LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Từ cảm nhận về nhân vật ông Hai, hãy viết đoạn văn tổng phân hợp, trình bày suy nghĩ của em về vẻ đẹp của những người nông dân Việt Nam thời kháng chiến chống Pháp

từ cảm nhận về nhân vật ông hai hãy viết đoạn văn tổng phân hợp trình bày suy ngĩ của em về vẻ đẹp của những người nông dân việt nam thời kháng chiến chống pháp
3 trả lời
Hỏi chi tiết
463
0
0
Trungth?
25/02/2022 15:37:48
+5đ tặng
Người nông dân VN thời kì kahnsg chiến chống Pháp là những con người hết sức chất phác và có tình yêu quê hương, đất nước mãnh liệt. Tiêu biểu cho số những người nông dân ấy phải kể đến nhân vật ông Hai trong tác phẩm " Làng" của nhà văn Kim Lân. Ông Hai là người có tình yêu làng sâu đậm. Ông luôn yêu quý và tự hào về cái làng Chợ Dầu của mình. Khi đi tản cư, ông vẫn luôn khoe vè làng với một niềm kiêu hãnh khôn nguôi. Rằng đó là ngôi làng mà ông gắn bó từ tấm bé, ở đó có những kỉ niệm của ông với anh em cùng nhau đi đào đất.  Và mỗi lần như thế, mỗi lần kể về làng của mình ông đều rất mực vui mừng. Âý vậy mà khi nghe tin làng Chợ Dầu theo Tây, ông Hai như sụp đổ hoàn toàn. Ông không tin vào những gì mình vừa nghe thấy. Ông đã phải hỏi lại đến hai lần rằng điều đó có phải là sự thật không. Và khi người ta xác định rõ ràng đó là sự thật rồi thì ông như chết lặng. Nếu như trước đây ông ngẩng cao đầu mà đi,đi để khoe khắp mọi nơi về làng của mình thì giờ đây ông chỉ biết cúi gằm mặt xuống mà đi, đi trong sự xấy hổ, bẽ bàng. Cái làng mà ông vẫn luôn tự hào vì có những con người thà chết chứ nhất định không bỏ làng mà đi giờ lại theo Tây ư ? Cái làng Chợ Dầu mà ông vẫn kiêu hãnh kể với người ta giờ lại đổ đốn đến như vậy ư ? Nghĩ đến việc này, lòng ông Hai đau như cắt. Ông mang tâm sự ấy kể với con mình. Ông hỏi con nhưng thực chất là đang nói với lòng mình, dặn mình đinh ninh :" Làng thì yêu thật đấy nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù " . Sự quả quyết ấy của ông đã cho thấy ông là người có tình yêu làng sâu đậm, có sự phân biệt rạch ròi giữa phải - trái, đúng - sai. Ông đã đặt tình yêu nước lên trên tình yêu làng, lấy quốc gia làm trọng đặt trên tình cảm cá nhân. Và rồi khi tin làng được cải chính, ông Hai được sống lại là chính mình. Ông lại đi khắp nơi khoe về làng và thấy thật hạnh phúc vì ngôi làng thân yêu của mình vẫn trong sạch,không vì tư lợi mà bỏ Tổ Quốc theo Tây. Đó là minh chứng rõ ràng nhất về tình yêu làng sâu đạm của ông Hai nói riêng và của người nông dân  trong thời kì kháng chiến chống Pháp nói chung.
Cho mik 10 xu nha

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Mai
25/02/2022 15:37:51
+4đ tặng
Người nông dân tự bao đời nay đã gắn bó thân thiết với làng quê, nơi chôn nhau cắt rốn, nơi để lại trong cuộc đời biết bao kỉniệm đầm ấm. Làng trở thành niềm vui nỗi nhớ và biết mấy tự hào của người nông dân. Nhân vật ông Hai trong truyện “Làng” của Kim Lân đã yêu làng như thế đó. Ông Hai yêu làng say mê đến nỗi đi đến đâu, gặp ai cũng khoe về cái làng chợ Dầu của mình: nhà ngói san sát, sầm uất, đường lát toàn đá xanh, phòng thông tin sáng sủa rộng rãi, chòi phát thanh cao bằng ngọn tre… Ông tự hào làng mình cái gì cũng hơn làng khác, mỗi lần có khách đến chơi ông đều bắt họ đến xem cái “sinh phần” của viên tổng đốc. Nhưng sau cách mạng tình yêu làng của ông Hai có thay đổi. Cũng cái “sinh phần” đó của “cụ tôi” nay ông lại căm thùnó vì cái lăng đó làm khổ ông và làm khổ người làng. Từ này ông khoe làng theo cách khác, đó là không khí rộn rịp của những ngày khởi nghĩa, những buổi tập quân sự, những hố, những ụ, những giao thông hào để chuẩn bị kháng chiến chống Pháp. Cuộc kháng chiến bùng nổ, nhiều nông dân ở quê ông phải tản cư. Vợ con ông đã đi, trong tình cảm sâu xa ông không muốn xa làng, bỏ anh em: “…ông cha cụ kỵ mình xưa kia cũng sinh sống ở cái làng này đã bao nhiêu đời nay rồi. Bây giờ gặp cái lúc hữu sự như thếnày mình lại đâm đầu bỏ đi, còn ra thế nào nữa”. Nhưng rồi vì thương vợ con gieo neo, bà vợ lại khẩn khoảnnhiều lần nên ông cũng đành theo vợ con tản cư, lòng vẫn tự an ủi: “Thôi thì chẳng ở lại cùng anh em được thì tản cư âu cũng là kháng chiến”,
1
0
Avicii
25/02/2022 15:38:04
+3đ tặng
            Trong truyện ngắn Làng của nhà văn Kim Lân, ấn tượng sâu sắc nhất trong lòng người đọc có lẽ là nhân vật ông Hai, đặc biệt là tâm trạng khi ông nghe cái tin làng chợ Dầu theo giặc. Cái tin ấy là một nỗi bất hạnh lớn đối với ông , ban đầu ông còn cố chưa tin cái sự thật ấy nhưng những người tản cư đã khẳng định chắc chắn rằng họ vừa ở dưới ấy lên làm ông không thể không tin được.Trong tâm trí ông lúc bấy giờ cái tin dữ ấy là một ám ảnh day dứt khôn nguôi. Khi nghe tiếng chửi bọn Việt gian những người tản cư khiến ông lão cúi gằm mặt mà đi. Về đến nhà, ông nằm vật xuống giường rồi tủi thân nhìn lũ con mà nước mắt ông lão cứ dàn ra. Ông tự hỏi bản thân rằng liệu chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng hắt hủi đấy ư? ''. Nỗi tủi nhục hổ thẹn đó khiến ông Kai ko giám ló mặt ra khỏi nhà. Nỗi sợ bị người ta đuổi. Nội tâm ông đấu tranh có lên quay về cái làng ấy nữa không? Nhưng ông khẳng định bản thân rằng “Làng thì yêu thật đấy, nhưng về làm gì nữa khi chúng nó theo Tây cả rồi?.” Qua đây ta có thể thấy được tình yêu làng quê tình yêu đất nước của ông Hai lớn lao biết nhường nào.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Bài tập Ngữ văn Lớp 9 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư