Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Đề bài :
“Một nghệ sĩ chân chính phải là một nhà nhân đạo từ trong cốt tủy” (T.Sêkhốp)
Suy nghĩ của anh (chị) về ý kiến trên . Chứng minh bằng các tác phẩm văn học .
Hướng dẫn :
Có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo những ý cơ bản sau:
1.Giải thích ý kiến:
– Người nghệ sĩ chân chính: là người ý thức được thiên chức của mình trong quá trình sáng tạo là “nâng đỡ cái phần tốt đẹp để trong đời có nhiều công bằng và yêu thương hơn”, tác phẩm của họ sinh ra là vì con người, hướng đến cuộc sống tốt đẹp của con người.
– Sê-khốp coi tinh thần nhân đạo là phẩm chất bắt buộc phải có trong mỗi người cầm bút, là tiêu chuẩn, điều kiện để đánh giá mức độ chân chính của nhà văn (chú ý cách diễn đạt: một nghệ sĩ chân chính phải là một nhà nhân đạo từ trong cốt tủy – thể hiện rõ tính chất bắt buộc). Nói cách khác, nếu không có lòng nhân đạo thì không thể trở thành nhà văn chân chính.
– Hơn nữa, Sê-khốp còn đòi hỏi tình cảm nhân đạo ở người nghệ sĩ phải là thứ căn bản, có chiều sâu từ trong cốt tủy chứ không chỉ là tình cảm nông cạn, hời hợt, mơ hồ. Tình càm nhân đạo trở thành phẩm chất không thể thiếu của người cầm bút. Đó chính là cái tâm của người nghệ sĩ.
Ý kiến của T.Sê- khốp hoàn toàn đúng đắn vì:
– Tác phẩm văn học chân chính thể hiện cái tâm của người nghệ sĩ, phải hàm chứa tinh thần nhân văn sâu sắc, chứa đựng niềm vui, nỗi khổ đau của con người. Tác phẩm văn học chỉ có ý nghĩa khi mục đích sáng tác của nhà văn là nhằm phục vụ cuộc sống con người (Văn chương sẽ không là gì cả nếu không vì cuộc đời mà có)
– Một trong những chức năng cơ bản của văn học là giáo dục, là cứu vớt con người. Trong thực tế, không gì có sức mạnh giáo dục con người bằng chính tình cảm của con người. Do vậy phải xuất phát từ tình cảm chân thực.
– Mỗi văn bản văn học bắt đầu bằng sự rung động cực điểm của tâm hồn người nghệ sĩ. Phải sẵn mang trong lòng mối thương cảm sâu sắc với cuộc đời, người nghệ sĩ mới có thể cầm bút và bắt đầu quá trình sáng tạo (Thơ phát khởi từ trong lòng người ta hay Hãy xúc động hồn thơ cho ngọn bút có thần). Nhà văn phải là người sống sâu sắc với cuộc đời, với nhiều số phận, cảnh ngộ, phải hòa với cuộc đời và viết văn vì cuộc đời, luôn giữ cho cái tâm trong sáng.
– Từ phía tâm lí tiếp nhận của độc giả: Độc giả luôn mong đợi những trang viết chứa đựng lòng yêu thương chân thành của nhà văn. Chỉ những trang viết như thế mới có sức sống lâu bền trong lòng độc giả. Tác phẩm của nhà văn sẽ làm cho tâm hồn người đọc thêm trong sáng, phong phú.
– Ý kiến của Sê-khốp không có nghĩa là phủ nhận những phẩm chất khác của người nghệ sĩ mà muốn nhấn mạnh và đề cao tình cảm nhân đạo như là yếu tố đầu tiên không thể thiếu của người nghệ sĩ. (Chú ý cách nói phải có chứ không phải chỉ có).
a.Tố cáo tội ác của các thế lực chà đạp lên quyền sống của con người
–Truyện Kiều của Nguyễn Du đã tố cáo thế lực phong kiến chà đạp lên nhân phẩm của Thúy Kiều , bán con người thành thứ hàng hóa để trao đổi , mua bán (dẫn chứng-phân tích ).
–Chí Phèo lên án chế độ phong kiến tước đoạt quyền được sống lương thiện của con người (dẫn chứng-phân tích ).
–Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài lên án hai thế lực ở miền núi là cường quyền và thần quyền đã bóp nghẹt quyền sống của biết bao người lao động như Mị và A Phủ (dẫn chứng-phân tích ).
à Đó là những chế độ phi nhân tính .
b.Ngợi ca những phẩm chất tốt đẹp của con người :
Qua những tác phẩm của mình , nhà văn đã hết lòng ngợi ca vẻ đẹp tâm hồn của con người thông qua các nhân vật trong tác phẩm :
-Thúy Kiều không chỉ là cô gái tài sắc vẹn toàn mà còn có những đức tính tốt đẹp như hiếu thảo , trọng tình , chung thủy v.v (dẫn chứng-phân tích )
–Chí Phèo là con người có bản tính lương thiện nên cuối cùng cũng trở về với bản chất lương thiện của mình (dẫn chứng-phân tích ).
-Tràng , bà cụ Tứ trong Vợ nhặt của Kim Lân là những con người nhân hậu (dẫn chứng-phân tích )
-Người đàn bà hàng chài trong Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Chân có một tình thương yêu vô bờ bến đối với những đứa con : thương con , yêu con chị chấp nhận tất cả . Mỗi lần chồng đánh , chị xin chồng lên bờ mà đánh để những đứa con không phải chứng kiến , không bị tổn thương về tinh thần . Chị không muốn li dị với chồng cũng bởi thương con ví “Đám đàn bà hàng chài ở thuyền chúng tôi cần phải có một người đàn ông để chèo chống khi phong ba , để cùng làm ăn nuôi nấng đặng một sấp con (…) Phải sống cho con chứ không thể sống cho mình” . Và ít ai ngờ rằng , niềm vui lớn nhất của chị là “lúc ngồi nhìn đàn con tôi chúng nó được ăn no”
c.Thể hiện những ước mơ , khát khao hạnh phúc , khát vọng vươn lên của họ :
–Chí Phèo khao khát được sống lương thiện .
–Mị trong Vợ chồng A Phủ khao khát sống , khao khát tự do , bừng dậy một sức sống mãnh liệt trong đêm tình mùa xuân và khi quyết định cởi trói cho A Phủ .
–Vợ nhặt : Kim Lân đã thắp lên trong các nhân vật niềm hi vọng về một cuộc sống mới , tốt đẹp hơn . Sống giữa không khí đói khát , chết chóc bủa vây nhưng bà cụ Tứ vẫn có một niềm tin mãnh liệt vào tương lai “may ra ông giời cho khá” , “không ai giàu ba họ , khó ba đời” và mọi người trong cái gia đình nhỏ bé ấy vẫn hăm hở thu dọn nhà cửa cho gọn gàng , sạch sẽ .
d.Các tác giả miêu tả , thể hiện những điều trên bằng một thái độ cảm thông , bằng tình cảm yêu thương , xót xa , bênh vực
-Nguyễn Du như hòa vào nỗi đau của Thúy Kiều :
-Chẳng vò mà rối , chẳng dần mà đau
-Đã cho lấy chữ hồng nhan …
-Đau đớn thay ….
-Giọng điệu Tô Hoài như hòa vào dòng tâm tư của Mị trong đêm tình mùa xuân
Phơi bày , tố cáo tội ác tàn bạo của bọn thống trị , nói lên nỗi khổ, đòi quyền sống cho những người lao động , những con người yếu đuối …cái nhìn của các nhà văn rõ ràng không phải là cái nhìn thương hại , mỗi câu văn của họ viết ra không phải để bố thí tình thương cho những kiếp người bất hạnh . Ta đọc được trong đó niềm cảm thông , yêu thương , xót xa đến tê tái cõi lòng của mỗi trái tim nghệ sĩ . Nếu không thấu hiểu , không đồng cảm sâu xa thì không bao giờ họ sáng tạo được những tác phẩm chân thực như thế .
Đánh giá
-T.Sêkhôp hoàn toàn có lí khi đề cao phẩm chất nhân đạo của nhà văn .
-Lí do :
+Tác phẩm văn học chân chính phải hàm chứa tinh thần nhân văn sâu sắc , chứa đựng niềm vui , nỗi khổ của con người .
+Một trong những chức năng quan trọng của văn học là giáo dục , là cứu vớt con người . Do đó , phải xuất phát từ tình cảm chân thực .
+Mỗi văn bản văn học bắt đầu bằng sự rung động cực điểm của tâm hồn người nghệ sĩ .Phải sẵn mang trong lòng mối thương cảm sâu sắc với cuộc đời , người nghệ sĩ mới có thể cầm bút và bắt đầu quá trình sáng tạo .
+Về phía người tiếp nhận : cũng luôn mong đợi những trang viết chứa đựng lòng yêu thương chân thành .
Kết luận
Với những sáng tác trên và còn nhiều sáng tác nữa (chưa được bàn đến ở đây) người đọc có thể cảm nhận được tấm lòng yêu thương con người của các nhà văn . Điều đó đã góp phần khẳng đinh ý kiến của T.Sêkhôp hoàn toàn đúng đắn .
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |