chống thực dân Pháp. Chắc hẳn mất nhà, ông Hai cũng đau lắm chứ, xót xa lắm chứ. Nhưng dù thế nào thì nhà còn có thể xây dựng lại được, song danh dự của làng đâu dễ lấy lại? Ông đã quên đi sự mất mát riêng để tự hào sung sướng trong vẻ đẹp, sức mạnh chung của làng quê, đất nước. Niềm vui, nỗi buồn của ông Hai luôn gắn liền với vận mệnh của Làng Dầu. Thế mới biết ông Hai yêu làng quê tha thiết đến chừng nào! Tình yêu làng quê được mở rộng, thống nhất, hoà quyện trong tình yêu tổ quốc thật sâu nặng và thiêng liêng. Từ tình yêu làng thiết tha, chuyển biến lên thành tình yêu nước sâu đậm. Tình yêu nước được đặt cao hơn tình làng. Đây là nét đẹp truyền thống mang tinh thần thời đại. Ông Hai là hình ảnh tiêu biểu của người nông dân trong thời kì kháng chiến chống Pháp. Chính họ, những người nông dân yêu nước ấy đã góp phần không nhỏ vào những kỳ tích oan hùng, những thắng lợi rực rỡ trong cuộc trường chinh giữ nước vĩ đại của dân tộc Việt Nam. Sự vận động tình yêu làng, yêu nước trong tình cảm của nhân vật ông Hai (và cũng là của người lao động Việt Nam thời kì đầu cuộc kháng chiến chống Pháp), đi từ sự tự phát (trước cách mạng, họ có tình yêu làng, yêu nước một cách tự nhiên) đến tự giác (họ yêu làng, yêu nước trên ý thức nhận rõ kẻ thù xâm lược. Họ một lòng đi với cách mạng, ủng hộ cụ Hồ, ủng hộ đường lối và chính sách của Chính phủ kháng chiến, quyết một lòng đứng về phía cách mạng. Kim Lân đã rất thành công khi xây dựng nhân vật ông hai, một lão nông thật thà, chất phác, yêu làng, yêu nước. Chuyển biến từ tình yêu làng thiết đến tình yêu nước sâu đậm, ủng hộ cụ Hồ, ủng hộ kháng chiến; từ tình yêu làng tự phát đến tình nước tự giác của nhân vật ông Hai hay cũng chính là những chuyển biến mới trong tình cảm của người nông dân Việt Nam thời kì đầu cuộc kháng chiến chống Pháp.
0
0
Tùng sợ yêu
09/02/2022 21:42:58
+2đ tặng

Truyện ngắn làng là một trong những tác phẩm xuất sắc nhất của nhà văn Kim Lân. Lấy bối cảnh những ngày đầu cuộc kháng chiến chống Pháp, qua nhân vật ông Hai, nhà văn Kim Lân thể hiện một cách chân thực tình yêu làng, yêu nước của người nông dân Việt Nam.

Có thể nói, ông Hai yêu cái làng chợ Dầu như máu thịt của mình. Ông yêu tất cả những gì thuộc về làng, từ cành cây ngọn cỏ, con đường đi đến cái nếp sống, cái tinh thần của làng. Đối với ông, làng là tất cả, không có gì có thể đánh đổi được tình yêu làng trong tâm hồn ông.

Tình yêu làng của nhân vật ông Hai ít nhiều thay đổi theo thời gian nhưng trước sau như một. Ông lúc nào cũng gắn bó, chung thủy với cái làng chợ Dầu thân thiết của mình. Trước cách mạng, mỗi lần đi đâu xa, nói về làng của mình. Ông tự hào làng có cái sinh phần của viên tổng đốc lớn nhất vùng, rồi ca ngợi cái con đường lát đá, những ngôi nhà tường vôi mái ngói, cái giếng làng,… trong sự hãnh diện ghê gớm lắm..

Thực hiện lệnh của Ủy ban kháng chiến, ông phải đi tản cư, lòng ông cứ băn khoăn chẳng muốn rời xa cái làng thân yêu ấy một tý nào bởi vì theo lão “quê cha đất tổ một lúc rứt ruột bỏ đi làm gì mà không đau xót”. Xa làng rồi, ông Hai mới cảm thấy nhớ làng Dầu biết chừng nào. Tình yêu làng như ngọn lửa cứ cuồn cuộn cháy trong ông.

Dõi theo tác phẩm, ta thấy ở nhân vật ông Hai, tình yêu làng của ông thống nhất, hòa quyện với tình cảm yêu mến, thủy chung đối với cuộc cách mạng của dân tộc, đối với đất nước. Bản thân ông luôn tự hào làng của mình là làng kháng chiến, những người dân trong làng từ già đến trẻ đều là những con người có tinh thần quả cảm và bất khuất.

Chính lòng yêu nước đã làm cho ông cảm thấy vui mừng, tự hào về tinh thần dũng cảm cũng như thành tích chiến đấu của đồng bào dân tộc mà ông theo dõi được trên báo chí hằng ngày: “Ruột gan ông cứ múa cả lên…”

Quá đỗi hãnh diện về truyền thống anh hùng của làng và lòng yêu nước sâu sắc vốn có của mình, ông Hai đã quá bàng hoàng, sửng sốt, đau đớn trước cái tin chợ Dầu theo giặc. Thế là bao nhiêu niềm kiêu hãnh về truyền thống bất khuất của người làng chợ Dầu, bao nhiêu mơ ước được quay về làng bỗng hoàn toàn sụp đổ. Ông đau khổ như vừa lạc vào một vùng bóng tối dày đặc, nhục nhã và đau đớn vô cùng.

Lúc trong cùng cực tủi hổ, bế tắc và tuyệt vọng trước niềm tin, niềm tự hào và hãnh diện của mình bỗng chốc sụp đổ, ông Hai chỉ còn biết giải tỏa u uất cùng con nhỏ bởi ông biết trẻ con vốn ngây thơ và trung thực. Qua những lời nói hồn nhiên của thằng Húc và cái tinh thần của con, ông Hai tìm lại được niềm động viên an ui, tìm thấy điểm tựa tinh thần để cuối cùng, ông khẳng định: “Làng thì yêu thật, nhưng làng theo Tây thì phải thù”. Ông đứng hẳn về phía cách mạng, ủng hộ cụ Hồ, ủng hộ cuộc kháng chiến của dân tộc.

Cho đến khi cái tin oan nghiệt : “làng chọ Dầu làm Việt gian cả rồi” được cải chính, nỗi oan của người làng chợ Dầu được minh giải, nỗi dằn vặt trong lòng ông hai cùng biết bao khổ sở, tủi nhục được gỡ bỏ, ông hai như sống lại một cuộc đời mới. Dẫu làng ông bị cháy, nhà ông bị đốt, ông vẫn rất vui. Thì ra, đến đây người đọc chợt hiểu ông Hai yêu làng là yêu cái tinh thần kháng chiến của làng, của người chợ Dầu. Ông yêu người chợ Dầu anh hùng, quyết liệt kháng chiến chống giặc bảo vệ làng, bảo vệ đất nước.

Chi tiết kể về ông Hai cứ múa tay lên mà khoe nhà ông bị đốt nhẵn… Mới đọc chi tiết này, ta thấy dường như vô lý bởi ngôi nhà là cả một tài sản quá lớn đối với những người nông dân. Hơn thế nó còn gắn với bao kỷ niệm vui buồn rất thiêng liêng của mỗi con người. Mất nó ai mà không xót xa đau đớn? Nhưng ông Hai lại có cử chỉ “múa tay lên để khoe”, đó là biểu hiện của tâm trạng sung sướng đến tột độ. Ông Hai vui sướng vì nhà bị tây đốt là bằng chứng hùng hồn rằng làng Dầu của ông vẫn theo kháng chiến, theo cách mạng, đó là một làng quê anh hùng, đứng dậy chống thực dân Pháp. Chắc hẳn mất nhà, ông Hai cũng đau lắm chứ, xót xa lắm chứ. Nhưng dù thế nào thì nhà còn có thể xây dựng lại được, song danh dự của làng đâu dễ lấy lại? Ông đã quên đi sự mất mát riêng để tự hào sung sướng trong vẻ đẹp, sức mạnh chung của làng quê, đất nước.

Niềm vui, nỗi buồn của ông Hai luôn gắn liền với vận mệnh của Làng Dầu. Thế mới biết ông Hai yêu làng quê tha thiết đến chừng nào! Tình yêu làng quê được mở rộng, thống nhất, hoà quyện trong tình yêu tổ quốc thật sâu nặng và thiêng liêng. Từ tình yêu làng thiết tha, chuyển biến lên thành tình yêu nước sâu đậm. Tình yêu nước được đặt cao hơn tình làng. Đây là nét đẹp truyền thống mang tinh thần thời đại. Ông Hai là hình ảnh tiêu biểu của người nông dân trong thời kì kháng chiến chống Pháp. Chính họ, những người nông dân yêu nước ấy đã góp phần không nhỏ vào những kỳ tích oan hùng, những thắng lợi rực rỡ trong cuộc trường chinh giữ nước vĩ đại của dân tộc Việt Nam.

Sự vận động tình yêu làng, yêu nước trong tình cảm của nhân vật ông Hai (và cũng là của người lao động Việt Nam thời kì đầu cuộc kháng chiến chống Pháp), đi từ sự tự phát (trước cách mạng, họ có tình yêu làng, yêu nước một cách tự nhiên) đến tự giác (họ yêu làng, yêu nước trên ý thức nhận rõ kẻ thù xâm lược. Họ một lòng đi với cách mạng, ủng hộ cụ Hồ, ủng hộ đường lối và chính sách của Chính phủ kháng chiến, quyết một lòng đứng về phía cách mạng.

Kim Lân đã rất thành công khi xây dựng nhân vật ông hai, một lão nông thật thà, chất phác, yêu làng, yêu nước. Chuyển biến từ tình yêu làng thiết đến tình yêu nước sâu đậm, ủng hộ cụ Hồ, ủng hộ kháng chiến; từ tình yêu làng tự phát đến tình nước tự giác của nhân vật ông Hai hay cũng chính là những chuyển biến mới trong tình cảm của người nông dân Việt Nam thời kì đầu cuộc kháng chiến chống Pháp.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo