Trong vật nào dưới đây không có dòng điện chạy qua
Câu 1. Trong vật nào dưới đây không có dòng điện chạy qua?
A. Nồi cơm điện lúc đang nấu cơm.
B. Máy ảnh dùng pin lúc đang chụp ảnh.
C. Đồng hồ chạy pin lúc kim của nó đang đứng yên.
D. Máy tính lúc màn hình đang sáng.
Câu 2. Chọn câu sắp xếp các chất theo khả năng dẫn điện tốt tăng dần.
A. Nước thường dùng, đồng, thủy ngân.
B. Bạc, các dung dịch axit, than chì.
C. Nước thường dùng, than chì, vàng.
D. Thủy ngân, các dung dịch muối, sắt.
Câu 3.Chọn câu phá t biểu sai.
A. Bộ phận dẫn điện làm bằng chất dẫn điện.
B. Bộ phận cách điện làm bằng chất cách điện.
C. Vật liệu dẫn điện là chất cách điện.
D. Chất dẫn điện là chất cho dòng điện đi qua.
Câu 4. Có bốn vật a, b, c, d đều bị nhiễm điện. Nếu vật a hút b; b hút c; c đẩy d thì câu phát biểu nào dưới đây là sai? A. Vật a và d có điện tích trái dấu. B. Vật b và d có điện tích trái dấu. C. Vật a và c có điện tích cùng dấu. D. Vật a và b có điện tích trái dấu.
Câu 5. Electron tự do có trong vật nào dưới đây? A. Mảnh sắt. B. Mảnh nilong. C. Mảnh giấy khô. D. Mảnh nhựa.
Câu 6. Dòng điện là gì? A. Dòng điện chỉ là dòng các điện tích dương dịch chuyển có hướng. B. Dòng điện là dòng các điện tích bất kì dịch chuyển có hướng. C. Dòng điện chỉ là dòng các electron dịch chuyển có hướng. D. Dòng điện chỉ là dòng các điện tích âm dịch chuyển có hướng.
Câu 7. Hai quả cầu nhẹ A và B được treo gần nhau bằng hai sợi chỉ mảnh, chúng hút nhau. Trường hợp nào sau đây không thể xảy ra? A. Cả hai quả cầu nhiễm điện dương hoặc nhiễm điện âm. B. Quả cầu A nhiễm điện dương, quả cầu B không nhiễm điện. C. Quả cầu A nhiễm điện âm, quả cầu B nhiễm điện dương. D. Quả cầu A nhiễm điện dương, quả cầu B nhiễm điện âm.
Câu 8. Chọn câu phá t biểu đúng. Chiều dòng điện chạy trong mạch điện kín A. là chiều dịch chuyển có hướng của các điện tích âm trong mạch. B. ngược chiều kim đồng hồ khi nhìn vào sơ đồ mạch điện. C. là chiều từ cực dương qua dây dẫn và các dụng cụ điện tới cực âm của nguồn điện. D. cùng chiều kim đồng hồ khi nhìn vào sơ đồ mạch điện.
Câu 9. Những dụng cụ nào sau đây không sử dụng nguồn điện là pin? A. Máy tính bỏ túi. B. Điện thoại. C. Đèn pin. D. Máy sấy tóc.
Câu 10. Điền từ thích hợp vào chỗ trống. Chiều qui ước của dòng điện ngược chiều với chiều dịch chuyển có hướng của các ........... trong dây dẫn kim loại. A. hạt nhân nguyên tử. B. electron tự do. C. electron mang điện tích âm. D. proton mang điện tích dương.
Câu 11. Chọn câu phá t biểu đúng. Dòng điện trong kim loại là A. dòng các electron tự do dịch chuyển có hướng. B. dòng các điện tích âm dịch chuyển có hướng. C. dòng các điện tích dương dịch chuyển có hướng. D. dòng các electron dịch chuyển có hướng.
Câu 12. Dụng cụ nào sau đây không phải là nguồn điện? A. Pin. B. Bóng đèn điện đang sáng. C. Acquy. D. Sạc dự phòng.
Câu 13. Vật nào dưới đây là vật cách điện? A. Một đoạn dây nhôm. B. Một đoạn dây nhựa. C. Một đoạn dây thép. D. Một đoạn ruột bút chì.
Câu 14. Cách nào sau đây có thể làm cho một thước nhựa nhiễm điện? A. Đưa thước nhựa lại gần những mảnh giấy vụn. B. Nối thước nhựa với hai cực của một nguồn điện. C. Đặt thước nhựa lại gần cực Nam của thanh nam châm. D. Cọ xát thước nhựa vào mảnh vải khô.
Câu 15. Trong các cụm vật dụng liệt kê dưới đây, cụm nào hoạt động dựa trên tác dụng nhiệt của dòng điện? A. Ấm điện, máy tính bỏ túi, máy chụp ảnh tự động, chuông điện. B. Máy bơm nước, bàn là, bút thử điện, đồng hồ điện. C. Bếp điện, bóng đèn dây tóc, nồi cơm điện, bàn là, lò sưởi điện. D. Nồi cơm điện, quạt điện, rađiô, tivi.
Câu 16. Dụng cụ nào dưới đây hoạt động dựa trên tác dụng phát sáng của dòng điện? A. Đèn dây tóc. B. Đèn LED C. Ấm điện đang đun nước D. Bàn là điện
Câu 17. Những dụng cụ nào sau đây sử dụng nguồn điện là acquy? Trang 3/3 - Mã đề: 705 A. Đồng hồ treo tường. B. Quạt trần. C. Ôtô. D. Nồi cơm điện.
Câu 18. Chọn câu phát biểu sai. A. Dòng điện có tác dụng phát sáng. B. Vật dẫn điện nóng lên khi có dòng điện chạy qua. C. Tác dụng phát sáng của dòng điện là làm cho vật dẫn điện nóng lên tới nhiệt độ cao và phát sáng. D. Tác dụng nhiệt của dòng điện là làm cho vật dẫn điện nóng lên.
Câu 19. Trường hợp nào sau đây có vật bị nhiễm điện? A. Chiếc lược nhựa hút mẩu giấy vụn. B. Giấy thấm hút mực. C. Trái Đất hút Mặt Trăng. D. Thanh nam châm hút thanh sắt
Câu 20. Dụng cụ nào dưới đây chứng tỏ dòng điện chạy qua nó có thể làm vật dẫn nóng lên tới nhiệt độ cao và phát sáng? A. Bóng đèn dây tóc. B. Bóng đèn của bút thử điện. C. Ấm điện đang đun nước. D. Đèn LED. Câu 21. Tại sao cánh quạt điện có nhiều bụi bám vào sau một thời gian hoạt động? A. Vì bụi có chất keo nên bám vào cánh quạt. B. Vì các hạt bụi bay trong không khí bị nhiễm điện. C. Vì cánh quạt có điện. D. Vì cánh quạt khi quay cọ xát với không khí nên bị nhiễm điện.
3 Xem trả lời
424