Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Lập dàn ý cho đề

Lập dàn ý cho đề:truyện ngắn vợ chồng a phủ nhiều lần tác giả khắc hoạ hình tượng sợi dây trói.doạn 1 trong bóng tối mị đứng im lặng như không biết mình đang bị trói.....không bằng con ngựa.và doan 2 đám than đã vạc hẳn lửa....vùng lên chạy.anh chị cảm nhận hình tượng sợi dây trói trong 2 đoạn trích trên để từ đó nhận xét giá trị nghệ thuật của tô hoài trong cách viết truyện
1 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
247
1
0
Hiển
10/02/2022 19:36:18
+5đ tặng

A. Mở bài

- Giới thiệu tác giả: Tô Hoài

+ Tô Hoài là nhà văn hiện thực nổi tiếng từ trước cách mạng tháng Tám.

+ Ông là một người có vốn hiểu biết phong phú về phong tục tập quán của nhiều vùng khác nhau trên đất nước ta.

- Giới thiệu tác phẩm: Vợ chồng A Phủ

+ Là một trong ba tác phẩm được in trong tập truyện Tây Bắc – tác phẩm được giải Nhất giải thưởng hội Văn nghệ Việt Nam từ 1954 – 1955.

+ Đó là kết quả của chuyến đi cùng bộ đội vào Tây Bắc năm 1952.

- Giới thiệu khái quát về 2 đoạn văn trên.

B. Thân bài

1. Lí luận nhân vật trong tác phẩm truyện ngắn

2. Khái quát về nhân vật Mị.

- Mị vốn là một cô gái vùng cao trẻ trung, xinh đẹp và tài hoa nhưng vì món nợ truyền kiếp, Mị bị bắt về làm dâu gạt nợ cho nhà Thống Lí Pá Tra.

- Vì vậy, Mị phải từ bỏ tuổi thanh xuân, phải sống một cuộc sống bị đọa đày về cả thể xác và tinh thần.

+ Mị đã từng muốn tìm đến cái chết với nắm lá ngón trong tay nhưng Mị không thể chết.

+ Nếu Mị chết, cha Mị sẽ khổ, sẽ không thể trả được món nợ cho nhà Thống Lí.

=> Mị đành chấp nhận quay trở lại nhà Thống Lí để làm con dâu gạt nợ, sống kiếp đời nô lệ, tủi nhục, bất hạnh.

3. Đoạn 1

* Nếu đoạn đời sống trong địa ngục trần gian ở Hồng Ngài là sự giao tranh âm ỉ quyết liệt giữa số phận bi thảm và sức sống tiềm tàng của Mị, thì cảnh Mị bị A Sử trói đứng vào cột nhà trong bóng tối có thể xem như là hình ảnh thu nhỏ cô đúc và thấm thía của cuộc giao tranh đó.

- Miêu tả hành động và diễn biến tâm lí của Mị khi bị trói Tô Hoài dường như nhập thân vào nhân vật.

+ "Trong bóng tối, Mị đứng im lặng như không biết mình đang bị trói". Hơi rượu nồng nàn nâng đỡ tâm hồn, chi phối lý trí Mị. Trong đầu Mị vẫn rập rờn tiếng sáo gọi bạn nơi đầu làng.

+ Cái tiếng sáo đã đánh thức được sự sống đang ngủ say trong Mị; cái tiếng sáo đã giúp Mị sống lại những kí ức thời thanh xuân tươi đẹp tưởng như đã tiêu biến; cái tiếng sáo đã đem đến sự hồi sinh trong tâm hồn của người con gái Mèo đã chịu bao đau đớn, tủi nhục về thể xác và tâm hồn.Và cũng chính tiếng sáo ấy đã đưa Mị đi theo những cuộc chơi, dìu Mị về với khát vọng yêu đương hạnh phúc “Em không yêu, quả pao rơi rồi. Em yêu người nào, em bắt pao nào… ”.

=> Cái âm thanh tha thiết ấy đã gọi Mị vùng bước đi về với cuộc sống thật của mình đã bị cướp mất trong cái địa ngục trần gian này. Thế mới biết sức sống trong cô tiềm tàng, mãnh liệt đến nhường nào. Sức sống ấy đã khiến cô quên đi tất cả hiện thực xung quanh. A Sử nói gì Mị cũng chẳng nghe, Mị bị A Sử trói Mị cũng chẳng biết. Trong Mị lúc này chỉ còn có biết tiếng sáo, chỉ còn sống với tiếng sáo, mê man đắm say trong tiếng sáo thiết tha bồi hồi. Xây dựng nên cái tâm trạng mê man như một kẻ mộng du đi theo tiếng sáo, Tô Hoài đã nói lên rất rõ và sâu sắc cái sức sống mãnh liệt đang trào dâng trong lòng cô lúc bấy giờ. Và tiếng sáo đã thành một biểu tượng sâu sắc và gợi cảm cho ước mơ và sức sống của Mị.

- Suốt từ đầu đến cuối, Mị chỉ im lặng, âm thầm cam chịu.

+ Tuy vậy, ẩn chứa bên trong lại là một cô Mị hoàn toàn khác, một cô Mị đang náo nức say sưa với những kỉ niệm tình yêu. Say sưa đến nỗi “khiến Mị vùng dậy bước đi”. Câu văn ngỡ như không đúng mà lại rất đúng, lại tinh tế và sâu sắc. Làm sao Mị lại có thể vùng bước đi như một thúng sợi đay? Nhưng Mị đã vùng dậy bước đi như một kẻ mộng du, như không biết mình đang bị trói. Bởi Mị đang sống với ước mơ, bằng ước mơ chứ không sống với hiện thực, bằng hiện thực. Mị đang sống với tiếng sáo của những đêm tình mùa xuân ngày trước, đang muốn tìm lại tuổi trẻ, tuổi xuân, tình yêu, hạnh phúc của mình.

+ Nhưng tay chân đau không cựa được. Tiếng sáo tắt ngay, ước mơ tan biến và hiện thực trần trụi, phũ phàng hiện ra: chỉ còn nghe tiếng chân ngựa đạp vào vách. Mị đã tỉnh hẳn khi dây trói thít lại, đau nhức và cay đắng nhận ra số phận của mình không bằng con ngựa. Cái dây trói kia chỉ làm đau thể xác, nhưng cái tiếng chân ngựa này mới thực sự xoáy sâu vào nỗi đau tinh thần của Mị nó gợi lên một sự so sánh thật nghiệt ngã, xót xa: thân phận con người mà không bằng thân trâu, ngựa! Tiếng chân ngựa đã trở thành một biểu tượng giàu ý nghĩa cho hiện thực và số phận của Mị.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×