Vào nửa cuối thế kỷ XIX, cùng với sự xâm lược của thực dân Pháp thì quan hệ sản xuất TBCN cũng xâm nhập và dần làm biến đổi xã hội Việt Nam. Từ một nước phong kiến nước ta trở thành nước thuộc địa nửa phong kiến.
a) Đặc điểm xã hội
* Quan hệ sản xuất TBCN đã xâm nhập vào, kinh tế hàng hoá và kinh tế tiền tệ được mở rộng, từng bước đẩy lùi và thu hẹp phạm vi của nền kinh tế tự cấp, tự túc. Một nền kinh tế không hoàn toàn là phong kiến cũng không hoàn toàn là TBCN, đó là nền kinh tế thuộc địa nửa phong kiến. Để bóc lột, vơ vét nguồn lợi từ thuộc địa, Pháp thực hiện một chính sách kinh tế thực dân rất bảo thủ và phản động: “Duy trì phương thức sản xuất phong kiến kết hợp với việc thiết lập một cách hạn chế phương thức sản xuất TBCN” .
* Do sự xâm nhập ngày càng mạnh mẽ của quan hệ sản xuất TBCN và chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp mà nền sản xuất trong nước đã có những biến đổi sâu sắc. Một số nghành công nghiệp đã ra đời như khai thác mỏ, giao thông vận tải…Quan hệ ruộng đất cũng không còn giữ nguyên được hiện trạng và hình thức bóc lột đặc thù vốn có của nó.
Sự phân hoá rõ rệt và sâu sắc trong xã hội đã tạo nên một cơ cấu giai cấp mới. Ngoài giai cấp địa chủ và nông dân, bắt đầu xuất hiện các giai cấp khác là công nhân, tư sản, tiểu tư sản thành thị, thậm chí trong giai cấp nông dân còn phân hoá thành phú nông, trung nông và bần nông.
* Trong thời kỳ phong kiến, bộ máy nhà nước trong xã hội Việt Nam do giai cấp địa chủ độc quyền nắm giữ. Sau khi thực dân Pháp xâm lược, quyền lực nhà nước chuyển sang tay bọn tư bản nước ngoài, chúng trực tiếp nắm bộ máy quân sự, hành chính và tư pháp. Mọi quyền hành đều ở trong tay quan lại thống trị từ Toàn quyền đến Thống sứ, Khâm sứ, Thống đốc, Công sứ …Viên chức thuộc địa là loại người ăn bám, là gánh nặng trên lưng nhân dân Việt Nam. Hãy xem một phép so sánh của Nguyễn Ái Quốc trong tác phẩm “Bản án chế độ thực dân Pháp”: Ở Ấn Độ thuộc Anh, dân số là 325 triệu người, có 4.898 viên chức người Âu. Ở Đông Dương thuộc Pháp, dân số 15 triệu người, có 4.300 viên chức người Âu ” ( 2 ).
Với những đặc tính riêng trong bản chất đế quốc của mình, thực dân Pháp đã tạo nên một cơ sở xã hội làm chỗ dựa cho hệ thống cai trị thuộc địa bao gồm giai cấp địa chủ phong kiến và tầng lớp tư sản mại bản. Chúng biến bộ máy cai trị của giai cấp phong kiến thành hệ thống tay sai giúp chúng bóc lột và đàn áp nhân dân.
* Trước đây, ở nước ta phương thức sản xuất phong kiến giữ địa vị thống trị thì lúc này đặc điểm đó không còn có thể duy trì được nữa trước sự mở rộng của kinh tế hàng hoá, tiền tệ và của ngành giao thông vận tải.
Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, trong lúc tiếp tục đối phó với hàng loạt cuộc khởi nghĩa và đấu tranh yêu nước của các tầng lớp nhân dân Việt Nam, thực dân Pháp đã bắt đầu triển khai chương trình khai thác thuộc địa lần thứ nhất. Kết quả là một số yếu tố của thành phần kinh tế TBCN (như Ngân hàng Đông Dương, các công ty khai thác mỏ, một số đồn điền, hãng buôn, xí nghiệp và mạng lưới giao thông đường sắt, đường bộ…) đã xuất hiện. Nói đúng hơn là những thành phần này được ghép từ ngoài vào xã hội Việt Nam cổ truyền trong điều kiện vẫn bảo tồn ở một mức độ đáng kể những tàn dư của phương thức sản xuất phong kiến, ( thể hiện rõ nhất là sự bảo tồn chế độ ruộng công cùng các thiết chế thượng tầng phù hợp với nó trong các cộng đồng làng xã).
Thủ đoạn của thực dân Pháp ở Việt Nam là vẫn tiếp tục sử dụng giai cấp địa chủ phong kiến làm chỗ dựa cho nền thống trị của chúng. Vì thế, chúng tìm mọi cách để duy trì và cho phép phát triển mạnh thêm thành phần kinh tế của giai cấp này.
Trên đây là những nét chính về tính chất thuộc địa nửa phong kiến của xã hội Việt Nam từ khi thực dân pháp đặt ách cai trị đến khi cách mạng tháng Tám thành công. Người viết bài này mong muốn rằng, trong khi làm rõ tính chất thuộc địa nửa phong kiến ở mức độ giải thích thuật ngữ, khái niệm (cách nói ngắn gọn, khái quát nhất và cũng chỉ để hiểu một cách đơn giản nhất), cần nắm vững những đặc trưng kinh tế xã hội của Việt Nam, những biến đổi có tính chất hệ thống của thượng tầng kiến trúc do những tác động vĩ mô của phương thức sản xuất TBCN lúc bấy giờ.
Lịch sử Việt Nam giai đoạn này có rất nhiều nội dung đáng chú ý, thậm chí còn nhiều vấn đề chưa được làm sáng tỏ do chỗ còn thiếu thốn về nguồn sử liệu có độ tin cậy và tính thuyết phục cao. Tuy nhiên, có một điều có thể khẳng định là những gì đã được khoa học thừa nhận và trở thành kiến thức phổ biến cho đông đảo công chúng thì cần được thể hiện rõ ràng và chắc chắn. Điều này không chỉ tốt cho riêng khoa học Lịch sử mà còn là cơ sở tiếp cận và nghiên cứu thấu đáo các đối tượng của các nghành khoa học khác.
Tôn trọng lịch sử và đứng vững trên quan điểm lịch sử cụ thể, đó không chỉ là lương tâm của người làm công tác nghiên cứu mà hơn thế, đó là con đường đúng đắn nhất để tìm đến chân lý.
b) Chính sách thống trị của thực dân Pháp
Ngày 1-9-1858, thực dân Pháp nổ tiếng súng mở đầu cho sự xâm lược VN. Sau khi bình định xong VN, thực dân Pháp tiến hành 2 cuộc khai thác thuộc địa (1897-1913; 1919-1929), với mục đích cướp đoạt tài nguyên, bóc lột nguồn nhân công rẻ mạt, biến VN thành thị trường tiêu thụ hàng hoá cho chính quốc, thu lợi nhuận tối đa, phục vụ cho giới tư bản lũng đoạn Pháp.
• Nhằm thực hiện mục đích đó, thực dân Pháp tiến hành chính sách cai trị trên mọi lĩnh vực. Chính sách thống trị và khai thác thuộc địa của thực dân Pháp ở VN là chính sách chuyên chế về chính trị, bóc lột nặng nề về kinh tế và kìm hãm nô dịch về văn hóa.
• Về chính trị:
Thực dân Pháp thi hành chính sách chuyên chế về chính trị điển hình của chủ nghĩa thực dân cũ:
+ Chính sách “trực trị”: Cai trị trực tiếp bằng hệ thống chính quyền do người P nắm, đồng thời vẫn duy trì chính quyền phong kiến và tay sai làm chỗ dựa, mọi quyền hành đều trong tay người Pháp.
+ Dùng chính sách “chia để trị”: Thực dân Pháp chia rẽ 3 nước Đông Dương, rồi lập ra xứ Đông Dương thuộc Pháp. ở VN, Pháp thực hiện chia rẽ giữa 3 kỳ (theo chế độ cai trị khác nhau). Chúng chia rẽ người Kinh và các dân tộc khác; giữa miền xuôi- miền núi; giữa các tôn giáo…
+ Đàn áp các phong trào yêu nước, bóp nghẹt mọi quyền tự do, dân chủ.
Như vậy, thực chất chính sách cai trị của thực dân Pháp ở VN và Đông Dương là chế độ thuộc địa. Với chính sách đó, nd VN bị mất hết các quyền tự do dân chủ, các phong trào đấu tranh yêu nước đều bị ngăn cấm, đàn áp.
• Về kinh tế: Thực dân Pháp muốn biến nước ta thành thị trường tiêu thụ hàng hoá và cung cấp nguyên nhiên liệu cho Pháp nhằm đem lại lợi nhuận tối đa cho tư bản Pháp.
+ Một mặt duy trì phương thức SX phong kiến lạc hậu. Mặt khác, thiết lập một cách hạn chế PTSX TBCN, để dễ bề bóc lột, thu lợi nhuận siêu ngạch.
+ Thực hiện chính sách độc quyền,
+ Mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hoá cho tư bản chính quốc
+ Vơ vét tài nguyên, bóc lột sức lao động bằng nhiều hình thức
Như vậy: Các thủ đoạn k.tế trên của thực dân Pháp đã kìm hãm sự pt của nền kinh tế VN, biến nền kinh tế VN lạc hậu và phụ thuộc chặt chẽ vào kinh tế Pháp.
• Về văn hoá-xã hội:
Thực hiện chính sách kìm hãm và nô dịch về văn hóa, thi hành chính sách ngu dân để dễ bề thống trị : Khuyến khích văn hóa độc hại; Bưng bít, ngăn cản ảnh hưởng văn hóa tiến bộ trên thế giới vào VN; Dùng rượu cồn, thuốc phiện… ru ngủ các tầng lớp nd, khuyến khích các hoạt động mê tín dị đoan…
* Tóm lại, dưới danh nghĩa những người đi khai hoá văn minh, thực dân Pháp đã thực hiện ở VN một chế độ cai trị hà khắc, nhằm nô dịch nd ta về chính trị, VH và bóc lột về k.tế. Mặc dù vậy, sự thống trị của người P từ cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, về khách quan đã tạo nên sự chuyển biến XH, giai cấp của VN.
c) Bộ máy thống trị do Pháp thiết lập
Sau nhiều năm xâm chiếm đến ngày 23 tháng 7 năm Quí Mùi (1883) triều đình nhà Nguyễn đã ký hòa ước nhượng bộ với thực dân Pháp. Ngày 13 tháng 5 năm 1884 Dương lịch, ông Patenôtre cùng với ông Nguyễn Văn Tường, ông Phạm Thận Duật và ông Tôn thất Phan ký tờ hoà ước mới (hoà ước Patenôtre) chấp nhận sự bảo hộ của Pháp và chia đất nước ra thành ba khu vực với bộ máy cai trị khác nhau – đánh dấu sự đầu hang của triều Nguyễn.
Nam Kỳ là đất thuộc địa, không còn có quan hệ phụ thuộc nào nữa với Nam Triều. Đứng đầu bộ máy cai trị là một viên đô đốc người Pháp. Từ năm 1862 đến năm 1879 đã có tất cả 12 viên đô đốc lần lượt đến cai trị Nam Kỳ. Đến nay 1879, chúng thay đô đốc bằng chức thống đốc. Ngày 8-2-1880, tổng thống Pháp lại ra sắc lệnh thành lập hội đồng thuộc địa Nam Kỳ, quy định rõ chức năng của nó là cơ quan “tư vấn”. Nó có thể bàn góp về các vấn đề như thế má, thu chi… chứ “ tuyệt đối không được đề cập đến các vấn đề chính trị” những người đã vào “làng Tây”. Chỉ có những người Việt nói được tiếng Pháp mới được bầu vào hội đồng, tổng số là 12 người, vừa do bầu cử, vừa do chỉ định Nam Kỳ gồm từ 3 đến 5 người, trong đó chỉ có 2 ủy viên người Việt Nam và chủ tịch Ủy ban Thường trực phải là người Pháp.
Bắc Kỳ, nơi tiếp giáp với Trung Quốc, là đất “bảo hộ”, đặt dưới quyền cai trị của 1 viên thống xứ người Pháp. Từ năm 1886, chúng bắt triều đình Huế cử một viên kinh lược sứ thay mặt nhà vua thống quyền cai trị. Thực tế, kinh lược xứ cũng là một bù nhìn và phải chịu quyền giám sát chặt chẽ của thống xứ Pháp. Mục đích chính của thực dân Pháp là tách Bắc Kỳ ra khỏi triều đình Huế, sử dụng bọn bù nhìn này để đàn áp các phong trào khởi nghĩa và thu thuế má của người bản xứ. Cho nên đến ngày 26-7-1897, khi công cuộc bình định Bắc Kỳ đã hoàn thành, chúng bãi bỏ chức kinh lược xứ. Toàn bộ quyền hành dược thâu tóm vào tay của thống xứ Pháp. Ngày 8-8-1893, chúng thành lập Hội đồng Bảo hộ Bắc Kỳ gồm 9 Ủy viên, trong đó có hai ủy viên người Việt. Chức năng của hội đồng náy chỉ là thông qua những ý kiến đóng góp của phòng tư vấn Bắc Kỳ và của các hội đồng này chỉ là thông qua những ý kiến đóng góp của phòng tư vấn Bắc Kỳ và của các hội đồng hàng tỉnh về các vấn đề thuế khóa, ngân sách, và quy định các khu vực hành chính…
Để thu hút và sử dụng tốt hơn nữa những phần tử thân Pháp trong giai cấp phong kiến, trong viên chức người Việt, chúng còn lập ra phòng tư vấn Bắc Kỳ. Chức năng của phòng Tư Vấn Bắc Kỳ cũng chỉ làm “tư vấn” về các khoảng thu chi trong ngân sách, còn tất cả các vấn đề có tính chất chính trị đều không được đề cập tới.
Trung Kỳ là xứ nửa bảo hộ. Ở đây triều đình bù nhìn vẫn còn được duy trì với danh hiệu “Chính phủ Nam triều”. Giúp việc nhà vua còn có Hội đồng phụ chính và phủ tôn nhân, cùng các viện như Viên Cơ mật, Viện Đô sát. Phủ tôn nhân trông coi những việc của gia đình nhà vua và những tôn thất. Viện cơ mật giúp nhà vua đề ra đường lối lãnh đạo quốc gia. Viện Đô sát kiểm soát hoạt động của cá quan lại. Tuy vậy, các quyền hành thực sự đều nằm trong tay khâm sứ, là chủ tịch hội đồng bảo hộ Trung Kỳ. Theo hiệp ước 1884, Chính phủ Nam triều được cắt đặt quan lại người Việt trong xứ Trung Kỳ. Song thực tế tất cả bộ máy đều do thực dân Pháp sắp đặt. Ngày 27-91897, thực dân Pháp buộc Thành Thái ra đạo dụ tổ chức lại Chính phủ Nam triều nhằm bãi bỏ Hội đồng phụ chính, bãi bỏ Hội đồng Thượng thư. Chúng vẫn duy trì sáu bộ . Đứng đầu mỗi bộ là một thượng thư. Thượng thư của sáu bộ hợp thành Hội đồng cơ mật để giải quyết các vấn đề quan trọng mà các bộ chuyển lên nhà vua chuẩn y và ban bố. Khâm xứ có quyền chủ tọa cả Hội đồng cơ mật và Hội đồng Phủ Tôn nhân. Mỗi bộ hoặc liên bộ đều có một viên chức Pháp đại diện cho khâm sứ nắm. Các quan lại triều đình, từ chánh nhất phẩm đến tam phẩm, triều đình Huế chỉ được bổ dụng sau khi khâm sứ Pháp đã chuẩn y. Quan lại từ chánh tứ phẩm trở xuống do chính khâm xứ bổ nhiệm.
Từ năm 1894, ngân sách Nam triều bị sát nhập vào ngân sách bảo hộ. Từ vua đến quan lại nhỏ lớn đều do Pháp sắp đặt và trả lương. Tóm lại, vua tôi nhà Nguyễn hoàn toàn chỉ là bù nhìn, là những công chức lĩnh lương tháng của thực dân, quyền hành thực tế đều nằm trong tay viên khâm sứ Pháp.
Dưới cấp kỳ là cấp tỉnh. Cuối năm 1919 Bắc Kỳ có 21 tỉnh, 2 thành phố Hà Nội, Hải Phòng và bốn quan binh. Trung Kỳ, có 13 tỉnh, 1 thành phố Đà Nẵng. Nam Kỳ có 14 tỉnh và có 2 cấp tương đương là đại Gò Công và Hà Tiên, cùng hai thành phố Sài Gòn, Chợ Lớn. Đứng đầu mỗi tỉnh Nam Kỳ là một viên chủ tịch, Ở Bắc Kỳ và Trung Kỳ là một viên công sứ tất cả là người Pháp.
Đứng đầu mỗi đạo quan binh là một viên sĩ quan cao cấp người Pháp. Mỗi tỉnh có một hội đồng hàng tỉnh. Các hội đồng hàng tỉnh cũng chỉ có quyền góp ý kiến về các vấn đề có tính chất kinh tế, xã hội, phân chia các khu vực địa lý, bảo quản và xây dựng đường sá, đê điều… còn mọi điều thỉnh nguyện có tính chất chính trị htì tuyệt đối cấm không được đề cập đến. Ở Bắc Kỳ và Trung Kỳ, bên cạnh bọn quan lại người Pháp, còn có những quan lại nguời Việt, như tổng đốc (ở những tỉnh lớn), tuần phủ (ở những tỉnh nhỏ) và những viên bố chánh, án sát…
Dưới tỉnh là phủ, huyện, châu, có tri phủ, tri huyện, tri châu cai trị. Riêng ở Nâm Kỳ có đốc phủ sứ người Việt nhưng đều do Pháp đào tạo, bổ dụng. Dưới phủ, huyện, châu là các tổng, do chánh tổng, phó tổng cai quản. Trong tổng có các xã, do lý trưởng và hội đồng kỳ hào quản trị.
Thực dân Pháp duy trì tổ chức làng xã nhằm sử dụng bộ máy kỳ hào phong kiến để thu thuế, bắt phu, bắt lính đàn áp nhân dân, cũng như lợi dụnh những phong tục, tập quán lỗi thời, lạc hậu kìm hãm nhân dân trong vòng lạc hậu để dễ bề thống trị. Toàn quyền Đu – me đã bộc lộ dã tâm
Như vậy là từ cấp xã trở lên cho đến cấp phủ, huyện, đạo, châu, thực dân Pháp đều sử dụng địa chủ phong kiến và bộ máy thống trị cũ, làm công cụ để áp bức, bóc lột nhân dân Việt Nam. Còn cấp tỉnh trở lên thì quyền lực tập trung vào tay viên quan lại người Pháp. Vua quan Việt Nam chỉ là bù nhìn.
=> không tự do nhưng giàu mạnh vì được pháp xây dựng nhiều khu.