Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Phân tích hai khổ thơ đầu bài thơ Viếng lăng Bác của nhà thơ Viễn Phương

Phân tích hai khổ thơ đầu bài thơ Viếng làng Bác của nhà thơ Viễn Phương: "Con ở miền nam ra thăm lãng Bác Đã thấy trong song hàng tre bát ngát Ôi Hàng tre xanh xanh Việt Nam Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng Ngày ngày mặt trời đi qua trên läng Thấy một mặt trời trong lãng rất đói. Kết tràng hoa dáng bảy mưi chin mia xuân (Viễn Phương, Viếng lãng Bác, Ngữ văn 9, tập 2)
2 trả lời
Hỏi chi tiết
922
2
0
Ngu Đặc
19/02/2022 20:12:48
+5đ tặng
Viễn Phương là một trong những cây bút có mặt sớm nhất của lực lượng văn nghệ giải phóng miền Nam thời chống Mỹ. Ông sáng tác không nhiều song cũng đã để lại cho đời những tình cảm thiết tha đối với cuộc sống với quê hương, đất nước. Viễn Phương cũng là người có may mắn được nhiều năm sống và làm việc gần gũi với Bác Hồ. Đặc biệt, đối với Bác Hồ kính yêu, nhà thơ đã có nhiều bài thơ thể hiện lòng luyến thương tiếc nhớ khâm phục tự hào về Bác Hồ. 2 khổ thơ đầu bài thơ Viếng lăng Bác thể hiện sâu sắc tình cảm ấy:

“Con ở miền Nam thăm lăng Bác
Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát
Ôi ! Hàng tre xanh xanh Việt Nam
Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng.

Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ
Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
Kết tràng hoa dâng bảy chín mùa xuân…”

“Viếng Lăng Bác” được nhà thơ Viễn Phương sáng tác năm 1976 khi ông được vinh dự cùng đoàn đại biểu miền Nam ra thủ đô Hà Nội viếng lăng Bác sau ngày đất nước hoàn toàn thống nhất và lăng Bác vừa được hoàn thành. Bài thơ đã được viết bằng thể thơ tự do mang âm hưởng của thể thơ tám chữ với giọng điệu thơ tha thiết, lời thơ chân thành giàu cảm xúc. Bằng bút pháp nghệ thuật như thế, cả bài thơ nói chung, hai khổ thơ trên nói riêng đã góp phần ngợi ca công sức của Bác cùng niềm tôn kính, yêu thương, khâm phục, tự hào của nhà thơ đối với vị cha già dân tộc.


 
Mở đầu bài thơ Viễn Phương đã bày tỏ cảm xúc của mình qua lời tự giới thiệu như lời tâm tình nhẹ nhàng:

“Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác”.

Đại từ nhân xưng “con”, “Bác” nghe sao ngọt ngào thân thương, gần gũi đến thế. Cách xưng hô này thật gần gũi, thật thân thiết, ấm áp tình thân thương mà vẫn rất mực thành kính, thiêng liêng. Đồng thời, cũng diễn tả tâm trạng xúc động của người con ra thăm cha sau bao nhiêu năm xa cách.

“Con” ở đây cũng là cả miền Nam, là tất cả tấm lòng của đồng bào Nam Bộ đang hướng về Bác, hướng về vị cha già kính yêu của dân tộc với một niềm xúc động lớn lao. Nhà thơ sử dụng từ “thăm” thay cho từ “viếng” một cách tinh tế. “Viếng” là đến chia buồn với thân nhân người chết, thành kính phân ưu cùng tang chủ. Còn “thăm” là gặp gỡ, trò chuyện với người đang sống, là cuộc hội ngộ được mong ngóng từ lâu ngày.

Đây là cách nói giảm, nói tránh nhằm làm giảm nhẹ nỗi đau thương mất mát. Bác đã mãi mãi ra đi nhưng hình ảnh của Người vẫn còn mãi trong trái tim nhân dân miền Nam, trong lòng dân tộc, đồng thời ý thơ còn gợi sự thân mật, gần gũi như đưa con phương xa về thăm cha, thăm người thân ruột thịt, thăm chỗ Bác nằm, thăm nơi Bác ở để thỏa lòng khát khao mong nhớ bấy lâu để tìm lại chính mình trong nỗi đau thương vô tận.

Đọc lên câu thơ, ta không không khỏi nghẹn ngào. Câu thơ không có một dụng công nghệ thuật nào nhưng lại vô cùng gợi cảm, dồn nén biết bao cảm xúc. Đó không chỉ là tình cảm riêng của nhà thơ mà còn là tình cảm chung của đồng bào miền Nam, tình cảm của cả dân tộc Việt Nam. Thế hệ này tiếp nối thế hệ khác, song tất cả đều có chung một tình cảm như thế với Bác Hồ kính yêu.

Với niềm sung sướng dâng trào, với niềm vui chất ngất Viễn Phương đã tập trung chiêm ngưỡng cảnh quan quanh lăng Bác:

“Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát
Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam
Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng.

Bằng bút pháp tả thực, tác giả đã giúp ta hình dung một hiện thực trong màu sương trắng mờ ảo, cảnh quan quanh lăng Bác hiện ra thật lung linh mà cũng vô cùng thú vị. Màn sương trắng là dấu hiệu của cảnh trời hãy còn sớm tinh mơ. Ấy thế mà tác giả đã có mặt tự bao giờ! Điều đó chứng tỏ Viễn Phương đã rất mong mỏi và cũng rất háo hức khi được đến thăm lăng Bác dù chỉ qua việc viếng lăng.

Trong màn sương trắng, hình ảnh gây ấn tượng nhất đối với Viễn Phương là hàng tre. Từ “hàng tre” được điệp lại hai lần trong khổ thơ. Nhờ phép dùng điệp ngữ ấy, hàng tre hiện lên vẻ đẹp đẽ vô cùng. Nó đẹp trong sắc “xanh xanh” thật tươi thắm. Kết hợp phép nhân hóa vận dụng trong dòng thơ: “Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng” giúp hình ảnh hàng tre hiện lên càng thêm đẹp đẽ vô cùng.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
2
0
Kiên Nguyễn ♥
19/02/2022 20:14:03
Viễn Phương là một trong những cây bút có mặt sớm nhất của lực lượng văn nghệ giải phóng miền Nam thời chống Mỹ. Ông sáng tác không nhiều song cũng đã để lại cho đời những tình cảm thiết tha đối với cuộc sống với quê hương, đất nước. Viễn Phương cũng là người có may mắn được nhiều năm sống và làm việc gần gũi với Bác Hồ. Đặc biệt, đối với Bác Hồ kính yêu, nhà thơ đã có nhiều bài thơ thể hiện lòng luyến thương tiếc nhớ khâm phục tự hào về Bác Hồ. 2 khổ thơ đầu bài thơ Viếng lăng Bác thể hiện sâu sắc tình cảm ấy:

“Con ở miền Nam thăm lăng Bác
Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát
Ôi ! Hàng tre xanh xanh Việt Nam
Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng.

Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ
Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
Kết tràng hoa dâng bảy chín mùa xuân…”

“Viếng Lăng Bác” được nhà thơ Viễn Phương sáng tác năm 1976 khi ông được vinh dự cùng đoàn đại biểu miền Nam ra thủ đô Hà Nội viếng lăng Bác sau ngày đất nước hoàn toàn thống nhất và lăng Bác vừa được hoàn thành. Bài thơ đã được viết bằng thể thơ tự do mang âm hưởng của thể thơ tám chữ với giọng điệu thơ tha thiết, lời thơ chân thành giàu cảm xúc. Bằng bút pháp nghệ thuật như thế, cả bài thơ nói chung, hai khổ thơ trên nói riêng đã góp phần ngợi ca công sức của Bác cùng niềm tôn kính, yêu thương, khâm phục, tự hào của nhà thơ đối với vị cha già dân tộc.


 
Mở đầu bài thơ Viễn Phương đã bày tỏ cảm xúc của mình qua lời tự giới thiệu như lời tâm tình nhẹ nhàng:

“Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác”.

Đại từ nhân xưng “con”, “Bác” nghe sao ngọt ngào thân thương, gần gũi đến thế. Cách xưng hô này thật gần gũi, thật thân thiết, ấm áp tình thân thương mà vẫn rất mực thành kính, thiêng liêng. Đồng thời, cũng diễn tả tâm trạng xúc động của người con ra thăm cha sau bao nhiêu năm xa cách.

“Con” ở đây cũng là cả miền Nam, là tất cả tấm lòng của đồng bào Nam Bộ đang hướng về Bác, hướng về vị cha già kính yêu của dân tộc với một niềm xúc động lớn lao. Nhà thơ sử dụng từ “thăm” thay cho từ “viếng” một cách tinh tế. “Viếng” là đến chia buồn với thân nhân người chết, thành kính phân ưu cùng tang chủ. Còn “thăm” là gặp gỡ, trò chuyện với người đang sống, là cuộc hội ngộ được mong ngóng từ lâu ngày.


Đây là cách nói giảm, nói tránh nhằm làm giảm nhẹ nỗi đau thương mất mát. Bác đã mãi mãi ra đi nhưng hình ảnh của Người vẫn còn mãi trong trái tim nhân dân miền Nam, trong lòng dân tộc, đồng thời ý thơ còn gợi sự thân mật, gần gũi như đưa con phương xa về thăm cha, thăm người thân ruột thịt, thăm chỗ Bác nằm, thăm nơi Bác ở để thỏa lòng khát khao mong nhớ bấy lâu để tìm lại chính mình trong nỗi đau thương vô tận.

Đọc lên câu thơ, ta không không khỏi nghẹn ngào. Câu thơ không có một dụng công nghệ thuật nào nhưng lại vô cùng gợi cảm, dồn nén biết bao cảm xúc. Đó không chỉ là tình cảm riêng của nhà thơ mà còn là tình cảm chung của đồng bào miền Nam, tình cảm của cả dân tộc Việt Nam. Thế hệ này tiếp nối thế hệ khác, song tất cả đều có chung một tình cảm như thế với Bác Hồ kính yêu.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo