LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Cảm nhận của em về nhân vật ông hai trong đoạn trích:

Cảm nhận của em về nhân vật ông hai trong đoạn trích: "Nó...nó vào làng chợ dầu hả bác?...Ấy thế mà bây giờ đổ đốn ra thế đấy''
2 trả lời
Hỏi chi tiết
1.031
1
0
Ngu Đặc
21/02/2022 09:31:42
+5đ tặng

Truyện ngắn làng là một trong những tác phẩm xuất sắc nhất của nhà văn Kim Lân. Lấy bối cảnh những ngày đầu cuộc kháng chiến chống Pháp, qua nhân vật ông Hai, nhà văn Kim Lân thể hiện một cách chân thực tình yêu làng, yêu nước của người nông dân Việt Nam.

Có thể nói, ông Hai yêu cái làng chợ Dầu như máu thịt của mình. Ông yêu tất cả những gì thuộc về làng, từ cành cây ngọn cỏ, con đường đi đến cái nếp sống, cái tinh thần của làng. Đối với ông, làng là tất cả, không có gì có thể đánh đổi được tình yêu làng trong tâm hồn ông.

Tình yêu làng của nhân vật ông Hai ít nhiều thay đổi theo thời gian nhưng trước sau như một. Ông lúc nào cũng gắn bó, chung thủy với cái làng chợ Dầu thân thiết của mình. Trước cách mạng, mỗi lần đi đâu xa, nói về làng của mình. Ông tự hào làng có cái sinh phần của viên tổng đốc lớn nhất vùng, rồi ca ngợi cái con đường lát đá, những ngôi nhà tường vôi mái ngói, cái giếng làng,… trong sự hãnh diện ghê gớm lắm..

Thực hiện lệnh của Ủy ban kháng chiến, ông phải đi tản cư, lòng ông cứ băn khoăn chẳng muốn rời xa cái làng thân yêu ấy một tý nào bởi vì theo lão “quê cha đất tổ một lúc rứt ruột bỏ đi làm gì mà không đau xót”. Xa làng rồi, ông Hai mới cảm thấy nhớ làng Dầu biết chừng nào. Tình yêu làng như ngọn lửa cứ cuồn cuộn cháy trong ông.

Dõi theo tác phẩm, ta thấy ở nhân vật ông Hai, tình yêu làng của ông thống nhất, hòa quyện với tình cảm yêu mến, thủy chung đối với cuộc cách mạng của dân tộc, đối với đất nước. Bản thân ông luôn tự hào làng của mình là làng kháng chiến, những người dân trong làng từ già đến trẻ đều là những con người có tinh thần quả cảm và bất khuất.

Chính lòng yêu nước đã làm cho ông cảm thấy vui mừng, tự hào về tinh thần dũng cảm cũng như thành tích chiến đấu của đồng bào dân tộc mà ông theo dõi được trên báo chí hằng ngày: “Ruột gan ông cứ múa cả lên…”

Quá đỗi hãnh diện về truyền thống anh hùng của làng và lòng yêu nước sâu sắc vốn có của mình, ông Hai đã quá bàng hoàng, sửng sốt, đau đớn trước cái tin chợ Dầu theo giặc. Thế là bao nhiêu niềm kiêu hãnh về truyền thống bất khuất của người làng chợ Dầu, bao nhiêu mơ ước được quay về làng bỗng hoàn toàn sụp đổ. Ông đau khổ như vừa lạc vào một vùng bóng tối dày đặc, nhục nhã và đau đớn vô cùng.

Lúc trong cùng cực tủi hổ, bế tắc và tuyệt vọng trước niềm tin, niềm tự hào và hãnh diện của mình bỗng chốc sụp đổ, ông Hai chỉ còn biết giải tỏa u uất cùng con nhỏ bởi ông biết trẻ con vốn ngây thơ và trung thực. Qua những lời nói hồn nhiên của thằng Húc và cái tinh thần của con, ông Hai tìm lại được niềm động viên an ui, tìm thấy điểm tựa tinh thần để cuối cùng, ông khẳng định: “Làng thì yêu thật, nhưng làng theo Tây thì phải thù”. Ông đứng hẳn về phía cách mạng, ủng hộ cụ Hồ, ủng hộ cuộc kháng chiến của dân tộc.

Cho đến khi cái tin oan nghiệt : “làng chọ Dầu làm Việt gian cả rồi” được cải chính, nỗi oan của người làng chợ Dầu được minh giải, nỗi dằn vặt trong lòng ông hai cùng biết bao khổ sở, tủi nhục được gỡ bỏ, ông hai như sống lại một cuộc đời mới. Dẫu làng ông bị cháy, nhà ông bị đốt, ông vẫn rất vui. Thì ra, đến đây người đọc chợt hiểu ông Hai yêu làng là yêu cái tinh thần kháng chiến của làng, của người chợ Dầu. Ông yêu người chợ Dầu anh hùng, quyết liệt kháng chiến chống giặc bảo vệ làng, bảo vệ đất nước.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Đã Off
21/02/2022 12:02:05
+4đ tặng

Ông Hai trong đoạn trích của truyện ngắn “Làng” vốn là người nông dân chân chất, mộc mạc, sinh ra và lớn lên ở làng Chợ Dầu. Ông rất yêu làng và gắn bó với làng quê nhưng vâng lệnh cụ Hồ, ông đã rời làng đi tản cư và đến nơi ở mới, vì tản cư cũng là kháng chiến, tản cư cũng là yêu nước.

Ông Hai vốn là người nông dân hay lam, hay làm, chịu thương, chịu khó. Ở nơi tản cư, ông vẫn giữ những nét chân chất, mộc mạc của một người nông dân toan lo, toan làm, cần cù, chăm chỉ. Ngày ngày, ông lao động quần quật, tăng gia sản xuất dường như không lúc nào ngơi chân ngơi tay, ông hì hục vỡ những vạt đất, trồng thêm cây khoai, cây sắn để chuẩn bị cho vụ đói sang năm chọn ngày dát hạt.

Ông Hai còn là người nông dân có tình yêu làng quê tha thiết, luôn gắn liền với tình yêu đất nước và tinh thần kháng chiến cao độ. Ông rất tự hào về làng mình, ông thường khoe với bà con họ hàng ở xa, làm như cả cái nước Việt Nam này chỉ có làng ông là nhất. Trước đây, ông khoe làng mình đẹp và giàu với con đường lát đá xanh ngày mùa , phơi rơm phơi rạ không có một hạt thóc đất. Ngày mưa đi từ đầu làng đến cuối làng không hề lấm gót. Ông còn khoe làng ông có cái sinh phần cụ Thượng đẹp đáo để. Sau ngày cách mạng, ông không khoe về những điều ấy nữa, ông lại khoe làng mình có tinh thần kháng chiến. Ai ai cũng hết lòng phục vụ kháng chiến. Đặc biệt, khi xa làng, những lúc rảnh rỗi sau giờ lao động, ông lại nhớ về làng. Nhớ về những ngày cùng anh em đào đường, đắp ụ, xẻ hào, nâng đá phục vụ kháng chiến. Ông thấy lòng mình như trẻ ra và lại muốn được về làng. Người ông tuy ở nơi tản cư những lòng ông lại hướng về làng Chợ Dầu với một tình yêu tha thiết, nỗi nhớ. Tình yêu ấy nó không chỉ bó hẹp trong cá nhân ông mà đã mở rộng mối quan hệ giữa tình yêu làng quê với tình yêu đất nước. Ông gắn bó sâu sắc với làng quê bằng tất cả niềm vui, nỗi buồn và danh dự của người kháng chiến. Ở nơi tản cư ông thường xuyên theo dõi tin tức làng xã và tin tức kháng chiến. Chỉ là cái nắng, cái gió gay gắt thôi nhưng cũng khiến ông liên hệ đến tình hình chiến sự, ông cũng thường ra phòng thông tin theo dõi tin tức kháng chiến. Ruột gan cứ như múa cả lên khi thấy tin thắng lợi đã từ khắp nơi bay về. Ông buồn vui đến tận cùng những vui buồn của làng Chợ Dầu quê mình. Đang trong tâm trạng vui sướng, phấn khởi, ông Hai bất chợt nghe tin làng Chợ Dầu theo Tây. Về đến nhà, ông nhìn lũ con mà đau xót cho chúng và căm hận lũ Việt gian. Mấy ngày sau đó: Khi mụ chủ nhà có ý định đuổi không cho gia đình ông ở trọ nữa, thì ông đau không day dứt giữa việc lựa chọn về làng hay không về làng. Cuối cùng, ông quyết định “làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây thì phải thù”. Như vậy, chứng tỏ tình yêu làng trong ông Hai đã hoà quyện trong tình yêu nước và tinh thần kháng chiến. Đây chính là nét chuyển biến mới mẻ ở nhân vật ông Hai mà nhà văn Kim Lân đã phát hiện ra. Ở lời tâm sự của ông cùng cậu con trai út, ông vẫn rất yêu làng. Lí trí mách bảo ông không được về làng, nhưng trái tim ông vẫn luôn rộng mở một lối đi về một tình yêu tha thiết không thể chối bỏ với làng. Đặc biệt, khi được tin cải chính về làng, niềm vui trong ông vỡ oà, ông khoe khắp nơi cái tin cải chính.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Bài tập Ngữ văn Lớp 9 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư