Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Hãy viết một bài văn chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ "Có công mài sắt, có ngày nên kim"

Hãy viết một bài văn chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ "Có công mài sắt, có ngày nên kim"
2 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
469
2
0
Khv
09/03/2022 04:52:41
+5đ tặng
Từ xa xưa, ông cha ta đã rất coi trọng phẩm tính kiên trì và nhẫn nại. Chính vì thế, họ thường dạy con cháu mình rằng “Có công mài sắt có ngày nên kim”.

Để biến một thanh sắt lớn thành cây kim nhỏ xíu không phải là việc không tưởng, nhưng nó cần một thời gian dài rèn dũa mới thành công. Đó là một hành động tiêu tốn thời gian, công sức nên nếu thiếu đi tính kiên trì, bỏ cuộc giữa chừng thì chắc chắn sẽ chẳng thể thành công. Qua đó, câu tục ngữ đã nhắn nhủ tới chúng ta rằng, khi đã đặt ra mục tiêu, nguyện vọng thì phải kiên trì, nỗ lực đến cùng để hoàn thành nó.

Vậy vì sao đức tính kiên trì lại được đề cao như vậy? Chính bởi vì mọi đường đi đều sẽ có sỏi đá. Cũng như chặng đường chinh phục ước mơ lúc nào cũng có khó khăn, thử thách. Chẳng có vinh quang nào mà không trải qua đắng cay. Những thất bại, mệt mỏi, chướng ngại sẽ dễ khiến ta chán nản, bỏ cuộc. Những lúc này, chính sự kiên trì, quyết tâm sẽ giúp ta vượt qua tất cả, vươn tới thành công.

Như một bạn học sinh giải đi giải lại một bài toán nhiều lần theo các cách khác nhau để tìm đa cách giải đúng. Hay như một nhà khoa học thực hành rất nhiều lần mới tìm ra công thức đúng. Dù họ từng gặp thất bại, nhưng không nản lòng, vẫn kiên cường tiếp tục cố gắng, nên đã được hưởng trái ngọt ở cuối mùa.

Tuy nhiên, chúng ta cũng cần phân rõ ranh giới giữa ước mơ và thực tế. Bởi vì nếu cứ khăng khăng với những mục tiêu không chính xác, không phù hợp với khả năng của bản thân thì sự kiên trì chỉ khiến ta thêm đau khổ mà thôi.

Câu tục ngữ “Có công mài sắt có ngày nên kim” đã giúp ta hiểu được giá trị quan trọng và to lớn của lòng kiên trì, quyết tâm. Từ đó, giúp ta có thêm những định hướng để học tập và rèn luyện.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Nguyễn Nguyễn
09/03/2022 06:57:49
+4đ tặng
Trên con đường tìm đến với thành công, con người luôn phải đối mặt với muôn vàn những khó khăn. Khi đó, chúng ta cần phải ghi nhớ đến câu tục ngữ “Có công mài sắt, có ngày nên kim” để có thể vượt qua mọi thử thách.

Câu tục ngữ trên phản ánh một thực tế trong cuộc sống. Thanh sắt dù có to lớn đến đâu thì qua bàn tay của người lao động cố gắng mài dũa sẽ trở thành cây kim nhỏ bé, tinh xảo. Qua hình ảnh đó, câu tục ngữ muốn khuyên răn chúng ta một bài học vô cùng ý nghĩa. Chỉ cần có lòng kiên trì, mọi khó khăn thử thách đều có thể vượt qua.

Từ xưa, ông cha ta đã thấm thía bài học đó. Cũng bởi vì vậy mà có rất nhiều câu ca dao, tục ngữ nhằm khuyên dạy con người về đức tính kiên trì: “Có chí thì nên”, “Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo”...

Hay:

"Ai ơi giữ chí cho bền.
Dù ai xoay hướng đổi nền mặc ai."


 
Đến nay, đức tính kiên trì vẫn luôn được đề cao. Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã từng khẳng định:

"Không có việc gì khó
Chỉ sợ lòng không bền
Đào núi và lấp biển
Quyết chí ắt làm nên"

Quả thật, có rất nhiều tấm gương đã minh chứng cho bài học về lòng kiên trì không ngại gian khổ để thành công.

Trong quá khứ, chắc hẳn ai cũng từng nghe đến cái tên Mạc Đĩnh Chi. Thuở nhỏ, ông vốn là một cậu bé hiếu học nhưng nhà nghèo. Khi bạn bè hằng ngày được đi học, ông phải vào rừng kiếm củi để phụ giúp gia đình. Cậu bé Mạc Đĩnh Chi khi ấy, nhờ sự giúp đỡ của thầy đồ nên được vào lớp học. Ban ngày đi kiếm củi, ban đêm bắt đom đóm bỏ vào vỏ trứng cho sáng để học bài. Ngày qua ngày nhờ sự kiên trì và nghị lực phi thường, khoa thi năm Giáp Thìn (1304). Mạc Đĩnh Chi thi đỗ trạng nguyên.

Ở hiện tại, thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký có lẽ là cái tên mà không ai không biết đến. Cậu bé Nguyễn Ngọc Ký khi còn nhỏ vô cùng hiếu học. Cho đến năm lên bốn tuổi, một cơn bạo bệnh đã cướp mất đôi bàn tay của ông. Tưởng như sự nghiệp học hành phải chấm dứt, nhưng bằng nghị lực phi thường cùng như lòng kiên trì không ngại khó khăn, ông đã rèn luyện để có thể viết chữ bằng chân. Ông từng kể lại, mọi chuyện lúc đầu vô cùng khó khăn tưởng chừng như muốn từ bỏ. Nhưng khi bình tâm lại tiếp tục rèn luyện thì dần dần viết được chữ cái, rồi sau đó còn vẽ vẽ được bằng thước, xoay được compa… Nếu không có lòng kiên trì vượt qua bệnh tật và khó khăn, có lẽ ngày hôm nay chúng ta đã không được biết đến cái tên Nguyễn Ngọc Ký - từng được Bác Hồ hai lần trao tặng huy hiệu cao quý cũng như đạt được nhiều giải thưởng cao trong lĩnh vực Toán học.

Đặc biệt, khi xã hội ngày một phát triển hơn, thì con người càng phải cố gắng hơn nữa mới có thể đạt được thành công. Đối với riêng tôi, giá trị về bài học của lòng kiên trì đến từ câu tục ngữ trên vẫn còn nguyên giá trị. Kiên trì để hiểu một bài toán khó, kiên trì để viết được một bài văn hay... Nỗ lực cố gắng, chăm chỉ chịu khó học tập thì mới có thể đạt được thành tích cao.

Tóm lại, đây là một câu tục ngữ đúng đắn đem đến cho chúng ta một bài học giá trị ý nghĩa và sâu sắc.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×