Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Bài thuyết minh về lăng hoàng gia ở gò công

Giúp mik lm bài thuyết minh về lăng hoàng gia ở gò công mik tặng xu cho
3 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
1.616
4
0
Phonggg
02/03/2022 09:46:39
+5đ tặng

ăng Hoàng gia được xây dựng năm 1926, gồm lăng mộ và đền thờ ông Phạm Đăng Hưng, là ông ngoại Vua Tự Đức, thân sinh bà Thái hậu Từ Dụ (Từ Dũ), vợ vua Thiệu Trị, lăng nằm cách trung tâm thị xã khoảng 2km.

 Vào cuối thế kỹ thứ XVI ông Phạm Đăng Long (cha ông Phạm Đăng Hưng) theo cha vào vùng Gò Công, là người giỏi Nho học, tinh thông phong thủy, địa lý của Lão học, đi nhiều nơi tìm thế đất tốt để định cư, mong con cháu phát tích. Lúc ông đến Gò Rùa (Sơn Qui), thấy thế đất rất đẹp nhưng toàn vùng Gò Công lúc bấy giờ không có chỗ nào đào được giếng có nước ngọt. Sau đó ông phát hiện ra mạch nước ngầm ở Gò Sơn Qui. nên quy tập mồ mả 3 đời về đây và xây nhà ở gò đất này.

Ông Phạm Đăng Hưng là con thứ 3 của ông Phạm Đăng Long, sinh ra tại Gò Sơn Qui, vào năm 1764 (nay là ấp Lăng Hoàng Gia, xã Long Hưng, TX Gò Công - Tiền Giang). Ông là người thông minh, văn võ song toàn. Năm 1784, lúc 20 tuổi, ông thi đỗ Tam trường, được triều đình bổ làm Lễ sinh ở Phủ, sau đó được thăng Lại bộ Tham tri. Đến năm 1824 được sắc phong Lễ bộ Thượng thư, năm 1825 ông được giao phó giữ kinh thành Huế. Mùa hạ năm 1825, Phạm Đăng Hưng thọ bệnh và mất, linh cửu được đưa về quê hương, an táng tại Gò Sơn Qui. Năm 1849, ông được vua Tự Đức truy phong Tước Đức Quốc công.

Ông có 4 người con làm quan to trong triều Nguyễn. Vua Minh Mạng kết thông gia gả công chúa cho con trai ông là Phạm Đăng Thuật và phong chức Phò mã Đô úy. Vua Minh Mạng cũng cưới con gái của ông là Phạm Thị Hằng (tức bà Từ Dũ) cho Hoàng tử Miên Tông, sau này là vua Thiệu Trị. Lăng được xây dựng do ông Phạm Đăng Tá, con trai trưởng của Phạm Đăng Hưng xây dựng trên phần đất rộng 3.000 m2, ngay trên nền nhà cũ của dòng họ Phạm Đăng. Các nghệ nhân tài hoa bậc nhất chuyên xây dựng lăng tẩm, cung đình từ Huế được đưa vào cùng với nghệ nhân địa phương xây dựng nên công trình kiến trúc độc đáo, mang đậm phong cách cung đình. Năm 1849, khi vua Tự Đức truy phong Phạm Đăng Hưng lên tước Đức Quốc công đã cho trùng tu, mở rộng nhà thờ, xây thêm tam cấp, cổng tam quan, ban thần vị theo nghi thức cung đình. Vào từ đường, chúng ta thấy nơi chính vị thờ Đức Quốc công Phạm Đăng Hưng; bên trái thờ Phước An hầu Phạm Đăng Long, là cha của Phạm Đăng Hưng; bên phải thờ Bình Thạnh bá Phạm Đăng Dinh; căn chót bên trái thờ Mỵ Khánh tử Phạm Đăng Tiên, ông cố Phạm Đăng Hưng và bên phải thờ Thiềm sự phủ Phạm Đăng Khoa, là ông sơ Phạm Đăng Hưng.

 
 

Mộ Phạm Đăng Hưng táng trên gò cao có hình dáng mai rùa. Mộ xây theo kiểu kiểu dáng "đỉnh trụ" hình bát giác, trông vừa như chiếc nón lá vừa như búp sen. Mặt sau mộ, xây bình phong hình bán nguyệt, trên có chạm 4 con rồng, dưới có 5 con kỳ lân. "Ngũ đại thành xương - Tường lân ống hiện" (Năm đời  danh giá tốt đẹp - Điềm lành kỳ lân hiện ra ). Vòng quanh mộ ông có     

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Avicii
02/03/2022 09:46:55
+4đ tặng

Trên mảnh đất Gò Công ông Phạm Đăng Khoa người đã bỏ công khai khẩn đất hoang để lập nghiệp, dòng họ Phạm Đăng nổi tiếng khắp vùng trải qua nhiều thế hệ đến đời thứ 4 là ông Phạm Đăng Hưng theo vai vế là ông ngoại của vua Tự Đức tức cha của hoàng hậu Từ Dụ.

 

Đến năm 1825 Phạm Đăng Hưng qua đời Triều đình nhà Nguyễn đã cho cho xây dựng đền thờ và lăng mộ của dòng họ theo kiến trúc thời bấy giờ trên Gò Rùa, sau này Gò Rùa được đổi tên thành gò Sơn Quy.

1
0
Hà Tiến
02/03/2022 09:50:42
+3đ tặng
Trên mảnh đất Gò Công ông Phạm Đăng Khoa người đã bỏ công khai khẩn đất hoang để lập nghiệp, dòng họ Phạm Đăng nổi tiếng khắp vùng trải qua nhiều thế hệ đến đời thứ 4 là ông Phạm Đăng Hưng theo vai vế là ông ngoại của vua Tự Đức tức cha của hoàng hậu Từ Dụ.

Đến năm 1825 Phạm Đăng Hưng qua đời Triều đình nhà Nguyễn đã cho cho xây dựng đền thờ và lăng mộ của dòng họ theo kiến trúc thời bấy giờ trên Gò Rùa, sau này Gò Rùa được đổi tên thành gò Sơn Quy.

Lăng Hoàng Gia được xây dựng năm nào, ra sao ?

Toàn bộ công trình Lăng Hoàng Gia được xây dựng theo 3 hạng mục bao gồm: nhà thờ họ Phạm Đăng, mộ Phạm Đăng Hưng, khu mộ chung dành cho dòng họ Phạm Đăng.

Nhà thờ dòng họ Phạm Đăng:

Theo ghi chép lịch sử người đứng ra khởi công xây dựng là trưởng Nam của ông Phạm Đăng Hưng đó là ông Phạm Đăng Tá công trình nhà thờ dòng họ được bắt đầu xây dựng vào năm 1888 (lúc bấy giờ là vua Thành Thái) bao gồm cổng tam quan, nhà thờ theo phong cách vua chúa bề thế đến năm 1921 (thời vua Khải Định) công trình được cải tạo trùng tu lại.

Toàn bộ công trình Lăng Hoàng Gia bây giờ sẽ bao một nhà thờ, nhà khách, nhà kho và công trình phụ. Mười trụ cột chính giữa, lớn nhất được thiết kế thành hai hàng song song như những đôi bàn tay khổng lồ vươn lên chống đỡ toàn bộ lăng.

Những đường hoành, rui, mè đều được thiết kế sắc sảo, độc đáo, vững chắc bởi các loại gỗ nâu quý được vận chuyển từ Huế vào. Trong nhà thờ có một tấm bia gỗ sơn son thiếp vàng chép lại nội dung bia dựng trước mộ Phạm Đăng Hưng.

Lăng mộ ông Phạm Đăng Hưng được xây dựng từ năm 1825 khi ông mất công trình là một kiểu kiến trúc độc đáo theo văn hóa vua chúa thời bấy giờ với diện tích hơn 800m2, vị trí lăng mộ cách nhà thờ chính 500m về phía bên phải một số tư liệu còn cho biết thêm ông Phạm Đăng Hưng được chôn ở tư thế đang ngồi và trong quan ngoài quách.

Công trạng của ông Phạm Đăng Hưng còn được ghi chép lại bằng hai nhà bia với lý do:

- Nhà Bia phía bên phải mộ được làm bằng đá cẩm thạch trắng (đá Ngũ Hành Sơn ở Đà Nẵng) có khắc bia văn do Phan Thanh Giản soạn năm 1858. Nhưng khi di chuyển từ Huế vào đến Sài Gòn thì bị quân Pháp lấy làm mộ bia cho Đại úy Barbé vừa bị nghĩa quân Trương Định chém chết năm 1860.

Năm 1999, tấm bia này đã được chuyển về đây. Tính ra tấm bia đá mang tên hai người chết một Pháp một Việt này đã luân lạc đúng 140 năm (1859-1999).

- Nhà bia phía bên trái mộ dựng tấm bia bằng đá hoa cương (đá Ganis) do vua Thành Thái sai làm năm 1899, sau khi tấm bia đầu đã bị quân Pháp chiếm đoạt. Nội dung tấm bia này giống y tấm bia trước.

Phần khu mộ dành cho dòng họ Phạm Đăng:

Trong Lăng Mộ Hoàng Gia còn có khu mộ dành cho dòng họ được thiết kế theo hình vuông hoặc hình chữ nhật theo một trục dài nhất định được làm bằng hồ ô dước, xung quanh khu mộ dòng họ được bao bọc bằng một lớp tường cao 90cm.

Ở Gò Công còn có địa điểm nào để đi chơi ?

Sau khi tìm hiểu về di tích lịch sử Lăng Hoàng Gia thời triều Nguyễn thì ở Gò Công bạn còn có thể đến nhiều địa điểm du lịch Tiền Giang thú vị khác hãy theo chân du lịch Việt Nam tìm hiểu tiếp những địa điểm này bên dưới nhé.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×