LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Tóm tắt lại câu chuyện dân gian Sự tích sông Hoàng Long

Tóm tắt lại câu chuyện dân gian SỰ TÍCH SÔNG HOÀNG LONG
Giups mình zới mình đang cần gấp^^
1 trả lời
Hỏi chi tiết
2.196
10
3
Vũ Đại Dương
11/03/2022 07:44:21
+5đ tặng

Đinh Bộ Lĩnh lúc còn nhỏ đã mồ côi cha mẹ, phải đi ở chăn trâu cho chú là Đinh Dự ở Sách Bông.

Hàng ngày, Bộ Lĩnh cùng trẻ chăn tráu trong làng tụ tập ở Thung Lau, bẻ hoa lau làm cờ, xếp hàng hai, chồng kiệu nghênh rước Bộ Lĩnh như nghi vệ rước vua. Vừa rước “vua”, bọn trẻ vừa hát “Nhông nhông ngựa ông đă về, cát cỏ Bồ Đề cho ngựa ông ăn”. Bồ Đề là gò đất ở Sách Bông, nơi dân làng làm túp lều cho mẹ con bà Đàm Thị ở tạm lúc sinh thời. Thung Lau cũng từ đấy có tên là Thung Ông. Con đường trước Thung Lau bọn trẻ thường rước “vua” gọi là đường Nhong Nhong, cánh đổng Nhong Nhong, sau dân gian gọi chệch ra là đường Nhong Nhỏng, đồng Nhong Nhỏng.

Bộ Lĩnh thường bày trận giả ở Thung Lau rồi kéo lũ trẻ trong động đi đánh trẻ trâu các động khác trong vùng. Các động đều chịu thua, phục tài Bộ Lĩnh, bàn nhau góp gạo, kiếm củi, thổi cơm phục dịch. Thấy vậy, phụ lão các động, các sách nói vởỉ nhau “Đứa trẻ này khí độ như thế, lớn lên tất sẽ làm nên việc lớn, bọn chúng ta nếu không cho con em theo ngay, e sau này hối cúng không kịp”. Thế là, mọi người nô nức đưa con em đến theo ngày một đông, rồi lập Bộ Lĩnh làm trưởng ở động Hoa Lư.

Khi bốn phương tụ hội đả đông, Bộ Lĩnh bèn bắt giết con trâu to nhất đàn của chú để khao “quân’’. Chiếc nồi lớn lảm bằng da trâu, trát bùn bên dưới, căng trên bốn chiếc cọc, nổi lửa lên đun. Nước sôi, lũ trẻ dùng dao bằng lưỡi hái, liềm cắt cỏ và cả bằng cật nứa, cắt từng miếng thịt trâu, nhúng vào cho chín rồi vớt ra. Gạo tẻ, gạo nếp, đỗ các loại được bỏ vào các ống bương, ống luồng tươi, chứa nước, trát đất kín bên ngoài rồi vùi trong các đống than rừng rực lửa cho đến khi ngửi thấy mùi cơm, mùi xôi đỏ thơm nức thì được dở ra làm cỗ. Những phiến đả lớn được kê thành mười dãy, trên trải lá chuối rừng, để bày cỗ. Hai hàng “cờ” bằng hoa lau, “kiếm” bằng các thanh gỗ rừng, luồng, nứa đẽo thành cắm hai bên. Hương thắp là những cành trám khói thơm nghi ngút. Đinh Bộ Lĩnh cho trẻ xếp thành mười hàng, tượng trưng cho mười đạo quân đứng trước bàn thờ, rồi tất cả cùng nhau tuyên thệ:

– Chúng tôi thề trước Thiên – Địa – Thánh – Thần, nguyện sống chết có nhau, quyết lấy nương đồng, bãi cỏ bốn phương thuộc người động Hoa Lư làm chủ!

Tiếng thề và tiếng reo hò của lũ trẻ âm vang vách núi. Tất cả xô lại công kênh Bộ Lĩnh lên phiến đá cao nhất để “vua” ngồi. Bên phải Đinh Điền, Nguyễn Bặc, bên trái Trịnh Tú, Lưu Cơ đứng để làm “tả quan” và “hữu quan”.

Khao quân xong, để đối phó với chú, Độ Lĩnh lấy đuôi trâu cắm vào kẽ núi rồi cho người chạy về nói dối chú là trâu đã chui vào núi không ra dược. Người chú tưởng thật, hớt hải chạy ra, dè chân cố sức nắm đuôi trâu để kéo ra. Trâu chả thấy đâu, chú ngã chỏng gọng ra giữa bãi, hai tay vẫn còn nắm cái đuôi trâu. Biết bị cháu thịt mất trâu lại còn lừa chú, Đinh Dự nổi giận đùng đùng, lãm lăm thanh gươm đuổi cháu để chém. Bộ Lĩnh ráng sức chạy, chạy mãi, chạy mãi, mà chú vẫn đuổi riết đằng sau mình. Đến bờ sông lớn, củng đường, không còn lối nào có thể thoát thân được nữa, Bộ Lĩnh chợt nhớ trong số trẻ chăn trâu ở đây có đứa tên là Long, nhà ở bãi sông, bố mẹ làm nghề chở đò ngang. Bộ Lĩnh cố sức gọi cầu cứu:

– Long ơi Long! Chở tao qua sống, cứu tao với!

Bộ Lĩnh vừa dứt lời, chẳng thấy Long đâu cả chỉ thấy khúc sông nổi sóng cồn, một con rồng vàng lớn hiện lên, hụp đầu ba lần như vái lạy, mời chào, rồi ghé lưng sát vào bờ đón Bộ Lĩnh qua sông. Bộ Lĩnh vội vàng nhảy lên lưng rổng rồi cưỡi sang bên kia sông. Người chú lúc bấy giờ cũng vừa chạy tới, thấy vậy, vô cùng kinh ngạc và sợ hãi, lúc ấy mới biết cháu mình không phải người thường. Rồỉ ông sực nhớ đến một loạt điềm lạ tử thuở Độ Lĩnh hoài thai đến lúc sinh thành, bây giờ lại được rồng vàng ứng cứu, chắc cháu mình là Thiên Tử như lá sen trên núi Sơn Thần đã báo. Nghĩ vậy, Đinh Dự càng thấy sợ hãi, liền cắm gươm xuống chân núi, bên bờ sông, sụp lạy lia lịa. Vừa lạy ông vừa lẩm bẩm:

– Con người trần mắt thịt không biết, vạn lạy Trời – Đất – Thiên Tử đại xá, đại xá!

Ông vái lạy liên hồi, cho đến khi ngẩng đầu lên, không còn thấy cháu đâu nữa mới lững thững quay về, quên cả thanh gươm vẫn còn cắm ở chân núi.

Con đường chú rượt đuổi cháu sau này gọi là đường Tiến Yết. Dòng sông có Rồng vàng nổi lên cứu Bộ Linh gọị là Hoàng Long Giang. Bến sông Rồng vàng đưa Bộ Lĩnh qua sông gọi là Hoàng Long Độ (đò Hoàng Long). Núi chú cắm gươm lạy Trời – Đất gọi lả núi Cắm Gươm. Thửa ruộng dưới chân núi gọi là Kiếm Điền. Những địa danh ấy nay vẫn còn, đều thuộc về huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình.

Nguồn: “Truyền thuyết Đinh – Lê” – Trương Đình Tưởng, Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử tỉnh Ninh Bình.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Tổng hợp Lớp 6 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư