Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Đọc đoạn trích và trả lời các câu hỏi bên dưới

          “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước.
                                                                                       (Ngữ văn 7- tập 2,  trang 24)
Câu 1: Đoạn văn trích trong văn bản nào? Văn bản ấy trích trong tác phẩm nào? Tác giả là ai?
Câu 2: Cho biết phương thức biểu đạt chính của văn bản em vừa tìm được?
Câu 3: Xác định luận điểm của đoạn văn trên?
Câu 4: Biện pháp điệp cấu trúc trong câu: “Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước” có tác dụng như thế nào?
Câu 5: Với hai cụm từ «lướt qua».. «nhấn chìm», tác giả đã khẳng định điều gì về lòng yêu nước?
Câu 6 : Chỉ rõ luận điểm được nêu trong đoạn văn và nhận xét ngắn gọn về nghệ thuật văn bản ?
Câu 7 : Trong đoạn văn, tác giả sử dụng hình ảnh so sánh đọc đáo nào? Nêu rõ tác dụng của hình ảnh đó trong việc biểu đạt nội dung.
Câu 8 : Một văn bản nước ngoài mà em đã học trong chương trình ngữ văn 6 cũng nói về tình yêu Tổ quốc bằng những hình ảnh thật giản dị, gần gũi như : cái cây trước nhà, vị thơm chua mát của trái lê mùa thu…Đó là văn bản nào ? Ai là tác giả ?
2 trả lời
Hỏi chi tiết
330
0
0
Hà Tiến
10/03/2022 10:29:01
+5đ tặng

Câu 1. 

- Nội dung chính của đoạn văn là nêu lên truyền thống yêu nước từ bao đời này của nhân dân ta.

- Câu văn thể hiện rõ luận điểm của đoạn văn là: "Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước."

Câu 2.

"Nồng nàn yêu nước" đó là một tình yêu sâu nặng, tình yêu to lớn được thấm nhuần trong tư tưởng của mỗi một người dân dành cho đất nước, tổ quốc mình.

Câu 3.

- Từ "nó" là đại từ.

- Nhấn mạnh sức mạnh của lòng yêu nước của nhân dân Việt Nam.

Câu 4

- Trạng ngữ: Từ xưa đến nay, mỗi khi tổ quốc bị xâm lăng.

- Bổ sung thông tin về thời gian trong câu văn

Câu 5:

- Nhấn mạnh sức mạnh lớn lao của tinh thần yêu nước của dân tộc Việt Nam đó là đánh bại được mọi thế lực, bè lũ cướp nước và bán nước.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
0
Lê Văn Cường
10/03/2022 10:40:41
+4đ tặng
Câu 1:
bài trích trong tác phẩm : Tinh thần yêu nước của nhân dân ta
Trích trong văn bản Tinh thần yêu nước của nhân dân ta
Tác giả: Hồ Chí Minh
Câu 2:
Phương thức Nghị luận
Câu 3:
Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước"
Câu 4:
Tác dụng : Qua nghệ thuật điệp cấu trúc câu vô cùng độc đáo và đặc sắc, em thấy được tinh thần yêu nước bao đời nay của nhân dân ta lúc nào cũng hừng hực, lúc nào cũng rực lửa, nùng cháy, không bao giờ tắt. Nó thôi thúc tất cả trái tim Việt Nam xông pha trên mặt trận, nó kết tinh thành làn sóng tầng tầng lớp lớp nhấn chìm bao kẻ thù xâm lược. Bằng nghệ thuật điệp kết hợp với ngòi bút tinh xảo của tác giả đã thể hiện tinh thần yêu quê hương, đất nước, yêu dân tộc vô cùng sâu đậm của tác giả.
Câu 5:
Ở ý cuối cùng, hai cụm động từ “lướt qua”  và “nhấn chìm”, tác giả đã khẳng định sức mạnh vô địch của lòng yêu nước đã giúp nhân dân ta có thể vượt qua mọi khó khăn để chiến thắng mọi kẻ thù đe dọa chủ quyền thiêng liêng của dân tộc.
Câu 6 :

Nội dung: Văn bản ca ngợi và tự hào về tinh thần yêu nước. từ đó kêu gọi mọi người cùng phát huy truyền thống yêu nước quý báu của dân tộc

Nghệ thuật:

  • Xây dựng luận điểm ngắn gọn, xúc tích; lập luận chặt chẽ; dẫn chứng toàn diện, chọn lọc tiêu biểu theo các phương diện: lứa tuổi, tầng lớp, vùng miền,...
  • Sử dụng từ ngữ gợi hình ảnh: làn sóng, lướt qua,... và câu văn nghị luận hiệu quả
  • Sử dụng phép so sánh, liệt kê nêu tên các anh hùng dân tộc trong lịch sử chống giặc ngoại xâm, nêu các biểu hiện của lòng yêu nước
Câu 7 :Trong bài văn, tác giả đã sử dụng một số hình ảnh so sánh
- HÌnh ảnh so sánh thứ nhất 
  • Mở đầu bài văn là hình ảnh: tinh thần yêu nước kết thành (như) một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, vì thế nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn; nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước.
  • Tác dụng: So sánh tinh thần yêu nước với làn sóng mạnh mẽ và to lớn là cách so sánh giữa một khái niệm trừu tượng và một hình ảnh cụ thể. Góp phần làm nổi bật sức mạnh phi thường, vĩ đại của tinh thần yêu nước.
  • Hình ảnh so sánh thứ hai: 
    • Hình ảnh: tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý.
    • Tác dụng: Cách so sánh trên làm khiến người đọc hình dung được giá trị của tinh thần yêu nước. Tinh thần yêu nước cũng như tài sản quý giá, cần phải được trưng bày để mọi người dễ dàng nhìn thấy qua những hành động cụ thể. 
Câu 8 :
bài Lòng yêu nước của Ê-ren-bua
Lê Văn Cường
cho mình 5 sao và like nha

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Ngữ văn Lớp 7 mới nhất
Trắc nghiệm Ngữ văn Lớp 7 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư