Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

27/02/2022 19:57:08

Ý nghĩa của trạng ngữ được đưa vào câu để làm gì

ý nghĩa của trạng ngữ được đưa vào câu để làm gì ?
5 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
558
0
0
phương
27/02/2022 19:57:54
+5đ tặng
 ý nghĩa, trạng ngữ được thêm vào câu để xác định thời gian, nơi chốn, nguyên nhân, mục đích, phương tiện, cách thức diễn ra sự việc sẽ được nêu trong câu.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
nminnhhh
27/02/2022 19:58:13
+4đ tặng

– Trạng ngữ Ɩà thành phần phụ c̠ủa̠ câu, bổ sung cho nòng cốt câu, Ɩà phần bổ nghĩa cho cả cụm chủ vị trong câu

– Về phần ý nghĩa: trạng ngữ được thêm ѵào câu nhằm xác định thời gian, nơi chốn, nguyên nhân, mục đích, phương tiện, cách thức diễn ra sự việc nêu trong câu.

0
0
Abcz
27/02/2022 19:58:19
+3đ tặng
Về ý nghĩa. trạng ngữ được thêm vào câu để xác định thời gian, nơi chốn, nguyên nhân, mục đích, phương tiện, cách thức diễn ra sự việc nêu trong câu. Về hình thức: Trạng ngữ có thể đứng đầu câu, cuối câu hay giữa câu. Giữa trạng ngữ với chủ ngữ thường có một quãng nghỉ khi nói hoặc một dấu phẩy khi viết.
1
0
Avicii
27/02/2022 19:58:27
+2đ tặng

– Trạng ngữ chỉ nơi chốn là thành phần phụ của câu xác định nơi chốn diễn ra sự việc nêu trong câu. Trạng ngữ chỉ nơi chốn trả lời cho câu hỏi ở đâu?

Ví dụ: Trên cây, mấy chú chim /đang bắt sâu – Trạng ngữ là “Trên cây”

– Trạng ngữ chỉ thời gian là thành phần phụ của câu xác định thời gian diễn ra sự việc nêu trong câu. Trạng ngữ chỉ thời gian trả lời cho câu hỏi: Bao giờ? Khi nào? Mấy giờ? …

Ví dụ: + Mùa xuân, chúng em /trồng cây – Trạng ngữ là “Mùa xuân”

+ Cuối năm học, chúng em/ tổ chức liên hoan – Trạng ngữ là “Cuối năm học”

+ Sáu giờ rưỡi, em và bạn/ đến trường – Trạng ngữ là “Sáu giờ rưỡi”

– Trạng ngữ chỉ nguyên nhân là thành phần phụ của câu xác định nguyên nhân của sự việc nêu trong câu. Trạng ngữ chỉ nguyên nhân trả lời cho câu hỏi: Vì sao? Nhờ đâu ? Tại sao?

Ví dụ: + Vì mưa, nhà em/ không phơi được quần áo – Trạng ngữ là “Vì mưa”

+ Nhờ chăm học, Tuấn /đạt học sinh xuất sắc- Trạng ngữ là “Nhờ chăm học”

+ Tại nó, tôi/ bị mắng oan – Trạng ngữ là “Tại nó”

– Trạng ngữ chỉ mục đích là thành phần phụ của câu xác định mục đích diễn ra sự việc nêu trong câu.Trạng ngữ chỉ mục đích trả lời cho câu hỏi: Để làm gì? Nhằm mục đích gì? Vì cái gì? …

Ví dụ: Để đạt học sinh xuất sắc, Bạn Hà/ cố gắng học tập – Trạng ngữ là “Để đạt học sinh xuất sắc”

– Trạng ngữ chỉ phương tiện là thành phần phụ của câu xác định phương tiện, cách thức diễn ra sự việc nêu trong câu. Trạng ngữ chỉ phương tiện trả lời cho câu hỏi: Bằng cái gì? Với cái gì?

Ví dụ: Bằng một giọng chân tình, cô giáo/ khuyên chúng em cố gắng học tập – Trạng ngữ là “Bằng một giọng chân tình”.

0
0
Nguyễn Hà Thương
27/02/2022 19:58:52
+1đ tặng

ý nghĩa của trạng ngữ được đưa vào câu để làm gì ?

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×