Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Thuyết minh về 1 danh lam thắng cảnh ở Hà Nội

Thuyết minh về 1 danh lam thắng cảnh ở Hà Nội  ( yếu cầu : đủ 2 trang giấy + no copy mạng)
3 trả lời
Hỏi chi tiết
195
1
1
ngọc hân
27/02/2022 15:07:19
+5đ tặng

"Mặt Hồ Gươm vẫn lung linh mây trời, càng tỏa mát hương hoa thơm Thủ đô...". Nhắc đến Hà Nội là nhắc đến hình ảnh Hồ Gươm trong xanh và bóng Tháp Rùa nghiêng nghiêng soi dáng. Hồ Gươm cùng quần thể kiến trúc của nó đã trở thành một biểu tượng đẹp đẽ và thiêng liêng về Hà Nội - trái tim hồng của cả nước.

Hồ Gươm đã tồn tại từ rất lâu. Cách đây khoảng 6 thế kỷ, theo những địa danh hiện nay, hồ gồm hai phần chạy dài từ phố Hàng Đào, qua Hai Bà Trưng, Lý Thường Kiệt tới phố Hàng Chuối, thông với sông Hồng. Nước hồ quanh năm xanh biếc nên hồ Gươm cũng được gọi là hồ Lục Thuỷ.

Vào thế kỷ XV, hồ được đổi tên thành hồ Hoàn Kiếm. Sự kiện ấy gắn liền với truyền thuyết trả gươm thần cho Rùa Vàng của vị vua khai triều nhà Hậu Lê - người anh hùng của khởi nghĩa Lam Sơn chống lại giặc Minh (1417 - 1427), Lê Lợi. Truyền thuyết kể rằng khi Lê Lợi khởi nghĩa ở Lam Sơn, có người dân mò được một lưỡi gươm, sau đó chính ông nhặt được một cái chuôi ở trong rừng. Khi lưỡi gắn vào chuôi gươm thì thân gươm ánh lên hai chữ "Thuận Thiên" - "Thuận theo ý trời". Gươm báu này đã theo Lê Lợi trong suốt thời gian kháng chiến chống giặc Minh. Khi lên ngôi về đóng đô ở Thăng Long, trong một lần nhà vua đi chơi thuyền trên hồ Lục Thuỷ, bỗng một con rùa xuất hiện. Rùa vươn đầu cất tiếng nói: "Xin bệ hạ hãy hoàn lại gươm cho Long Quân". Lê Thái Tổ hiểu ra sự việc bèn rút gươm khỏi vỏ, giơ gươm ra thì gươm bay về phía con rùa. Rùa ngậm gươm lặn xuống đáy hồ, và từ đó hồ Lục Thuỷ có tên gọi mới là hồ Hoàn Kiếm (trả gươm) hay hồ Gươm. Chính truyền thuyết đặc sắc này đã khẳng định tấm lòng yêu chuộng hòa bình, ghét chiến tranh của người dân Thăng Long - Hà Nội nói riêng và nhân dân Việt Nam nói chung. Câu chuyện này đã được nhấn mạnh trong ngày lễ Hà Nội đón nhận danh hiệu "Thành phố Vì hòa bình"

Sau đó, cũng vào thời Lê, hồ còn được dùng làm nơi tập luyện của thuỷ quân nên có lúc được gọi là hồ Thuỷ Quân.

Hồ Hoàn Kiếm là một thắng cảnh nổi tiếng của Hà Nội. Quanh hồ trồng nhiều loại hoa và cây cảnh. Đó là những hàng liễu rủ thướt tha, những nhành lộc vừng nghiêng nghiêng đổ hoa soi bóng dưới lòng hồ. Giữa hồ có tháp Rùa, cạnh hồ có đền Ngọc Sơn có "Đài Nghiên Tháp Bút chưa sờn"... Hình ảnh hồ Gươm lung linh giống như một tấm gương xinh đẹp giữa lòng thành phố đã đi vào lòng nhiều người dân Hà Nội. Người dân Hà Nội sống ở khu vực quanh hồ có thói quen ra đây tập thể dục vào sáng sớm, đặc biệt là vào mùa hè. Họ gọi các khu phố nằm quanh hồ là Bờ Hồ.

Không phải là hồ nước lớn nhất trong Thủ đô, song với nguồn gốc đặc biệt, hồ Hoàn Kiếm đã gắn liền với cuộc sống và tâm tư của nhiều người. Hồ nằm ở trung tâm một quận với những khu phố cổ chật hẹp, đã mở ra một khoảng không đủ rộng cho những sinh hoạt văn hóa bản địa. Hồ có nhiều cảnh đẹp. Và hơn thế, hồ gắn với huyền sử, là biểu tượng khát khao hòa bình (trả gươm cầm bút), đức văn tài võ trị của dân tộc (thanh kiếm thiêng nơi đáy hồ và tháp bút viết lên trời xanh). Do vậy, nhiều văn nghệ sĩ đã lấy hình ảnh Hồ Gươm làm nền tảng cho các tác phẩm của mình. Nhà thơ Trần Đăng Khoa từng viết:

"Hà Nội có Hồ Gươm

Nước xanh như pha mực

Bên hồ ngọn Tháp Bút

Viết thơ lên trời cao"

Và như thế, Hồ Gươm sẽ mãi sống trong tiềm thức mỗi người dân Thủ đô nói riêng và người dân cả nước nói chung như một biểu tượng thiêng liêng về lịch sử và truyền thống văn hóa dân tộc.
Chị không copy mạng đâu cô văn cj đánh sy đấy em
Chúc em học  nha

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
2
1
Vy
27/02/2022 15:07:50
+4đ tặng

Trong số các di tích lịch sử của Hà Nội, Văn Miếu - Quốc Tử Giám là một di tích gắn liền với sự thành lập của kinh đô Thăng Long dưới triều Lý, đã có lịch sử gần nghìn năm, với quy mô khang trang bề thế nhất, tiêu biểu nhất cho Hà Nội và cũng là nơi được coi là biểu tượng cho văn hóa, lịch sử Việt Nam.

Từ năm 1070, đời vua Lý Thánh Tông cho khởi dựng Văn Miếu - Quốc Tử Giám để tôn thờ và bồi dưỡng Nho học. Xây dựng khá quy mô, Văn Miếu - Quốc Tử Giám trong khuôn viên hình chữ nhật. Mặt tiền cũng là chiều ngang rộng 75m, quay ra đường Quốc Tử Giám, phía sau giáp đường Nguyễn Thái Học. Chiều dài phía Bắc là đường Tôn Đức Thắng, phía Nam là đường Văn Miếu dài 306m.

Năm 1076, Lý Nhân Tông cho lập trường Quốc Tử Giám, có thể coi đây là trường đại học đầu tiên ở Việt Nam. Ban đầu, trường chỉ dành riêng cho con vua và con các bậc đại quyền quý (nên gọi tên là Quốc Tử). Năm 1156, Lý Anh Tông cho sửa lại Văn Miếu và chỉ thờ Khổng Tử.

Từ năm 1253, vua Trần Thái Tông cho mở rộng Quốc Tử Giám và thu nhận cả con cái các nhà thường dân có sức học xuất sắc.

Đời Trần Minh Tông, Chu Văn An được cử làm quan Quốc Tử Giám Tư nghiệp (hiệu trưởng) và thầy dạy trực tiếp của các hoàng tử. Năm 1370 ông mất, được vua Trần Nghệ Tông cho thờ ở Văn Miếu bên cạnh Khổng Tử.

Sang thời Hậu Lê, Nho giáo rất thịnh hành. Vào năm 1484, Lê Thánh Tông cho dựng bia tiến sĩ của những người thi đỗ tiến sĩ từ khóa thi 1442 trở đi.

Năm 1762, Lê Hiển Tông cho sửa lại là Quốc Tử Giám - cơ sở đào tạo và giáo dục cao cấp của triều đình. Năm 1785 đổi thành nhà Thái học.

Văn Miếu - Quốc Tử Giám là quần thể di tích đa dạng và phong phú. Là tổ hợp gồm hai di tích chính: Văn Miếu thờ Khổng Tử, các bậc hiền triết của Nho giáo và Tư nghiệp Quốc Tử Giám Chu Văn An, người thầy tiêu biểu đạo cao, đức trọng của nền giáo dục Việt Nam; và Quốc Tử Giám, trường quốc học cao cấp đầu tiên của Việt Nam, với hơn 700 năm hoạt động đã đào tạo hàng nghìn nhân tài cho đất nước. Quần thể kiến trúc Văn Miếu - Quốc Tử Giám được bố cục đăng đối từng khu, từng lớp theo trục Bắc Nam, mô phỏng tổng thể quy hoạch khu Văn Miếu thờ Khổng Tử ở quê hương ông tại Khúc Phụ, Sơn Đông, Trung Quốc. Tuy nhiên, quy mô ở đây đơn giản hơn, kiến trúc đơn giản hơn và theo phương thức truyền thống nghệ thuật dân tộc.

Phía trước Văn Miếu có một hồ lớn gọi là hồ Văn Chương, tên cũ xưa gọi là Thái Hồ. Giữa hồ có gò Kim Châu, trước đây có lầu để ngắm cảnh.

Ngoài cổng chính có tứ trụ, hai bên tả hữu có bia "Hạ Mã", xung quanh khu vực xây tường cao bao quanh. Cổng Văn Miếu xây kiểu tam quan, trên có 3 chữ "Văn Miếu Môn" kiểu chữ Hán cổ xưa.

Trong Văn Miếu chia làm 5 khu vực rõ rệt, mỗi khu vực đều có tường ngăn cách và cổng đi lại liên hệ với nhau:

- Khu thứ nhất: bắt đầu với cổng chính Văn Miếu Môn đi đến cổng Đại Trung Môn, hai bên có cửa nhỏ là Thành Đức Môn và Đạt Tài Môn.

- Khu thứ hai: từ Đại Trung Môn vào đến khuê Văn Các (do Đức Tiền Quân Tổng trấn Bắc Thành Nguyễn Văn Thành cho xây năm 1805). Khuê Văn Các là công trình kiến trúc tuy không đồ sộ song tỷ lệ hài hòa và đẹp mắt. Kiến trúc gồm 4 trụ gạch vuông (85cm x 85cm) bên dưới đỡ tầng gác phía trên, có những kết cấu gỗ rất đẹp. Tầng trên có 4 cửa hình tròn, hàng lan can con tiện và con sơn đỡ mái bằng gỗ đơn giản, mộc mạc. Mái ngói chồng hai lớp tạo thành công trình 8 mái, gờ mái và mặt mái phẳng. Gác là một lầu vuông tám mái, bốn bên tường gác là cửa sổ tròn hình mặt trời toả tia sáng. Hình tượng Khuê Văn Các mang tất cả những tinh tú của bầu trời tỏa xuống trái đất và trái đất nơi đây được tượng trưng hình vuông của giếng Thiên Quang. Công trình mang vẻ đẹp sao Khuê, ngôi sao sáng tượng trưng cho văn học. Nơi đây thường được dùng làm nơi thưởng thức các sáng tác văn thơ từ cổ xưa tới nay. Hai bên phải trái Khuê Văn Các là Bi Văn Môn và Súc Văn Môn dẫn vào hai khu nhà bia tiến sỹ.

- Khu thứ ba: gồm hồ nước Thiên Quang Tỉnh (nghĩa là giếng soi ánh mặt trời), có hình vuông. Hai bên hồ là 2 khu nhà bia tiến sĩ. Mỗi tấm bia được làm bằng đá, khắc tên các vị thi đỗ Trạng nguyên, Bảng nhãn, Thám hoa, Hoàng giáp, Tiến sĩ. Bia đặt trên lưng một con rùa. Hiện còn 82 tấm bia tiến sĩ về các khoa thi từ năm 1442 đến năm 1779. Trong đó, 12 bia đầu tiên (cho các khoa thi những năm 1442 - 1514) được dựng vào thời Lê sơ, 2 bia (cho các khoa 1518, 1529) được dựng vào triều nhà Mạc, còn 68 bia cuối cùng (các khoa thi những năm 1554 - 1779) được dựng vào thời Lê trung hưng. Mỗi khu nhà bia gồm có 1 Bi đình nằm ở chính giữa và 4 nhà bia (mỗi nhà 10 bia) xếp thành hai hàng, nằm hai bên Bi đình. Bi đình khu bên trái Thiên Quang Tỉnh chứa bia tiến sĩ năm 1442, còn Bi đình khu bên phải chứa bia tiến sĩ năm 1448.

- Khu thứ tư: là khu trung tâm và là kiến trúc chủ yếu của Văn Miếu, gồm hai công trình lớn bố cục song song và nối tiếp nhau. Toà ngoài nhà là Bái đường, toà trong là Thượng cung.

-Khu thứ năm: là khu Thái Học, trước kia đã có một thời kỳ đây là khu đền Khải Thánh, thờ bố mẹ Khổng Tử, nhưng đã bị phá hủy. Khu nhà Thái Học mới được xây dựng lại năm 2000.

Trong Văn Miếu có tượng Khổng Tử và Tứ phối (Nhan Tử, Tăng Tử, Tử Tư, Mạnh Tử). Ở điện thờ Khổng Tử có hai cặp hạc cưỡi trên lưng rùa. Đây là hình tượng rất đặc trưng tại các đền, chùa, lăng tẩm, miếu mạo ở Việt Nam. Hình ảnh hạc chầu trên lưng rùa trong nhiều ngôi chùa, miếu..., hạc đứng trên lưng rùa biểu hiện của sự hài hòa giữa trời và đất, giữa hai thái cực âm - dương. Hạc là con vật tượng trưng cho sự tinh tuý và thanh cao. Theo truyền thuyết rùa và hạc là đôi bạn rất thân nhau. Rùa tượng trưng cho con vật sống dưới nước, biết bò, hạc tượng trưng cho con vật sống trên cạn, biết bay. Khi trời làm mưa lũ, ngập úng cả một vùng rộng lớn, hạc không thể sống dưới nước nên rùa đã giúp hạc vượt vùng nước ngập úng đến nơi khô ráo. Ngược lại, khi trời hạn hán, rùa đã được hạc giúp đưa đến vùng có nước. Điều này nói lên lòng chung thuỷ và sự tương trợ giúp đỡ nhau trong lúc khó khăn, hoạn nạn giữa những người bạn tốt.

Năm 1999, để kỷ niệm 990 năm Thăng Long - Hà Nội (1010 - 2000), nhà nước ta cho xây dựng lại khu Thái Học - Văn Miếu theo lối kiến trúc cổ, thờ các vị vua: Lý Thánh Tông, Lý Nhân Tông, Lê Thánh Tông và Nhà giáo Chu Văn An là những người có nhiều công giữ gìn và bồi đắp nền Nho học trong trường đại học đầu tiên của nước ta. Khuê Văn Các ở Văn Miếu -Quốc Tử Giám đã được công nhận là biểu tượng của thành phố Hà Nội.

Ngày nay, Văn Miếu - Quốc Tử Giám là nơi Rằm tháng Giêng hằng năm, Hội Nhà văn Việt Nam tổ chức báo cáo kết quả của nền văn học trong năm và bình những bài thơ hay. Đây là nơi nhà nước tổ chức trao các hàm, học vị: Giáo sư, Viện sĩ, Tiến sĩ… cho những trí thức mới. Hằng năm, cứ sau kỳ tốt nghiệp bậc đại học, thủ khoa của các trường được về Văn Miếu - Quốc Tử Giám để Chủ tịch UBND TP Hà Nội trao bằng khen và tham quan, ngoài ra rất nhiều hoạt động trong lĩnh vực văn hóa được tổ chức tại Văn Miếu. Đặc biệt, khách nước ngoài từ khắp các lục địa cũng về đây hằng ngày để tham quan và tìm hiểu trường đại học đầu tiên của Việt Nam, Văn Miếu - Quốc Tử Giám.

Dat BlackYT
https://vndoc.com/thuyet-minh-ve-mot-danh-lam-thang-canh-o-ha-noi-192835 mẫu 3
1
1
H117
27/02/2022 15:07:57
+3đ tặng

Có lẽ trong mỗi chúng ta không ai là không biết đến Hồ Gươm. Hồ Gươm là một di tích lịch sử, một thắng cảnh nổi tiếng của Hà Nội. Nếu ai đã từng đến đây chắc hẳn phải ghé thăm hồ để chiêm ngưỡng vẻ đẹp cổ kính độc đáo của nó.

Hồ Gươm nằm tại trung tâm của thủ đô. Hồ hình bầu dục, bao quanh đó là những vườn hoa. Nhìn từ xa, hồ như lẵng hoa xinh xắn. Hồ Gươm còn có tên gọi là hồ Lục Thuỷ vì nước rất trong và xanh. Ngoài ra nó còn được gọi là hồ Hoàn Kiếm hay hồ Tả Vọng. Hai tên gọi này có từ thời Lê. Truyền thuyết kể rằng: năm đó, sau khi đánh tan quân Minh xâm lược, vua Lê Lợi ngự trên thuyền rồng thì bỗng Rùa Vàng từ dưới hồ hiện lên để đòi lại gươm. Nhà vua trả lại gươm. Tên hồ Hoàn Kiếm, hay Hoàn Gươm cũng được gọi từ đó thay cho tên hồ Tả Vọng.

Xung quanh hồ có rất nhiều cây như si, phượng, đa,… và những vườn hoa lớn. Phía bắc hồ là nhà hàng Thuỷ Tạ. Sau mỗi giờ mệt mỏi, du khách có thể tới đây vừa ăn kem vừa ngắm cảnh hồ. Giữa hồ là Tháp Rùa, với hình dáng uy nghi cổ kính, bao gồm ba tầng, xung quanh là thảm cỏ. Tháp Rùa đã tạo nên cho hồ một vẻ đẹp khó tả. Phía bắc hồ là đền Ngọc Sơn. Cứ mỗi dịp Tết đến, rất nhiều người tới đây để thắp hương cầu trời. Đi sâu vào đền là khu bán hàng lưu niệm. Đó là nơi trưng bày một con rùa rất lớn. Đền Ngọc Sơn được nối với bờ bởi cầu Thê Húc cong cong, được quét sơn đỏ tươi. Đi ra một quãng là Đài Nghiên, Tháp Bút. Trên thân Tháp Bút có ba chữ: “tả thanh thiên” của Nguyễn Siêu, nghĩa là”viết lên trời xanh”. Gần hồ có nhiều tượng đá nhằm nói lên sự tôn nghiêm của một di tích lịch sử.

Hồ Gươm đẹp một cách cổ kính và linh thiêng. Quanh hồ là một khu dân cư đông đúc với nhiều nhà cao tầng. Bắt đầu từ phố Đinh Tiên Hoàng là Bưu điện Hà Nội. Bên cạnh là vườn hoa Chí Linh, nơi đây có tượng đài Vua Lí Thái Tổ rất uy nghi. Đối diện với cầu Thê Húc là đền Bà Kiệu có từ thế kỉ XVIII, cạnh nó là tượng đài cảm tử gồm ba chiến sĩ cầm bom ba càng với tư thế sẵn sàng chiến đấu để bảo vệ Tổ quốc. Đi tiếp độ hai mươi mét nữa là Nhà hát múa rối Thăng Long. Ở đó biểu diễn những tiết mục đặc sắc của dân tộc ta. Đi nữa về tay phải là dãy phố Hàng Ngang- Hàng Đào là nơi bao trùm tấp nập người đi lại như trẩy hội.

Quanh hồ cũng có rất nhiều hoạt động thi vị dành cho mọi lứa tuổi. Các cụ già thường ngồi đánh cờ, bàn luận tình hình thời sự trong và ngoài nước. Không chỉ vậy đây còn là nơi lí tưởng để nghỉ ngơi thư giãn sau những giờ làm việc mệt mỏi. Mỗi buổi sáng sớm mọi người thường đi tập thể dục tại đây. Gần đây, ở tuyến xe buýt Hà Nội – Hà Đông gần hồ khai trương phố đi bộ vào ban đêm, cả dãy phố sáng lên bởi ánh đèn rực rỡ muôn màu.

Em rất tự hào vì được sinh ra tại đây. Hồ Gươm không to đẹp, lộng lẫy như nhiều cảnh quan khác nhưng nó là biểu tượng của Thủ đô Hà Nội, là sự sống ngàn năm văn vật của đất nước chúng ta.

Dat BlackYT
cóp mạng https://hoc24.vn/cau-hoi/thuyet-minh-ve-ho-guom.4809669666175

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư