LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Các dạng địa hình chinh ở Việt Nam và đặc điểm tùng dạng

Các dạng địa hình chinh ở việt nam và đặc điểm tùng dạng? 
3 trả lời
Hỏi chi tiết
93
1
0
Hưng
03/03/2022 17:18:34
+5đ tặng

1. Dạng địa hình đồi núi

Bao gồm:

  • Miền núi cao: trên 2000m. Phần lớn nằm trong đất liền và ở vùng biên giới, đặc biệt từ biên giới phí bắc từ Hà Giang đến Lai Châu và biên giới phía tây thuộc tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh. VD: Hoàng Liên Sơn (đỉnh Phan Si Păng, Tả Yang Phình, Pu Luông, Sa Phình), Tây Côn Lĩnh, Pu Tha, Ca, Phu Hoạt, Ngọc Linh.... Các dãy núi cao đều được cấu tạo bởi đá macma và đá biến chất có thành phần khá đồng nhất. Có độ cao lớn, sườn dốc với nhiều vách đứng bị xâm thực nên rất hiểm trở.
  • Miền núi trung bình: 1000 - 2000m. Chiếm khoảng 14% diện tích cả nước và phân bố khá rộng, từ biên giới phía Bắc đến phía Nam của dãy Trường Sơn. VD: đỉnh Mẫu Sơn, Châu Lãnh, Tam Đảo, Tản Viên, Bạch Mã, Bảo Lộc,... Thường được cấu tạo bởi các loại nham thạch cứng, tuy nhiên độ cao thấp hơn và mức độ xâm thực, chia cắt yếu hơn so với miền núi cao.
  • Miền núi thấp: dưới 1000m. Thường gặp ở vùng liền kề với núi trung bình và vùng đồi thành một dải liên tục, vùng đồng bằng,.... VD: núi Voi, Bà Đen, Thất Sơn,... Phần lớn được cầu tạo bởi các đá trầm tích, lớp vỏ phong hóa khá dày.

Dạng địa hình núi khá phổ biến ở nước ta, chiếm 3/4 diện tích.

Đặc điểm chung: độ cao tuyệt đối và độ cao tương đối khá lớn; về hình thái thường là các khối núi hoặc dãy núi, có độ chia cắt sâu và sườn dốc lớn.

Ở nước ta, các dãy núi lớn thường được ngăn cách với nhau bởi các thung lũng sông lớn. Mỗi khu vực núi có các sắc thái riêng.

2. Dạng địa hình cao nguyên

Do tính chất phân bậc của địa hình gây nên bởi các chu kì trong vận động Tân kiến tạo, ở nước ta đã hình thành nên một số cao nguyên.

Có cấu tạo, nguồn gốc và độ cao khác nhau nhưng vẫn có thể xếp chung vào một kiểu địa hình: có độ cao khá lớn với bề mặt khá bằng phẳng, lượn sóng hoặc có các dãy đồi ở trên các miền núi và ngăn cách với các vùng thấp bởi các vách bậc địa hình.

Có 3 kiểu địa hình cao nguyên:

  • Cao nguyên đá vôi như cao nguyên Đồng Văn, Bắc Hà, Tả Phình - Sín Chải,....
  • Cao nguyên đá bazan như cao nguyên KonTum - Playku, Mơ Nông, Di Linh,..
  • Cao nguyên hỗn hợp các loại đá trầm tích macma và biến chất như cao nguyên Lâm Viên.

3. Dạng địa hình đồi

Thường gặp ở vùng giáp ranh có tính chất chuyển tiếp giữa địa hình đồi núi và địa hình đồng bằng.

Độ cao từ 50 - 85m, thuộc kiểu địa hình bóc mòn do tác động của quá trình ngoại lực, xâm thực đá gốc hoặc thềm sâu, thềm biển.

Có 2 dạng phổ biến:

  • Đồi bát úp: là dạng địa hình chủ yếu gồm những quả đồi riêng có kích thước tương tự nhau và ngăn cách bởi các thung lũng xâm thực.
  • Dãy đồi: bao gồm các đồi nối tiếp nhau ở dạng yên ngựa hoặc lượn sóng.

Dạng địa hình đồi ở nước ta rất phổ biến ở Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Tây Ninh, Bình Phước, Đồng Nai và Đông Nam Bộ.

4. Dạng địa hình đồng bằng

Là dạng địa hình thuộc bậc thấp nhất ở nước ta, phần lớn nằm ở phía đông lãnh thổ tiếp giáp với biển Đông.

Đặc điểm: bằng phẳng, độ cao thấp (không quá 15m) được bồi đắp bằng các trầm tích biển, trầm tích lục địa và phù sa của các con sông.

Kiểu địa hình đồng bằng phổ biến nhất là Đồng bằng Bắc Bộ (ĐB sông Hồng) và Đồng bằng Nam bộ (ĐBSCL).

5. Một số dạng địa hình đặc biệt

  • Địa hình Cacxto: là kiểu địa hình của vùng núi đá vôi hình thành chủ yếu do quá trình xâm thực của nước đối với đá cacbonat. Có diện tích rộng lớn 50.000km2 và tập trung chủ yếu ở miền bắc nước ta.
  • Địa hình bờ biển: được hình thành là do tác động qua lại của quá trình bồi đắp phù sa của các con sông với quá trình mài mòn, vận chuyển phù sa do sóng, thủy triều, dòng biển và ở một số nơi còn do tác động của gió và sinh vật. Tiêu biểu là địa hình bờ biển mài mòn, bờ biển bồi tụ.
  • Địa hình đảo: có khoảng 3000 đảo lướn nhỏ trong đó có 2779 hòn đảo ven bờ và có 2 quần đảo lớn là Hoàng Sa và Trường Sa. Phần lớn được cấu tạo bằng các đá trầm tích là đồi núi thấp, có độ cao từ vài chục đến hàng trăm mét.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
1
Phương Dung
03/03/2022 17:19:10
+4đ tặng
– Thứ nhất: Đồi núi là bộ phận quan trọng nhất của cấu trúc địa hình Việt Nam

Địa hình Việt Nam nhiều kiểu loại, trong đó đồi núi chiếm ¾ diện tích lãnh thổ nhưng chủ yếu là đồi núi thấp:

Địa hình thấp dưới 1000m chiếm 85%

Núi cao trên 2000m chỉ chiếm 1%

Đồng bằng chiếm ¼ diện tích

– Thứ hai: Địa hình nước ta được tân kiến tạo nâng lên và tạo thành nhiều bậc kế tiếp nhau.

Lãnh thổ nước ta được tạo lập vững chắc từ sau giai đoạn Cổ kiến tạo

Đến Tân kiến tạo và vận động tạo núi Himalaya làm cho địa hình nước ta dâng lên và phân thành nhiều bậc kế tiếp nhau, đồi núi, đồng bằng, thêm lục địa.

Hướng nghiêng của địa hình là hướng Tây Bắc – Đông Nam.

Địa hình nước ta có 2 hướng chủ yếu là Tây Bắc – Đông Nam và vòng cung.

– Thứ ba: Địa hình nước ta mang tính chất nhiệt đới gió mùa và chịu tác động mạnh mẽ của con người.

Địa hình bị cắt xẻ, xâm thực, xói mòn.

Tạo nên địa hình Cacxta nhiệt đới độc đáo

Tạo nên các dạng địa hình nhân tạo: đô thị, hầm mỏ, hồ chứa nước, đê, đập…

1
0
Đế Vương
03/03/2022 17:20:16
+3đ tặng

1. Khu vực đồi núi: 

– Địa hình núi: 4 vùng: Đông Bắc, Tây Bắc, Trường Sơn Bắc, Trường Sơn Nam.

– Địa hình bán bình nguyên và đồi trung du: Nằm chuyển tiếp giữa miền núi với  đồng bằng. 

– Bán bình nguyên (Đông Nam Bộ): Bậc thềm phù sa cổ và bề mặt phủ badan. – Đồi trung du (Rìa phía Bắc, phía Tây ĐBSH thu hẹp rìa đồng bằng ven biển  miền Trung): Phần lớn là bậc thềm phù sa cổ bị chia cắt do tác động của dòng chảy.
 

2. Khu vực đồng bằng: 

– Đồng bằng châu thổ sông gồm: đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu  Long.  

– Đồng bằng ven biển (Miền Trung): 

– Diện tích 15000 km2. Hẹp ngang, bị chia cắt thành nhiều đồng bằng nhỏ.  – Chủ yếu do phù sa biển bồi đắp. Đất nghèo, nhiều cát, ít phù sa sông. 

– Các đồng bằng lớn: Đồng bằng Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Nam, Tuy Hòa,….

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư