Khí hậu nước ta có những đặc điểm nào ?
Nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa và có sự phân hóa đa dạng.
Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa được thể hiện ở những khía cạnh như sau:
– Tính chất nhiệt đớiTổng bức xạ hàng năm lớn, điển hình là cán cân bức xạ luôn đạt dương
Nhiệt độ trung bình năm trên toàn quốc đều lớn hơn 20 độ C (không tính vùng núi cao), vượt tiêu chuẩn của khí hậu nhiệt đới.
Xuất hiện nhiều nắng, tổng số giờ nắng khác nhau tùy nơi, dao động trong khoảng 1400 – 3000 giờ mỗi năm.
– Tính chất ẩmLượng mưa lớn trong năm, phân đều các khu vực, dao động từ 1500 đến 2000mm
Độ ẩm không khí rất cao, trên 80% và cân bằng ẩm luôn dương.
– Tính chất gió mùaGió mùa có gió mùa mùa đông và gió mùa mùa hạ
+ Gió mùa mùa đông bao gồm Gió mùa đông bắc và gió tín phong bán cầu Bắc.
Gió mùa đông bắc có từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau ở miền Bắc. Khu vực chịu tác động trực tiếp của khối khí lạnh phương Bắc di chuyển theo hướng Đông Bắc vào lãnh thổ nước ta.Kiểu thời tiết đặc trưng nhất là đầu mùa đông thường lạnh khô còn cuối mùa đông sẽ xuất hiện lạnh ẩm.Gió mùa Đông Bắc sẽ chỉ hoạt động từng đợt nhất định và khi di chuyển xuống phía Nam sẽ bị dãy Bạch Mã chặn lại.
Gió Tín phong bán cầu Bắc được xác định từ Đà Nẵng ở vĩ tuyến 160B trở vào Nam. Gió Tín phong bán cầu Bắc sẽ thổi theo hướng Đông Bắc chiếm ưu thế gây mưa cho vùng ven biển Trung Bộ. Đây chính là nguyên nhân tạo nên mùa khô ở Nam Bộ và Tây Nguyên.
+ Gió Mùa Mùa Hạ
Vào đầu mùa hạ: Khối khí nhiệt đới ẩm xuất phát từ Bắc Ấn Độ Dương sẽ di chuyển theo hướng Tây Nam vào nước ta gây ra mưa lớn cho các tỉnh đồng bằng Nam Bộ và Tây Nguyên. Lúc này sẽ xuất hiện hiệu ứng phơn ở vùng đồng bằng ven biển Trung Bộ và phần Nam của khu vực Tây Bắc.
Vào giữa và cuối mùa hè: Thời tiết sẽ xuất hiện gió Tây Nam gây ra mưa lớn và kéo dài ở khu vực Nam Bộ Tây Nguyên. VÌ hoạt động của gió mùa Tây Nam kết hợp với dải hội tụ nhiệt đới đã gây ra nguyên nhân mưa lớn vào mùa hạ cho cả 2 miền Bắc và Nam.
Những đặc điểm về khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa đã tạo nên sự khác nhau rõ rệt giữa ba miền nước ta, cụ thể như sau:
+ Miền Bắc: Có mùa hè nóng và mưa nhiều, mùa đông lạnh khô và ít mưa. Bên cạnh đó, các tỉnh miền Bắc còn xuất hiện thêm cả mùa Xuân và mùa Thu.
+ Miền Nam: Thời tiết đặc trưng rõ rệt bởi hai mùa là mùa mưa và mùa khô
+ Miền Trung: Khí hậu cũng được chia thành hai mùa là mùa mưa và mùa khô, tuy nhiên mùa mưa sẽ có xu hướng lệch về mùa thu đông hơn.
– Khí hậu nước ta có sự phân hóa đa dạng: Sự phân hóa của khí hậu theo không gian, theo thời gian và theo địa hình và khu vực.
Những đặc điểm trên là do ảnh hưởng của nhân tố nào?
I. Sinh quyển
- Là một quyển của Trái Đất, trong đó có toàn bộ sinh vật sinh sống.
- Phạm vi của sinh quyển:
+ Phía trên: tiếp xúc với tầng ô-dôn.
+ Phía dưới: đến đáy đại dương nơi sâu nhất trên 11 km, trên lục địa đáy của lớp vỏ phong hóa.
=> Sinh quyển bao gồm toàn bộ tầng thấp của khí quyển, toàn bộ thủy quyển và phần trên của thạch quyển.
II. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố của sinh vật
1. Khí hậu
- Nhiệt độ:
+ Mỗi loài thích nghi với một giới hạn nhiệt nhất định.
+ Nhiệt độ thích hợp, sinh vật phát triển nhanh, thuận lợi.
- Nước và độ ẩm không khí: là môi trường thuận lợi, sinh vật phát triển mạnh.
- Ánh sáng:
+ Quyết định quá trình quang hợp của cây xanh.
+ Cây ưa sáng phát triển tốt ở nơi có đầy đủ ánh sáng, những cây chịu bóng thường sống trong bóng râm.
2. Đất
- Đặc điểm: Các đặc tính lí, hóa, độ phì ảnh hưởng đến sự phát triển, phân bố của thực vật.
- Ví dụ: Đất ngập mặn có rừng ngập mặn; đất feralit đỏ vàng có rừng xích đạo, cây lá rộng; đất chua phèn có cây tràm, cây lác,...
3. Địa hình
- Độ cao: Lên cao nhiệt độ thay đổi, độ ẩm thay đổi, thực vật phân bố thành vành đai khác nhau.
- Hướng sườn: Hướng sườn có ánh sáng khác nhau, thực vật phân bố khác nhau.
4. Sinh vật
- Thức ăn là nhân tố sinh học quyết định sự phân bố, phát triển của động vật.
- Mối quan hệ: Nơi nào thực vật phong phú thì động vật phong phú và ngược lại.
5. Con người
- Ảnh hưởng đến phạm vi phân bố của sinh vật (mở rộng hay thu hẹp).
- Ví dụ:
+ Tích cực: Trồng rừng, mở rộng diện tích rừng.
+ Tiêu cực: Khai thác rừng bừa bãi, rừng thu hẹp.