Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Viết đoạn văn 12-15 câu trình bày cảm nhận của em

Viết đoạn văn 12-15 câu trình vày cảm nhận của  em về 2 khổ thơ đầu của bài quê hương (lớp 8) trong đó có sử dụng 1 câu ghép
 
3 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
943
1
0
Ngu Đặc
19/02/2022 19:59:38
+5đ tặng
Đoạn thơ trên nằm trong tác phẩm "Quê hương" của tác giả Tế Hanh đã đem đến cho người đọc một khung cảnh nhộn nhịp, tấp nập của người dân làng chài khi chuẩn bị ra khơi đánh cá. Mở đầu bài thơ, tác giả đã viết "Khi trời trong gió nhẹ sớm mai hồng" đã gợi ra cho người đọc một không gian rộng lớn trong buổi bình minh. Đó là lúc người dân vùng biển ra khơi. Hơn thế nữa, những con người ấy không phải là những con người nhỏ bé như trong thơ của Bà Huyện Thanh Quan mà là những con người mang tầm vóc của vũ trụ, là những thanh niên khỏe mạnh, cường tráng "Dân trai tráng bời thuyền đi đánh cá". Bên cạnh đó, với việc sử dụng thủ pháp so sánh "Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã" khiến cho câu thơ trở nên thật gợi hình, gợi tả và gợi cảm. Hơn thế nữa, Tế Hanh còn sử dụng động từ mạnh "phăng" để diễn tả cái tư thế của người dân khi ra khơi. Họ mạnh mẽ vượt tràng giang, họ đạp đầu sóng dữ, con đường đến với biển khơi của họ mang một tư thế chủ động. Câu thơ ấy thật là đẹp biết bao! Đến với câu thơ tiếp theo, thi nhân đã sử dụng biện pháp so sánh "Cánh buồm trương to như mảnh hồn làng" vừa khiến câu thơ trở nên sinh động là vừa giúp người đọc hình dung được trên hành trình ra khơi, họ luôn mang cả làng, mang cả vùng đất bé nhỏ của mình để nhớ, để làm động lực cố gắng. Ở câu thơ cuối cùng, lại một lần nữa, tác giả lại sử dụng một động từ mạnh "rướn". Tại sao lại như vậy? Chắc có lẽ để tác giả ngầm khẳng định người dân nơi đây ra khơi với một sức mạnh lớn lao, kĩ vĩ, với một mong ước làm giàu cho cuộc sống, cho thôn quê. Thật cảm ơn nhà thơ Tế Hanh đã đem đến cho người đọc những áng thơ tuyệt hay đến như thế này!

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
3
0
Bùi Khắc Trí
19/02/2022 20:00:05
+4đ tặng
Đoạn thơ là cảnh người dân làng chài ra khơi đánh cá, từ đó tác giả Tế Hanh gửi gắm những tâm tư, tình cảm của mình. Câu thơ bắt đầu với "Khi trời trong..hồng" là lúc bình minh đang lên là dân làng chài ra thuyền đánh cá. Câu thơ "Chiếc..mã/ Phăng mái chèo...giang" là một hình ảnh thơ lãng mạn. Hình ảnh thơ có biện pháp tu từ so sánh chiếc thuyền với con tuấn mã. Nhờ có hình ảnh này mà đoạn thơ gợi được vẻ đẹp khỏe khoắn, hăng hái rắn rỏi của con thuyền giống như tuấn mã cũng như vẻ đẹp hình thể của những người dân làng chài. Không những vậy, con thuyền còn được nhân hóa :"Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang" được thể hiện qua từ "phăng", "vượt" diễn tả được tư thế, hào khí phăng phăng, tràn ngập sức sống của con thuyền cũng như người dân làng chài đang hăm hở về 1 chuyến đi đánh cá thắng lợi và thành công. Không những vậy, hình ảnh cánh buồm trắng chính là linh hồn của bài thơ. "Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng" đã sử dụng biện pháp so sánh, ẩn dụ. So sánh, ẩn dụ cánh buồm với mảnh hồn làng là để hình tượng hóa mảnh hồn làng cũng như linh thiêng hóa cánh buồm. Cánh buồm ra khơi mang theo những ước mơ khát vọng của những người dân làng chài ra khơi. Mảnh hồn làng chính là những tâm tư, ước mơ, khát vọng của người dân làng chài. Biện pháp này làm cho hình ảnh cánh buồm trở nên sinh động và thiêng liêng. Cùng với đó, "Rướn thân trắng bao la thâu góp gió" là cánh buồm được nhân hóa qua từ “rướn" , "thâu góp" làm cho con thuyền trở nên sinh động chân thực như 1 con người. Tóm lại, tác giả đã gửi gắm những tình cảm, suy nghĩ của mình vào cánh buồm và con thuyền chất chứa tình yêu ông dành cho quê hương.
Bùi Khắc Trí
chấm điểm ja
0
0
Giang Ánh Tuyết
20/02/2022 10:27:05
+3đ tặng
Tiếp tục mạch hồi tưởng, khổ thơ thứ 2 trong bài thơ đã tái hiện được cảnh ra khơi của đoàn thuyền trong 1 khung cảnh thiên nhiên thơ mộng, trong 1 khí thế mạnh mẽ tràn đầy sức sống
" Khj trời trong gió nhẹ sớm mai hồng
Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá
Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã
Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang
Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió... "
Bằng sự kết hợp hào hoà giữa bút pháp tả thực và bút pháp lãng mạn, mở đầu khổ thơ thứ 2 cho ta thấy được khung cảnh thiên nhiên ra khơi của đoàn thuyền thật đẹp , đó là cảnh " trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng ". Sự vật ra khơi cũng rất quen thuộc, ấn tượng và tràn đầy khí thế. Những chàng trai khoẻ mạnh, trên chiếc thuyền gắn bó của quê hương, của gia đình đã lướt nhẹ ra khơi. Nhưng dưới tâm hồn tinh tế của nhà thơ, con thuyền ra khơi được ví như con tuấn mã, với các hành động" phăng"," vươt " đã diễn tả tốc đọ phi thường của đoàn thuyền ra khơi. Tốc độ ấy càng mạnh hơn, đẹp hơn khi tác giả có 1 liên tưởng đọc đáo , 1 ẩn dụ sáng tạo " cánh buồm giương to như mảnh hồn làng, rướn thân trắng bao la thâu góp gió". Phải nói nhà thơ có 1 tình cảm thiêng liếng sâu nặng với quê hương thì mới có được cảm nhận như vậy. Cái tinh tế ở đây là nhà thơ lấy cái cụ thể để nói cái trừu tượng, lấy cái hữu hình để nói cái vô hình, lấy cái vô hồn để nói cái có hồn. Tất cả tài năng và tình cảm của nhà thơ đã thăng hoa, ngưng kết lại tạo ra 1 cảnh ra khơi của làng chài hết sức lãng mạn và tràn đầy sức sống.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×