LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Chọn một đoạn thơ trong bài mà em cho là hay nhất, sau đó viết một đoạn văn từ 5 - 7 câu trình bày cảm nghĩ của em về đoạn thơ đó

gải nhanh hộ mình với 
 
----- Nội dung dịch tự động từ ảnh -----
BÀI TẬP NGHỈ TẾT VĂN 8
1/ Bài thơ “Nhớ rừng"
? Chọn một đoạn thơtrong bài mà em cho là hay nhất sau đó viết một đoạn văn từ
5-7 câu trình bày cảm nghĩ của em về đoạn thơ đó.
2/ Bài thơ“ Ông đồ"
- Đọc hai khổ thơ đầu bài thơ Ông đồ của Vũ Đình Liên, có người bảo đây là
những ngày huy hoàng của ông đồ. Có người bào ngay từ đầu bài thơ ta đã thấy
những ngày tàn của nho học và thân phận buồn của ông đồ. Em nghiêng về ý kiến
nào ? Vì sao?
- Dựa vào hai khổ thơ đầu của bài thơ, hãy đóng vai ông đồ kể lại thời kì vàng son
của mình?
- Viết đoạn văn khoảng 7-10 dòng nêu cảm nhận của em về bài thơ Ông đồ.
3/ Câu nghi vấn
Đặt các tình huống có sử dụng câu nghi vấn với các chức năng sau(không lấy VD
trong SGK):
Đe dọa
- Bộc lộ cảm xúc
Cầu khiến
Khẳng định
2 trả lời
Hỏi chi tiết
448
0
0
Sps Hằng
12/02/2022 21:41:48
+5đ tặng
Khát vọng tự do là khát vọng muôn đời mà không chỉ con người mà ngay cả đến loài vật cũng đều ao ước. Và với một vị chúa tể rừng già thì khát vọng ấy chẳng phải càng khao khát và mãnh liệt hơn sao ? Con hổ trong bài thơ " Nhớ rừng" của Thế Lữ là một con vật hoàn toàn bị rơi vào tư thế bị động, hoàn toàn mất tự do, mất đi cái uy linh của một vị chúa tể rừng xanh khi bị giam cầm trong cũi sắt. Dù vậy nhưng con hổ chưa bao giờ chịu khuất phục hoàn toàn thực tại chán chường ấy, nó vẫn nhớ về rừng xanh, nhớ về một thời oanh liệt của trước kia như một cách để thể hiện khát vọng tự do mãnh liệt của loài hổ.  Con hổ nhớ về quá khứ, trong suy nghĩ của nó vẫn là dòng hồi tưởng về quá khứ huy hoàng, oai phong ấy.Đó chính là hình ảnh uy nghi của chính mình, của những bước chân đầy tự do, phóng khoáng “ta bước chân lên dõng dạc đường hoàng”, đó chính là dáng vẻ oai vệ, uyển chuyển của chính mình “Lượn tấm thân như sóng cuộn nhịp nhàng”.Trong những bước chân tự do ngày ấy, con hổ có thể tự chủ mọi thứ xung quanh mình, sống chan hòa với thiên nhiên,với cỏ cây, hoa lá “Vờn bóng âm thầm, lá gai, cỏ sắc”. Đó là cuộc sống tự do, tự tại của chúa tể sơn lâm. Dòng hồi tưởng cũng khiến con hổ tự hào về quá khứ đã xa của mình . Tiếp nối dòng cảm xúc ấy, trong đoạn thơ thứ ba  là những hồi ức uy nghi, lẫm liệt của “chúa sơn lâm” trong rừng xanh, đó là những kí ức không thể nào quên. Khung cảnh thiên nhiên hiện ra đẹp với cảnh trăng, rừng, mặt trời.Câu hỏi tu từ:" Nào đâu ..." gợi nhắc lại quá khứ oai hùng, sự tiếc nuối những ngày tự do.Sức mạnh của con hổ được diễn tả bằng hình ảnh: mắt thần đã quắc, lượn tấm thân như sóng cuốn nhịp nhàng, uống ánh trăng tan, ngắm giang sơn, giấc ngủ tưng bừng. Tất cả những từ ngữ đó đã góp phần thể hiện tâm trạng chán chường, căm phẫn, khinh ghét của con hổ khi ở vườn bách thú, một tâm trạng đối lập hoàn toàn với  tâm trạng vui vẻ, sự oai hùng, lẫm liệt của con hổ khi ở đại ngàn. Tâm sự của con hổ cũng chính  là ẩn dụ cho tâm trạng của người dân mất nước luôn cảm thấy căm hờn, tủi nhục, chán ngán với hiện tại, họ nhớ tiếc thời oanh liệt, vàng son của cha ông.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
thv
13/02/2022 07:41:21
+4đ tặng
Trong Nhớ rừng c̠ủa̠ Thế Lữ, hai câu thơ  ấn tượng hơn cả với em chính Ɩà: Gậm một khối căm hờn trong cũi sắt/ Ta nằm dài trông ngày tháng dần qua.Có lẽ những cảm tính ban đầu đủ để cho ta cảm nhận được cay đắng, tủi hờn trong con hổ lúc này.Động từ gậm ấy như một sự biểu lộ c̠ủa̠ nỗi đau, sự căm tức nhưng cũng đầy phẫn uất.Nỗi căm hờn nơi cũi sắt kia đâu phải c̠ủa̠ riêng hổ.HÌnh ảnh nó ngao ngán thực tại ấy cũng Ɩà kiếp bao người mỏi mòn trong đời này.“Ngày tháng thì có thể dần qua” đấy nhưng liệu bao tủi nhục có thể vượt thoát không? Nỗi đau nhân lên trong sự tự ý thức c̠ủa̠ chính người dân mất nước tự hỏi câu hỏi đau thương cho phận mình. 
Bốn câu thơ cuối bài cho thấy nỗi nhớ quê hương da diết c̠ủa̠ tác giả.Trong xa cách, nhà thơ “luôn tưởng nhớ” tới quê hương.Niềm thương nỗi nhớ quê hương luôn canh cánh trong lòng.Quê hương luôn hiện lên bằng hình ảnh những con thuyền đánh cá “rẽ sóng chạy ra khơi” với “chiếc buồm vôi”, chiếc buồm đã trải qua bao gian lao mưa nắng, như những người dân chài, bằng ấn tượng “màu nước xanh” c̠ủa̠ biển, màu “bạc” c̠ủa̠ những con cá.Nỗi nhớ đó trào dâng niềm xúc động được thể hiện bằng lời, bằng những cảm giác sâu đậm nhất: “Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá”.Nếu nhà thơ không có một tình yêu chân thành, sâu nặng đối với quê hương thì không thể qua những câu miêu tả mà thể hiện được tình yêu quê hương sâu sắc như thế.Do đó, cảm xúc c̠ủa̠ tác giả thể hiện mạnh mẽ qua các hình ảnh, qua cách miêu tả.Qua miêu tả, nhà thơ Ɩàm nổi bật cái hồn c̠ủa̠ Ɩàng quê, cho thấy không chỉ qua những gì mà các giác quan thu nhận được mà còn bằng sự cảm nhận từ chiều sâu tâm hồn, vì thế “cánh buồm trắng” mới hóa thân thành “mảnh hồn Ɩàng” một cách tự nhiên nhất.Sự sáng tạo các hình ảnh để bộc lộ cảm xúc trữ tình tha thiết Ɩà nét độc đáo c̠ủa̠ bài thơ này.
thv
chấm điểm nhé
Sử Lan Khách
còn bài 2 bạn oi
thv
Bài thơ Ông đồ là một bài thơ chứa đầy hàm súc, là sự tiếc nuối của tác giả về một nền văn học đã từng rất rực rỡ. Ở hai khổ thơ đầu, tác giả đã tái hiện lại không khí ngày tết xưa khi ông đồ còn được trọng dụng, Khi tết đến xuân về, hoa đào đua nhau khoe sắc thắm, phố phường đông vui, tấp nập và ông đồ xuất hiện bên hè phố bán đôi câu đối để mọi người trưng trong nhà như một văn hóa không thể thiếu ngày đầu năm mới. Những nét chữ thanh thoát như phượng múa rồng bay, gửi gắm cả tâm hồn và tấm lòng người viết. Thế nhưng, theo thời gian, phong tục treo câu đối ngày tết không còn được ưa chuộng. Từ “nhưng” như nốt trầm trong khúc ca ngày xuân, cho thấy sự thay đổi trong bước đi chầm chậm của thời gian. Người tri âm xưa nay đã là khách qua đường. Niềm vui nhỏ nhoi của ông đồ là được mang nét chữ của mình đem lại chút vui cho mọi người trong dịp tết đến xuân về nay đã không còn. Nỗi buồn của lòng người khiến những vật vô tri vô giác như giấy đỏ, bút nghiên cũng thấm thía nỗi xót xa. Hình ảnh ông đồ xưa vốn gắn với nét đẹp truyền thống về nền văn hóa nho học, nay dần bị lãng quên “Lá vàng bay trên giấy/Ngoài trời mưa bụi bay”. Ông vẫn ngồi đấy nhưng chẳng mấy ai còn để ý, lá vàng rơi giữa ngày xuân trên trang giấy nhạt phai như dấu chấm hết cho sự sinh sôi. Hạt mưa bụi nhạt nhòa bay trong cái se lạnh như khóc thương, tiễn biệt cho một thời đại đang dần trôi vào dĩ vãng. Ta như cảm nhận được qua tứ thơ là tâm trạng của thi nhân, phảng phất một nỗi xót thương, nỗi niềm hoài cổ nhớ tiếc của nhà thơ cho một thời đã qua. Và câu hỏi cuối bài thơ như lời tự vấn cũng là hỏi người, hỏi vọng về quá khứ với bao ngậm ngùi “Những người muôn năm cũ/Hồn ở đâu bây giờ?”. Ông đồ vắng bóng không chỉ khép lại một thời đại của quá khứ, đó còn là sự mai một truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc. Bài thơ đã chạm đến những rung cảm của lòng người, để lại những suy ngẫm sâu sắc với mỗi người
thv
đây nhé bn

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư