Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Thuyết trình về Phố cổ Hội An

Thuyết trình về Phố cổ Hội An
mn giúp mk làm đc ko mk đang cần rất gấp
2 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
146
1
0
Avicii
25/02/2022 09:38:36
+5đ tặng
              

              Phố cổ Hội An – địa danh đã gắn liền với quá khứ nổi bật về sự giao lưu của nhiều nền văn hóa: Việt, Nhật, Hoa; một đô thị gắn liền với thương cảng quan trọng của khu vực Đông Nam Á trong suốt nhiều thế kỷ.

 

Cho đến nay kiến trúc Hội An vẫn được bảo tồn gần như nguyên trạng với một quần thể di tích kiến trúc gồm nhiều loại hình: Nhà ở, Hội quán, đình chùa, miếu, giếng, cầu, nhà thờ tộc, bến cảng, chợ… kết hợp với đường giao thông ngang dọc tạo thành các ô vuông kiểu bàn cờ mô hình phổ biến của các đô thị thương nghiệp phương đông thời Trung đại. Cùng với cuộc sống thường ngày của cư dân những tập quán, sinh hoạt văn hóa lâu đời vẫn đang tồn tại và được duy trì, vì vậy nơi đây là bảo tàng sống về kiến trúc và lối sống đô thị.

 

Phố cổ Hội An cùng với cảnh quan thiên nhiên, bãi tắm sông nước, hải đảo, các món ăn đặc sản truyền thống đang là nơi hấp dẫn khách du lịch tham quan, nghiên cứu trong và ngoài nước, đó là một cái gì thật đáng quan tâm. Sự giao thoa văn hóa đã làm nên một Hội An được Unesco ghi tên vào danh mục Di sản văn hóa thế giới vào năm 1999.

 

Cảng Hội An hình thành từ thế kỷ 15, là nơi các thương buôn người Hoa, Nhật, Bồ Đào Nha cập bến buôn bán và để lại dấu tích riêng qua các ngôi chùa. Đến nửa sau thế kỷ 17, nơi này mới thay đổi dần nhưng vẫn là Thành phố đặc thù của Đại Việt. Thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20, Hội An vẫn là nơi mua bán sầm uất cho đến khi có những biến động chính trị xã hội lớn. Vào những năm 80, phố cổ trở thành địa điểm du lịch thu hút du khách khắp thế giới.

 

Xưa kia, phố cổ Hội An chỉ có một con đường kéo dài từ chùa Cầu đến chùa Ông (nằm trước chợ Hội An bây giờ) và sau này kéo dài đến chùa Ông Bổn. Hội An nhìn ra sông Chợ Củi, tên gọi của sông Thu Bồn vào đầu thế kỷ 20. Chợ Củi có quy mô buôn bán lớn và là thắng cảnh nổi tiếng được sánh với Ngũ Hành Sơn. Đến đây, thú vị nhất vẫn là thả bộ trên những đường phố tĩnh lặng hoặc ngồi trên xích lô, thong dong ngắm nhìn từng mái nhà lô xô rêu phong cổ kính, ngói được lợp cách đây vài trăm năm. Đặc biệt là về đêm càng trở nên lung linh, huyền bí bởi những ngọn nến thắp trong đèn lồng kiểu Trung Hoa hoặc đèn hình quả nhót, quả bí bằng tre phủ những vuông lụa tơ tằm đủ sắc màu treo ở đầu hiên nhà.

 

Đến Hội An không thể không ghé thăm chùa Cầu, biểu tượng của phố cổ nơi đây. Còn có tên gọi là Lai Viễn Kiều, Chùa Cầu bắt qua con lạch chảy ra sông Thu Bồn, do các thương nhân Nhật Bản xây dựng vào khoảng thế kỷ 16, 17. Chùa Cầu ở Hội An do người Nhật xây dựng từ những ngày đầu thành gồm 2 phần: Cầu và Chùa. Cầu bằng gỗ ghép lại, có mái che lợp ngói. Chùa có lối kiến trúc khá đặc biệt, mái lợp ngói âm dương đã ngả màu thời gian. Chùa và cầu đều bằng gỗ sơn son chạm trổ công phu, đây không chỉ là một cây cầu hay một ngôi chùa, nó còn là nơi hội họp của xóm làng ngày trước, với ước mơ về một cuộc sống giao hòa tương thân tương ái của cộng đồng.

 

Các di tích khác như Hội quán Quảng Đông, Hội quán Phước Kiến và những ngôi chùa cổ kính cùng những ngôi nhà gỗ hàng trăm năm tuổi đều khiến người ghé thăm phải nghiêng mình thán phục về sự tinh xảo khéo léo mà vẫn rất lắng sâu của bàn tay con người. Vừa nguy nga tráng lệ, vừa đồ sộ cao quý, tất cả các công trình đều trở thành những cuốn biên niên sử sống động nhất, lưu giữ một quá khứ vàng son của cộng đồng người Hoa cũng như các cư dân ngày trước ở Hội An.

 

Những con đường đầy bóng cây và mùi hoa sữa vào độ tháng 10, những ngõ nhỏ quanh co dẫn đi vòng vèo trong phố cổ, những hàng quán san sát mang vẻ đẹp thâm niên với giàn hoa rủ xuống từ mái ngói đã úa màu đã làm nên một Hội An cổ kính và nên thơ. Vì thế, dẫu trải qua bao đổi thay, sự bồi lắng của cửa sông và những biến cố của lịch sử, Hội An vẫn tồn tại ở đó, mãi mãi là ký ức tuyệt đẹp trong lịch sử phát triển đất nước ta.

 

Sáng kiến khôi phục việc thắp đèn lồng thay cho ánh sáng điện đã mang lại hiệu quả không ngờ ngay từ buổi đầu tiên. Ánh sáng của đèn lồng mờ dịu và phảnh phất dấu ấn của thời gian xưa cũ. Những chiếc đèn tròn, lục lăng theo phong cách Trung Hoa treo dưới mái hiên và hai bên cửa ra vào, đèn quả trám hoặc ống dài kiểu Nhật Bản phất giấy trắng lơ lửng dọc theo hàng cột, đèn trụ vuông, đèn quả trám to nhỏ các cỡ… tất cả đã tạo lên một thế giới lung linh, huyền ảo. Đỉnh cao của sự phát triển là sinh hoạt "Đêm phố cổ", diễn ra vào đêm 14 âm lịch hàng tháng. Với đêm phố cổ, không chỉ có văn hóa vật thể mà văn hóa phi vật thể của Hội An cũng được tôn vinh với các hội hát bài chòi, hò khoan đối đáp, văn hóa ẩm thực, các câu lạc bộ thơ, nhạc truyền thống, múa lân, hoa đăng, trẻ em thì hát đồng dao bên Chùa Cầu…

 

Trong bầu không khí đó, hãy kiểm nghiệm sự hiện hữu bằng việc nếm một vài món ăn phong vị xứ Quảng như bánh Bo, bánh Vạc, Cao lầu tại các nhà hàng còn giữ nguyên hình ảnh đầu thế kỷ. Hiện diện trên phố Hội An là vô số các cửa hàng bày bán các loại đèn lồng làm kỷ niệm. Tùy theo chất liệu vải bọc ngoài mà ngọn đèn đưa tới những loại ánh sáng khác nhau. Ðó có thể là mầu đỏ may mắn, màu vàng tươi vui, mầu gấm huyết dụ kiêu sa hay sắc xanh lạnh lẽo.

 

Tuy nhiên khó so sánh được với những chiếc đèn lồng có tuổi hàng thế kỷ đang được các gia đình sinh sống lâu đời ở đây gìn giữ và chỉ chưng ra trong đêm hội hoa đăng. Những ngọn đèn này được chế tác từ gỗ quý, chạm trổ cầu kỳ và trên mỗi tấm kính là một tác phẩm hội hoạ thật sự. Các tích truyện cổ nổi tiếng được nghệ nhân xưa vẽ trên kính, sinh động và hoàn hảo như một bức tranh đắt giá. Mỗi khi ngọn nến bên trong toả sáng, cảnh mây trắng, trời xanh hoặc nước biếc sẽ liên tục quay tròn, hắt bóng các chi tiết lên mặt kính.

 

Khung cảnh và ánh sáng kỳ ảo trong khu phố cổ quyện với giọng ca bài chòi, hò khoan, giã gạo… vẳng lên từ con thuyền đậu dưới bến sông, dưới mái hiên, nơi đầu phố… tạo ra sức cuốn hút kỳ lạ. Không quá trang nghiêm như Cố Ðô Huế, không quá sôi động như chợ Lớn, nét cổ truyền nơi đây mang một vẻ thuần khiết, thu hút những tâm hồn ưa chuộng lãng mạn của những ngày xa xưa.

 

Gánh nặng thường trực của Hội An vẫn là việc di tích bị xuống cấp nghiêm trọng và phố cổ quá tải. Từ nhiều nguồn, tỉnh Quảng Nam đã luôn đầu tư để trùng tu, tu bổ di tích đang xuống cấp và xuống cấp nghiêm trọng tại phố cổ. Mọi ngôi nhà cổ trong phố cổ khi trùng tu, sửa chữa đều có sự giám sát của cơ quan chức năng. Nguồn thu từ bán vé tham quan phố cổ mỗi năm được trích từ 20 – 80% cho việc sửa chữa, trùng tu các di tích, nhà cổ. Người dân ở trong hẻm cũng có ý thức, trách nhiệm giữ gìn phố cổ như nhà ở mặt tiền. Chủ trương tạo điều kiện cho cư dân được hưởng lợi từ việc bảo tồn, phát huy giá trị di tích phố cổ đã gắn kết người Hội An với Di sản văn hóa.

 

Khác với Cố đô Huế, Hạ Long, Mỹ Sơn, Phong Nha-Kẻ Bàng, ở Hội An hơn 90% di tích là của tư nhân, do người dân, do các tộc họ, bang hội quản lý, sử dụng. Đó là một việc làm phù hợp với nguyên lý: Bảo tồn để phát triển. Phố cổ chỉ có giá trị khi chúng ta biết phát huy tối đa vốn cổ với chiều dày văn hóa của nó.

 

Được sự ủng hộ của các chuyên gia Unesco, phố cổ Hội An đã duy trì như thời điểm được công nhận Di sản văn hoá thế giới. Vẫn rêu phong, cổ kính, nên thơ và nét mới là đường phố sạch sẽ hơn, nhà cửa đẹp hơn, hàng hóa phong phú hơn, mẫu mã đẹp hơn mà chủ yếu vẫn là hàng lưu niệm, hàng hóa đặc thù của phố cổ, tình người thì vẫn ấm áp, thân mật và gần gũi.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
0
ghost
25/02/2022 10:33:47
+4đ tặng

Phố cổ Hội An nằm ở tỉnh Quảng Nam, miền Trung Việt Nam, trên bờ Bắc gần cửa sông Thu Bồn. Nó bao gồm 30 ha và vùng đệm 280 ha.

Phố cổ Hội An là một thương cảng Đông Nam Á có niên đại từ thế kỷ 15 đến thế kỷ 19. Cụ thể là một cảng thương mại quy mô nhỏ hoạt động từ thế kỷ 15 đến thế kỷ 19, giao thương rộng rãi với cả các nước Đông Nam Á và Đông Á và với phần còn lại của thế giới Thị trấn phản ánh sự kết hợp giữa các nền văn hóa bản địa và nước ngoài (chủ yếu là Trung Quốc và Nhật Bản với những ảnh hưởng của châu Âu sau này) kết hợp để tạo ra văn hóa độc đáo đặc trưng ở phố cổ Hội An. Phố cổ Hội An bao gồm một khu phức hợp gồm 1.107 tòa nhà khung gỗ, tường gạch. Bao gồm các di tích kiến ​​trúc, các công trình thương mại và bản địa trong nước, đặc biệt là chợ mở, bến phà, các công trình tôn giáo như chùa và nhà thờ. Những ngôi nhà được lát gạch và các cột nhà gỗ được chạm khắc các họa tiết truyền thống. Chúng được sắp xếp cạnh nhau thành hàng, không bị đứt quãng dọc theo những con phố đi bộ hẹp. Ngoài ra còn có cây cầu Nhật Bản bằng gỗ cao cấp với một ngôi chùa trên đó có niên đại từ thế kỷ 18. Quy hoạch đường phố ban đầu của phố cổ Hội An khi vẫn là một cảng hiện nay vẫn còn. Nó bao gồm một lưới đường phố với một trục song song với sông và trục đường phố và ngõ còn lại đặt vuông góc với nó. Thông thường, các tòa nhà phía trước đường phố để khách hàng ra vào thuận tiện trong khi mặt sau của các tòa nhà mở ra sông cho phép tàu thuyền dễ dàng bốc dỡ hàng hóa. Các cấu trúc bằng gỗ còn sót lại và sơ đồ đường phố đều nguyên bản và nguyên vẹn. Chúng cùng thể hiện một cảnh quan thị trấn truyền thống của thế kỷ 17 và 18. Thị trấn cho đến ngày nay vẫn hoạt động như một thương cảng và trung tâm thương mại. Phố cổ Hội An là một điển hình đặc biệt được bảo tồn tốt của một cảng Viễn Đông. Nó vẫn hoàn chỉnh như một khu phức hợp đồng nhất các tòa nhà bằng gỗ truyền thống với quy hoạch đường phố ban đầu, trong khung cảnh sông/bờ biển ban đầu của thị trấn. Những đặc điểm văn hóa và lịch sử ban đầu này thể hiện giá trị phổ quát nổi bật của phố cổ Hội An. Những giá trị lịch sử xuyên suốt từng thời kì, ngay cả khi nó bị chiếm đóng, là một thương cảng, cũng như một khu du lịch nổi tiếng hiện nay. Một phần do chịu ảnh hưởng của trì trệ kinh tế thế kỷ 19, nó đã không theo được sự phát triển chung của khu vực và không có áp lực phải thay thế các tòa nhà bằng gỗ cũ bằng những tòa nhà mới bằng vật liệu hiện đại. Điều này đã đảm bảo rằng thị trấn vẫn giữ được mô hình đô thị truyền thống và được bảo tồn trong tình trạng nguyên vẹn đáng kể. Giúp khách tham quan hiểu và thêm yêu nét đơn sơ, mộc mạc, lịch sử nơi đây. Phố cổ Hội An vẫn giữ được kiến ​​trúc gỗ truyền thống và cảnh quan thị trấn về quy mô lô đất, vật liệu, mặt tiền và đường mái. Quy hoạch đường phố ban đầu với các tòa nhà dựa lưng vào sông, cơ sở hạ tầng, đường phố, kênh đào và cầu Nhật Bản vẫn y nguyên. Khung cảnh lịch sử cũng còn nguyên vẹn, bao gồm môi trường ven biển của sông, bờ biển, cồn cát và hải đảo Bởi vì hầu hết các tòa nhà được xây dựng bằng gỗ nên chúng cần được sửa chữa theo chu kỳ. Nhiều tòa nhà có cấu trúc cơ bản từ thế kỷ 17 và 18 đã được làm mới vào thế kỷ 19, sử dụng các phương pháp sửa chữa truyền thống. Hiện không có áp lực phải thay thế các tòa nhà cũ bằng các tòa nhà mới bằng vật liệu hiện đại như bê tông và tôn. Phố cổ Hội An được xếp hạng là Di sản Văn hóa Quốc gia năm 1985 và sau đó là Di sản Văn hóa Quốc gia Đặc biệt theo Luật Di sản Văn hóa năm 2001 sửa đổi năm 2009. Toàn bộ thành phố là tài sản của Nhà nước và được bảo vệ hiệu quả bởi một số quốc gia có liên quan. Quy hoạch tổng thể bảo tồn, tôn tạo, phát huy giá trị đô thị Hội An cùng với phát triển du lịch thành phố đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 12/01/2012, giai đoạn đến năm 2025. Vùng đệm 280 ha được quản lý để bảo vệ phố cổ khỏi các mối đe dọa từ bên ngoài. Các tác động bất lợi có thể xảy ra do ngập lụt hàng năm và đô thị hóa đang được kiểm soát hiệu quả với sự tham gia tích cực của tất cả các cơ quan chức năng và cộng đồng địa phương. Việc quản lý dài hạn nên nhằm mục đích thúc đẩy cải thiện điều kiện sống cho người dân địa phương. Khi du lịch gia tăng, một chiến lược để quản lý nó trong các thông số của địa điểm sẽ được yêu cầu. Các chiến lược đối phó với các tác động bất lợi của khí hậu đang được phát triển và cần được đưa vào Kế hoạch quản lý.

Trong tương lai, nhằm gắn kết Phố cổ Hội An với Khu dự trữ sinh quyển thế giới Cù Lao Chàm đã được UNESCO công nhận và xây dựng Hội An thành một cộng đồng gắn kết sinh thái, văn hóa và du lịch.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×