Nâng cao nhận thức cho các tầng lớp dân cư ĐBSCL, thúc đẩy sự đồng thuận, tạo cơ sở xã hội để phát huy vai trò của nông dân trong phát triển nông nghiệp bền vững
Để phát huy vai trò của nông dân ĐBSCL trong phát triển nông nghiệp bền vững, trước hết những chủ thể của quá trình này cần phải có nhận thức đúng về phát triển nông nghiệp bền vững, nhận thức rõ vai trò, vị trí của mình đối với quá trình này. Tuy nhiên, để cho việc phát huy vai tròcủa nông dân thực sự có hiệu quả và mang tính triệt để nhất. Cần nâng cao nhận thức cho cả những chủ thể hưởng thụ những kết quả của quá trình này, đó là toàn thể nhân dân ĐBSCL. Bởi khi tất cả người dân, tất cả hệ thống chính trị các cấp trong khu vực đều nhận thức được đầy đủ về nội dung, tính tất yếu và vai trò của phát triển nông nghiệp bền vững sẽ đạt sự đồng thuận cao, tạo động lực về mặt tinh thần, thúc đẩy người nông dân hành động nhằm phát triển nông nghiệp bền vững.
Để nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị, nhận thức của người dân ĐBSCL nói chung, nông dân ĐBSCL nói riêng về phát triển nông nghiệp bền vữngvà vị trí, vai trò của họ cần thực hiện đồng bộ nhiềukênh thông tin, nhiềuhình thức tuyên truyền, giáo dục như: thông quacác phương tiện truyền thông;pa nô, áp phích...; các buổi sinh hoạt của các thành viên trong hệ thống chính trị,thông qua giảng dạy tại các trường học; tuyên truyền, vận động qua các phong trào thi đua; qua các hoạt động văn hóa truyền thống ...
Hai là, hoàn thiện hệ thống chính trị các cấp ở ĐBSCL, đặc biệt là hệ thống chính trị cấp cơ sở, tạo nền tảng chính trị để nông dân phát huy vai trò của mình trong phát triển nông nghiệp bền vững
Sự hoàn thiện và hoạt động hiệu quả của hệ thống chính trị, một mặt giúp phát huy quyền làm chủ của nhân dân với đa số là nông dân trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, trong đó có quyền làm chủ trong phát triển nông nghiệp bền vững, mặt khác đây là cơ sở quan trọng để xây dựng những chính sách đúng đắn, tạo môi trường thuận lợi để nông dân phát huy vai trò của mình trong phát triển nông nghiệp bền vững. Do vậy, cần nâng caonăng lựclãnh đạo của tổ chức đảngcác cấp; nâng cao hiệu quả quản lý của chính quyền; đổi mới mô hình và nâng cao chất lượng hoạt động của các HTX nông nghiệp, tạo đầu mối liên kết hiệu quả giữa các hộ nông dân trong sản xuất nông nghiệp; Đổi mới và nâng cao chất lượng hoạt độngcủa các tổ chứcchính trị - xã hội ở nông thôn ĐBSCL.
Ba là,hoàn thiện và tổ chức thực hiện hiệu quả hệ thống chính sách về nông nghiệp, nông dân, nông thôntạo nền tảng kinh tế - xã hội nhằmphát huy vai trò của nông dân ĐBSCL trong phát triển nông nghiệp bền vững
Phát huy vai trò của nông dân trong phát triển nông nghiệp bền vững là mục tiêu có tính toàn diện,cảnăng lực và phẩm chất của nông dân nhằm đạt được mục tiêu trên phương diện kinh tế, xã hội và môi trường. Do vậy,đòi hỏi phải có một chính sách tổng thể và toàn diện trên các lĩnh vực.
Trên cơ sở chủ trương, đường lốicủa Đảng, chính sách chung,các cấp ở đồng bằng sông Cửu Long cần rà soát,điều chỉnh và ban hành các chủ trương, biện phápphù hợp với thực tiễn, đáp ứng yêu cầu của quá trình phát triển nông nghiệp bền vữngcủa khu vực. Các chính sách đó phải đảm bảotính toàn diện,tính thống nhấtvà tính ổn định.
Tính toàn diện,các chính sách phải bao quát được tất cả các lĩnh vực trong phát triển nông nghiệp bền vững của ĐBSCL hoặc liên quan,trực tiếp hay gián tiếp.
Tính thống nhất,các cơ quanban hành chính sách phải có sự phối hợp, hợp tác với nhauđể ban hành chính sách,tránh tình trạng chồng chéo,trùnglặp hoặc không khớp nhau, làm giảm hiệu quả trong việc phát huy vai trò của nông dântrong phát triển nông nghiệp bền vững.
Tính ổn định, chính sách phải có tầm nhìn xa và phải phù hợp và có hiệu quả trong thời gian dài, tránh tình trạng thay đổi quá nhanh, quá nhiều trong hoạch định chính sách.
Với những yêu cầu đó, cần tập trung hoàn thiện các chính sách cơ bản sau:
Đổi mới, hoàn thiện chính sách đất đai nói chung và chính sách đất đai đối với nông dân có đất hoặc thiếu đất sản xuất nói riêng, trong đó tập trung vào việc nâng cao hiệu quả quản lý đất đai; tổ chức, sắp xếp lại quỹ đất sản xuất nông nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất của vùng; thực hiện các chính sách hỗ trợ hiệu quả cho nông dân mất đất hoặc thiếu đất sản xuất.
Triển khai tốt quy hoạch sản xuất và tổ chức thực hiện hiệu quả quy hoạch sản xuất nông nghiệp ĐBSCL theo hướng bền vững; thực hiện liên kết sản xuất gắn với thị trường tiêu thụ; tăng cường nghiên cứu, chuyển giao khoa học và công nghệ vào sản xuất; Hoàn thiện hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp và phát triển nông thôn, đáp ứng yêu cầu phát triển nông nghiệp bền vững;
Phát triển giáo dục và đào tạo, nâng cao dân trí, tay nghề và trình độ sản xuất cho nông dân và dân cư nông thôn; phát triển y tế, nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe nông dân và dân cư nông thôn; Giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho nông dân và lao động nông thôn; Phát triển văn hóa, nâng cao đời sống tinh thần cho nông dân và dân cư nông thôn.
Bảo vệ an ninh trật tự, an toàn xã hội nông thôn ĐBSCL; bảo vệ tài nguyên nông nghiệp và môi trường nông thôn ĐBSCL; tăng cường huy động các nguồn lực đầu tư cho nông nghiệp, nông dân và nông thôn khu vực ĐBSCL.
Để cho quá trình này thực sự thành công, các cấp, các ngành và nông dân ĐBSCL cần quán triệt và thực hiện đồng bộ các giải pháp trên. Trong đó, cần đặc biệt ưu tiên cho việc nâng cao ý thức và tinh thần trách nhiệm, nâng cao trình độ sản xuất nông nghiệp cho nông dân ĐBSCL.