Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Một trong những truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam là “Uống nước nhớ nguồn”, “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. Điều đó được thể hiện trong cách sống của con người Việt Nam từ xưa đến nay.
Cả hai câu tục ngữ “Uống nước nhớ nguồn”, “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” đều hướng đến lời khuyên dành cho con người về tấm lòng biết ơn trong cuộc sống. Khi nhận những thành quả lao động của người khác tạo ra thì cần có thái đó ghi nhận, biết ơn những công lao, nỗ lực của họ.
Tố Hữu đã từng viết:
“Nếu là con chim, chiếc lá,
Thì con chim phải hót, chiếc lá phải xanh.
Lẽ nào vay mà không có trả
Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình?”
(Một khúc ca)
Quả thật, điều đó đã được thể hiện trong cuộc sống của nhân dân ta từ xưa đến nay. Trong quá khứ, biết bao nhiêu vị anh hùng lịch sử như Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Lê Lợi, Quang Trung… đến Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Chủ tịch Hồ Chí Minh. Họ đã giúp giải phóng đất nước thoát khỏi chiến tranh cũng nhờ duy trì nền hoà bình dân tộc bền vững và đồng thời giúp đất nước ta tiến bộ, bắt nhịp theo thời đại. Họ là người có công với đất nước, góp phần xây dựng đất nước giàu mạnh, văn minh. Và nhân dân ta đã thể hiện tấm lòng biết ơn đối với họ qua việc lập đền thờ để tưởng niệm những người có công với đất nước.
Ở hiện đại, chúng ta cũng đã có những hành động cụ thể để thể hiện lòng biết ơn. Các chuyến hành hương thăm lại chiến trường xưa, tổ chức lễ cầu siêu cho các linh hồn liệt sĩ đã hy sinh vì đất nước, nhiều hoạt động tri ân khác cũng đồng loạt diễn ra với sự thành kính, biết ơn những người đã ngã xuống. Chắc khó có nơi nào trên thế giới, hoạt động đền ơn đáp nghĩa lại có sức lan tỏa rộng khắp như ở Việt Nam, để rồi trở thành phong trào tri ân trong toàn xã hội.
Con người nhờ có sự nuôi dưỡng của bố mẹ, sự chỉ bảo của nhà trường mới nên người. Biết sống theo đạo lí trên, chúng ta sẽ là những con người có tình có nghĩa - một đức tính mà xã hội nào cũng cần để tạo ra khối đoàn kết lớn mạnh. Mỗi người hãy luôn tự hào với truyền thống vẻ vang của nước nhà, có thái độ trân trọng với những hy sinh của các vị anh hùng dân tộc. Đồng thời, biết ơn những người đã giúp đỡ, tạo điều kiện cho mình vượt qua khó khăn. Đặc biệt, chúng ta cần tích cực rèn luyện bản thân về cả thể lực và trí lực, góp phần xây dựng đất nước giàu mạnh, vững chắc.
Qua chứng minh trên, có thể khẳng định đạo lí “Uống nước nhớ nguồn”, “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” đã được nhân dân Việt Nam giữ gìn và phát huy. Hãy sống có tấm lòng biết ơn để trở một người tốt đẹp.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |