Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Suy nghĩ về tình yêu Làng của nhân vật ông Hai trong truyện ngắn " Làng" của Nguyễn Kim Lân

Suy nghĩ về tình yêu Làng của nhân vật ông Hai trong truyện ngắn " Làng"của Nguyễn Kim Lân 
3 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
159
1
0
Vũ Đại Dương
09/03/2022 14:17:14
+5đ tặng
Ông Hai yêu cái làng Chợ Dầu của mình bằng một tình yêu rất đặc biệt, tình yêu của ông gắn bó với bất cứ một cảnh vật, con người nào trên mảnh đất quê hương này. Bởi thế mà khi chiến tranh xảy ra, phải đi tản cư ở nơi khác, ông khoe rất nhiều về làng của mình. Mỗi lần nói về làng Chợ Dầu ấy, ông đều nói với giọng say mê, náo nức lạ thường, “Hai con mắt sáng hẳn lên. Cái mặt biến chuyển hoạt động”. Ông yêu tất cả cảnh vật của làng ông nên rất tự hào mà kể từng thứ từng thứ, nào là “nhà ngói san sát sầm uất như tỉnh”, đường trong làng “toàn lát đá xanh, trời mưa đi, bùn không dính đến gót chân”, con đường ấy “phơi thóc rơm thì thượng hạng”.

Trong con mắt của ông, cái gì của làng Chợ Dầu cũng to lớn và đẹp đẽ, đẹp hơn hẳn những thứ của thiên hạ, từ cái phòng thông tin triển lãm mà ông cho là “sáng sủa và rộng rãi nhất vùng”, co tới cái chòi phát thanh, đến cả cây lúa ngoài đồng. Bất kể của làng này cũng làm ông say mê, hãnh diện và tự hào. Vào thời kì kháng chiến của cả dân tộc bùng lên, tình yêu làng của ông đã nhờ sự giác ngộ cách mạng mà lại thêm phần tự hào vì không khí cách mạng sôi nổi của làng.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Khánh
09/03/2022 14:19:13
+4đ tặng

Kim Lân nhà văn gắn bó với hình ảnh người nông dân và đồng quê, truyện “Làng” của Kim Lân đã khắc họa chân thực hình ảnh người nông dân trong thời kì đầu kháng chiến chống thực dân Pháp. Trọng tâm truyện ngắn đó là ông Hai người nông dân yêu làng, yêu nước và theo cách mạng.

Ông Hai trước kia sống ở làng Chợ Dầu nhưng vì hoàn cảnh ông phải xa làng, tuy vậy ông luôn tự hào về làng Chợ Dầu và hay khoe nó với mọi người về làng của mình. Khi ở xa ông vẫn trông ngóng mọi tin tức về quê hương của mình.

Nhà văn đã đặt nhân vật vào tình huống khó khăn đó là tin “làng theo giặc” giúp bộc lộ chiều sâu tình cảm của nhân vật. Ông trông ngóng mọi tin tức về làng Chợ Dầu như các chiến công các anh chiến sĩ hay của các em nhỏ cũng đủ làm ông vui sướng.

Yêu làng, yêu nước bao nhiêu thì khi nghe tin làng theo giặc ông hụt hẫng, thất vọng bấy nhiêu. Trong hoàn cảnh khó khăn nhất, nó càng được bộc lộ rõ hơn. Tin làng Chợ Dầu theo giặc đến với ông Hai bất ngờ điều này đã làm cho ông sững sờ như không tin nổi đó là sự thật: “Cổ ông lão nghẹn ắng hẳn lại, da mặt tê rân rân, ông lão lặng đi, tưởng như đến không thở được”. Từ tâm trạng hồ hởi khi được trở về quê đang dần chuyển thành thất vọng, tủi hổ đến nỗi ông đã bị nỗi ám ảnh. Suốt ngày ông chỉ ở trong nhà, không dám gặp mặt ai… Tâm trạng của ông Hai lâm vào bế tắc khi hay chủ nhà không cho gia đình ông ở nữa vì họ không chứa những người phản cách mạng.

Trong đoạn kết là lúc làng của ông cải chính, ông Hai vui và xúc động khi nghe được tin làng theo cách mạng theo Bác Hồ. Ta thấy được chính tình yêu làng, yêu nước của ông ngày càng sâu sắc hơn. Ông Hai không phải dằn vặt trong sự lựa chọn khắc nghiệt giữa làng và nước như trước kia nữa. Niềm vui của ông Hai chính là cảm xúc của con người yêu quê hương, đất nước sâu sắc. Tác giả đã miêu tả thật sâu sắc nhân vật như ông vui lắm, ông như thấy mình như con lật đật, bô bô lại kể về làng Chợ Dầu với một niềm tự hào hơn cả trước kia hay nhà của ông bị Tây đốt nhẵn nhưng ông vẫn vui vì làng đã theo cách mạng.

Nhà văn Kim Lân đã phác họa hình ảnh ông Hai người nông dân luôn yêu làng, yêu quê hương đất nước vô bờ bến. Ông theo cách mạng và trung thành với kháng chiến, với Bác Hồ đó cũng là hình ảnh chung người nông dân sau CMT8.

0
0
Hoàng Thanh Thảo
09/03/2022 14:19:20
+3đ tặng

Tác giả Kim Lân, một nhà văn chuyên viết truyện ngắn, vốn gắn bso và am hiểu sâu sắc cuộc sống người dân ở nông thôn, các tác phẩm của ông hầu như chỉ viết về cảnh sinh hoạt làng quê và cảnh ngộ của những người nông dân. Truyện ngắn “Làng” được ông viết trong thời kì đầu của cách mạng Tháng tám, nhân vật chính của truyện là ông Hai, ông là một người rất yêu mến và gắn bó với ngôi làng Chợ Dầu của mình.

Ông Hai yêu cái làng Chợ Dầu của mình bằng một tình yêu rất đặc biệt, tình yêu của ông gắn bó với bất cứ một cảnh vật, con người nào trên mảnh đất quê hương này. Bởi thế mà khi chiến tranh xảy ra, phải đi tản cư ở nơi khác, ông khoe rất nhiều về làng của mình. Mỗi lần nói về làng Chợ Dầu ấy, ông đều nói với giọng say mê, náo nức lạ thường, “Hai con mắt sáng hẳn lên. Cái mặt biến chuyển hoạt động”. Ông yêu tất cả cảnh vật của làng ông nên rất tự hào mà kể từng thứ từng thứ, nào là “nhà ngói san sát sầm uất như tỉnh”, đường trong làng “toàn lát đá xanh, trời mưa đi, bùn không dính đến gót chân”, con đường ấy “phơi thóc rơm thì thượng hạng”.


Cảm nhận của em về tình yêu làng của nhân vật Ông Hai trong truyện ngắn Làng

Trong con mắt của ông, cái gì của làng Chợ Dầu cũng to lớn và đẹp đẽ, đẹp hơn hẳn những thứ của thiên hạ, từ cái phòng thông tin triển lãm mà ông cho là “sáng sủa và rộng rãi nhất vùng”, co tới cái chòi phát thanh, đến cả cây lúa ngoài đồng. Bất kể của làng này cũng làm ông say mê, hãnh diện và tự hào. Vào thời kì kháng chiến của cả dân tộc bùng lên, tình yêu làng của ông đã nhờ sự giác ngộ cách mạng mà lại thêm phần tự hào vì không khí cách mạng sôi nổi của làng.

Những ngày đầu kháng chiến, ông luôn tự hào vì việc làng của mình đã tham gia vào cuộc chiến đấu chung của toàn dân tộc. Khi ông phải cùng gia đình đi tản cư ở nơi khác, trong ông nỗi nhớ làng không nguôi, luôn nghe ngóng tin tức kháng chiến. Còn gì đau đớn và tủi nhục hơn khi ông nghe tin cả làng mình theo Tây, chính tình yêu sâu sắc của ông với quê hương đã làm cho ông đau đớn và nhục nhã đến thế “cổ ông cứ nghẹn hẳn lại, da mặt tê rân rân”, trên đường về nhà ông “cúi gằm mặt xuống mà đi”, ông nằm vật ra mà nước mắt giàn giụa. Nhưng rồi chẳng bao lâu ông đã tìm lại được tình yêu đối với ngôi làng thân yêu của mình, cái tin đồn làng ông theo Tây chỉ là tin đồn thất thiệt.


Qua truyện ngắn “Làng”, người đọc cảm nhận được một tình yêu làng quê thật cảm động trong nhân vật ông Hai. Ông không chỉ yêu làng mà còn tự hào, hãnh diện và luôn tin tưởng ngôi làng của mình. Tình yêu làng của ông Hai cũng chính là của người dân Việt Nam trong thời buổi bấy giờ.Ông nghe tin cải chính, nghe rằng giặc nó đốt nhà ông mà ông lại sung sướng khoe rằng “Tây nó đốt nhà tôi rồi bác ạ! Đốt sạch! Đốt nhẵn!”, ông vui mừng vì đó chính là minh chứng rằng làng ông không hề theo Tây. Ông đã không màng đến ngôi nhà – cả gia tài của ông bị đốt mà ông chỉ quan tâm rằng giặc đốt nhà ông chứng tỏ làng ông không phải Việt gian bán nước.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
Gửi câu hỏi
×