Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Viết 1 đoạn văn chứng minh câu tục ngữ "Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau"

viết 1 đoạn văn chứng minh câu tục ngữ "Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau"
2 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
907
1
2
Avicii
03/03/2022 19:19:14
+5đ tặng

Ngôn ngữ hay nói cách khác là lời nói là một trong nhiều tiêu chí để đánh giá con người và qua lời nói ta có thể thể hiện thái độ tình cảm với mọi người. Vì vậy cần có những lời nói đúng chừng mực và phải suy nghĩ thật kĩ trước khi nói. Đó chính là nội dung của câu tục ngữ: “Lời nói chẳng mất tiền mua/ Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”.

Chắc hẳn chúng ta đã từng nghe câu: “Chim khôn kêu tiếng rảnh rang/ Người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe”. Đúng như vậy, qua lời nói ta có thể đánh giá được phần nào tính cách, hay trình độ văn hóa của người nói. Câu tục ngữ: “Lời nói chẳng mất tiền mua/ Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau” đã nêu lên một bài học kinh nghiệm cho con người ta, cần nói ra những lời hay ý đẹp, và phải suy nghĩ thật kĩ trước khi nói. Có như vậy thì người nghe mới cảm thấy hài lòng.

Lời nói ra của bản thân mình, do mình phát ra chứ ta không phải dùng tiền bạc để mua bất cứ của ai, vì vậy mới nói “lời nói chẳng mất tiền mua”, dẫu rằng như vậy nhưng mỗi khi lời nói được phát ra thì lại là vô giá, như câu ví “lời nói gói vàng” là như vậy. Ông cha ta đã có câu: “phải uốn lưỡi bảy lần trước khi nói” cũng là để làm rõ hơn về giá trị của lời nói. Cho dù một ai có mắc lỗi đi chăng nữa nhưng thay vì chửi bới, dùng những lời lẽ thô tục để nói họ thì hay giữ thái độ bình tĩnh và ôn tồn nhẹ nhàng nói với họ, như vậy vấn đề sẽ dễ dàng giải quyết hơn. Nhưng “lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau” ở đây cũng không có nghĩa là phải nói dối, che giấu sự thật để người nghe được vừa lòng, đó không phải là “lựa lời” mà là “nói dối”, điều này không được mọi người ủng hộ. Thay vì nói dối thì hãy nói đúng sự thật nhưng với một thái độ chân thành nhất, đây cũng là một cách “lựa lời”.

Câu tục ngữ đưa ra một bài học, một cách sống nghe có vẻ dễ dàng, tuy vậy nhưng vẫn còn rất nhiều người không thực hiện được. Những người này vẫn có những lời lẽ thiếu suy nghĩ, thậm chí xúc phạm đến người khác. Ta luôn nhớ mãi hai câu thơ của Tố Hữu: “Còn gì đẹp hơn đời như thế/ Người với người sống để yêu nhau”. Vậy thì có lý do gì mà chúng ta không dành những lời nói tốt đẹp cho nhau để xây dựng những mối quan hệ tốt đẹp, và cuộc sống thêm ý nghĩa.

Câu tục ngữ nào cũng truyền đạt cho ta một bài học quý giá và câu tục ngữ này cũng vậy, bài học về cách sử dụng lời nói trong đời sống hàng ngày là một bài học rất thiết thực và ý nghĩa.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Tr Hải
03/03/2022 19:19:41
+4đ tặng

Tiếng nói chính là phương tiện thông dụng nhất trao đổi thông tin, giao tiếp giữa con người với con người. Tiếng nói như một sợi dây liên kết các mối quan hệ xã hội, đóng một vai trò rất quan trọng trong việc hình thành và phát triển của xã hội. Lời nói bản chất là một con dao hai lưỡi, nó có thể giúp ta tạo dựng những mối quan hệ tốt đẹp, nhưng cũng là lời nói nếu không biết cách ăn nói sẽ làm ta mất đi những mối quan hệ đó. Từ kinh nghiệm bao đời, ông cha ta đã đúc kết câu tục ngữ về lời ăn tiếng nói: "Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau".

"Lời nói chẳng mất tiền mua", quả thực là như vậy, từ khi chúng ta sinh ra đến khi ba tuổi bắt đầu tập nói, chúng ta có tiếng nói của mình và sử dụng lời nói để giao tiếp với mọi người. Chính vì vậy, lời nói là bản năng bẩm sinh, vốn có của con người, chúng ta không mất tiền để mua lời nói, lời nói là sở hữu cá nhân không ai có thể thay thế được. Lời nói là thứ có sẵn, tuy nhiên để sử dụng lời nói sao cho phù hợp và hiệu quả thì không phải ai cũng nhận thức được, chính vì vậy mới có vế sau "lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau". "Vừa lòng nhau" ở đây chính là sự phù hợp với đối tượng được giao tiếp, phù hợp với hoàn cảnh, đạt được mục đích giao tiếp mà không gây ảnh hưởng xấu đến người được giao tiếp.

Câu tục ngữ đã mang đến cho chúng ta một bài học sâu sắc về cách sử dụng lời ăn tiếng nói của mình, tùy thuộc vào hoàn cảnh và đối tượng giao tiếp mà biết lựa chọn lời nói sao cho phù hợp, văn minh, lịch sự. Bên cạnh đó, khi chúng ta giao tiếp, điều quan trọng nhất chính là đạt được mục đích giao tiếp, để có thể đạt được hiệu quả cao trong giao tiếp chúng ta phải biết cách ăn nói, biết cách giao tiếp, cụ thể là phải biết lựa chọn từ ngữ, giọng điệu bày tỏ ý kiến, cảm xúc và suy nghĩ của mình sao cho phù hợp, khiến cho người được giao tiếp dễ hiểu dễ nghe.

Lựa lời để nói chính là việc chúng ta suy nghĩ trước khi nói, lời nói có suy nghĩ chắc chắn là lời nói có giá trị và ý nghĩa, mang lại hiệu quả giao tiếp. Ngược lại, lời nói thiếu suy nghĩ là lời nói vô giá trị, đôi khi còn mang lại những hậu quả cho bản thân người nói. Những lời nói thiếu văn minh, thiếu tôn trọng còn khiến cho người nghe bị xúc phạm, làm mất lòng người khác. Một lời nói có thể trở thành động lực, điểm tựa, nguồn động viên an ủi để giúp người khác vượt lên nghịch cảnh, có thêm niềm tin vào cuộc sống, nhưng cũng chỉ một câu nói có thể đưa người ta đến bờ vực của sự tuyệt vọng, sa ngã và mất niềm tin vào cuộc sống. Ngoài sự tổn thương, lời nói còn có thể gây hậu quả nghiêm trọng về tinh thần và vật chất, lời nói không hay có thể làm rạn nứt các mối quan hệ, lời nói kích động bạo lực có thể dẫn đến gây gổ, xô xát, đánh người thậm chí chỉ vì một câu nói mà đánh đổi cả mạng sống.

Trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta thường xuyên phải giao tiếp, thường xuyên sử dụng lời nói, biết cách sử dụng lời nói sẽ giúp cho chúng ta có được những mối quan hệ tốt đẹp, mang lại lợi ích cho bản thân, góp phần xây dựng xã hội văn minh. Tuy nhiên lời nói "vừa lòng" không có nghĩa là lời nói tâng bốc, nịnh nọt và sáo rỗng, bất chấp cả những lời thiếu thực tế và giả dối để có thể đạt được mục đích. Việc sử dụng lời nói theo mục đích đó là hoàn toàn tiêu cực, không thật với lòng mình và không có được các mối quan hệ lâu dài. Lời nói tốt đẹp không hẳn phải là lời nói dễ nghe, đôi khi những lời khiển trách, phê phán và góp ý lại chính là lời nói tốt giúp con người ta nhìn nhận ra sai lầm, thiếu sót để sửa đổi và hoàn thiện.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×