Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Nhận xét về hai bài thơ nhớ rừng thế lữ và khi con tu hú của Tố Hữu, có ý kiến cho rằng cả hai bài thơ đều thể hiện lòng yêu nước và niềm khát khao tự do, cháy bỏng của tầng lớp thanh niên trí thức

Nhận xét về hai bài thơ nhớ rừng thế lữ và khi con tu hú của Tố Hữu có ý kiến cho rằng cả hai bài thơ đều thể hiện lòng yêu nước và niềm khát khao tự do cháy bỏng của tầng lớp thanh niên trí thức Tuy nhiên thái độ đấu tranh cho tự do ở mỗi bài lại hoàn toàn khác nhau Bằng những hiểu biết về hai bài thơ nhớ rừng của thế lữ và khi con tu hú của Tố Hữu em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên
 
1 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
2.390
1
0
Bùi Như Quỳnh
08/03/2022 23:17:01
+5đ tặng
Ta có thể thấy hai bài thơ " Nhớ rừng" và "Khi con tu hú" có những đặc điểm tương đồng nhưng có đôi nét khác biệt đối với nhau. Trong bài thơ " Nhớ rừng" của Thế Lữ hiên lên hình ảnh một con hổ bị tù cầm mong muốn được thoát khỏi. Con hổ ở đây đã bị siềng xích trói buộc,không còn cách nào khác ngoài việc chấp  nhưng trong lòng vẫn luôn âm ỉ một khao khát thoát khỏi và không hoàn toàn chịu khuất phục.  Đây là điểm tương đồng với bài thơ "Khi con tu hú" của Tố Hữu, ở bài thơ này ta có thể cảm nhận rõ ràng một niềm khắc khoải sự tự do,niềm khao khát cháy bỏng muốn thoát khỏi cảnh tù đầy của người chiến sĩ cách mạng. Cả hai đều mong muốn được thoát ra, tìm kiếm sự tự do, một tình yêu nước cháy bỏng của tầng lớp thanh niên tri thức.Không chỉ vậy ở đoạn đầu của bài thơ "Nhớ rừng", con hổ có tâm trạng căm hờn, tức giận chán nản của một chúa tể lúc sa cơ vào cảnh tù đày nó gợi lên tâm hồn của nhà thơ và một lớp có chí hướng tốt đẹp nhưng chịu cảnh tù đày. Nó giống với hoàn cảnh của tác giả bài "Khi con tu hú" mà ta có thể cảm nhận được, đây là một chiến sĩ cách mạng có chí hướng cao đẹp muốn đứng lên đấu tranh vì Tổ quốc nhưng lại mặc kẹt trong cảnh tù đày. Nhưng hai bài này có thái độ đấu tranh rất khác nhau. Trong bài " Nhớ rừng" của Thế Lữ, khi con hổ bị trói buộc với siềng xích, trở thành một thứ đồ chơi trong vườn bách thú, thứ nó hướng tới là quá khứ. Nó luôn thương nhớ, nuối tiếc vè một thời kì vàng son, một quá khứ oanh liệt. Tất cả điều đó thể hiên nên sự căm phẫn, ghét bỏ thực tại và mong muốn quay lại thời quá khứ. Những thời kì, thời gian bình yên của quá khứ để trốn tránh đi thực tại. Còn bài thơ "Khi con tu hú" lại có một thái độ đấu tranh khác, đó chính là muốn thoát khỏi quá khứ hiên tại để tìm đến tương lai. Qua những từ ngữ của bài thơ, sự khao khát tự do hướng đến tương lai để đấu tranh giành lại độc lập cho đất nước. Bài thơ " Nhớ rừng" của Thế Lữ là tâm trạng của những người dân  Việt Nam đương thời dưới thân phận nô lệ, mất tự do căm gét thực tại; còn bài thơ "Khi con tu hú" của Tố Hữu là tâm trạng của những người chiến sĩ cách mạng luôn mong muốn tiến lên phía trước không có thứu gì ngăn cản họ. Từ đây ta có thể thấy sự khác nhau một bên luôn bị kìm hãm, trở thành những người nô lệ không thể giải thoát chỉ có thể tìm lại những quá khứ, còn một là hướng tới tương lai để có thể giải thoát cho những người nô lệ này một cuộc sống tự do mà cả hai tầng lớp cùng mong muốn và hướng tới , mỗi tầng lớp lại có hoàn cảnh  khác nhau nên tâm trạng và thái độ của họ cũng hoàn toàn khác nhau.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×