+ Ngày 12 – 3 – 1947, Tổng thống Truman gửi thông điệp tới Quốc hội Mĩ khẳng định: sự tồn tại của Liên Xô là nguy cơ lớn đối với nước Mĩ và đề nghị viện trợ cho Hì Lạp và Thổ Nhĩ Kì, biến hai nước này thành căn cứ tiền phương chống Liên Xô. Đó là “Học thuyết Truman” với nội dung quan trọng là xác lập hơn nữa mối quan hệ của Mĩ với châu Âu… ; tập hợp lực lượng của Mĩ nhằm phản ứng trước những thắng lợi vả ảnh hưởng của chủ nghĩa xã hội ở châu Âu.
+ Tháng 6 – 1947, Mĩ đề ra “Kế hoạch Mácsan” để giúp các nước Tây Âu phục hồi nền kinh tế bị tàn phá sau chiến tranh. Việc thực hiện kế hoạch này đã tạo nên sự đối lập về kinh tế và chính trị giữa các nước Tây Âu tư bản chủ nghĩa và các nước Đông Âu xã hội chủ nghĩa.
+ Ngày 4 – 4 – 1949, Mĩ thành lập tổ chức quân sự Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), là liên minh quân sự lớn nhất của các nước tư bản phương Tây do Mĩ cầm đầu chống Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu.
– Liên Xô và Đông Âu :
+ Năm 1949, để khôi phục đất nước sau chiến tranh, Liên Xô và các nước Đông Âu thành lập Hội đồng tương trợ kinh tế – SEV.
+ Tháng 5 – 1955, Liên Xô và các nước Đông Âu (Anbani, Ba Lan, Hunggari, Bungari, CHDC Đức, Tiếp Khắc, Rumani) thành lập Tổ chức Hiệp ước Vácsava, một liên minh chính trị mang tính chất phòng thủ của các nước xã hội chủ nghĩa châu Âu.
– Sự ra đời của NATO và Tổ chức Hiệp ước Vácsava đã đánh dấu sự xác lập của cục diện hai cực, hai phe. “Chiến tranh lạnh” đã bao trùm toàn thế giới. Cả hai siêu cường Liên Xô và Mĩ đã chi những khOản ngân sách khổng lồ chO việc chạy đua vũ trang, sản xuất vũ khí tối tân, thành lập các căn cứ và liên minh quân sự…