Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
“Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới” được biết đến là bài báo của Vũ Khoan, lần đầu được giới thiệu trên báo Tia sáng năm 2001. Vũ Khoan là một trong những gương mặt mới nằm trong bộ phận lãnh đạo của đất nước ta trong thời kỳ đổi mới và hội nhập. Với bài báo này tác giả như đã giúp ta một cái nhìn sáng suốt về nhân dân ta, về bản thân mỗi chúng ta. Có thể nói thế kỉ mới là thế kỉ hi vọng và bừng sáng đối với đất nước cũng như con người Việt Nam.
Trong bài Chuẩn Bị Hành Trang Vào Thế Kỷ Mới thì đối tượng đối thoại của tác giả chính là lớp trẻ Việt Nam – họ là những chủ nhân của đất nước ta trong thế kỉ XXI. Thế hệ trẻ cũng chính là thế hệ như cũng đã nối bước ông cha, đồng thời cũng đã lại gánh trên đôi vai của mình sứ mệnh lịch sử vô cùng nặng nề là xây dựng lên đất nước Việt Nam trở nên giàu mạnh cường thịnh biết bao nhiêu. Chúng ta cũng có thể xem câu văn đầu bài luận đã nêu lên được biết bao nhiêu ý tưởng chủ đạo của bài luận văn. Quan niệm “Lớp trẻ Việt Nam cần nhận ra những cái mạnh, cái yếu của con người Việt Nam để rèn những thói quen tốt khi bước vào nền kinh tế mới”. Thông qua đây thì tác giả như cũng đã đặt vấn đề và khẳng định như để chuẩn bị bản thân con người đó chính luôn luôn quan trọng nhất trong những hành trang mà đất nước ta cũng luôn luôn cần phải có. Lý do chính là khi có sự chuẩn bị thì nó sẽ là động lực để phát triển và khiến cho vai trò của con người trở nên mạnh mẽ hơn trong việc xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
Mỗi chúng ta cũng phải chuẩn bị những cái cần thiết trong hành trang mang vào thế kỉ mới khi mà có thể nhận thấy được chính sự phát triển như huyền thoại của khoa học và công nghệ…. Đặc biệt khi mà đứng dưới những tác động của những tiến bộ về khoa học và công nghệ có cả sự giao thoa, hội nhập giữa các nền kinh tế chắc chắn sẽ sâu rộng hơn nhiều. Nói về vấn đề thời cơ và thách thức được tác giả Vũ Khoan nêu lên và giải thích một cách khúc chiết, sáng tỏ.
Phần tiếp theo, tác giả Vũ Khoan dường như đã nêu lên 3 nhiệm vụ rõ ràng. Nhiệm vụ một là phải thoát khỏi tình trạng nghèo nàn lạc hậu của nền kinh tế nông nghiệp. Nhiệm vụ thứ hai là, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa còn thứ ba là phải tiếp cận ngay với nền kinh tế tri thức. Vũ Khoan chỉ rõ ra cho mọi người biết được cũng cần phải “Làm nên sự nghiệp ấy đương nhiên là những con người Việt Nam với những điểm mạnh và điểm yếu của nó”. Thông qua tác phẩm này ta nhận thấy được chính chí tự lực tự cường, tinh thần đổi mới hội nhập, đồng thời chính cái nhìn tỉnh táo là tư tưởng bao trùm phần đầu bản luận văn này.
Tiếp đến là phần thứ hai, tác giả Vũ Khoan cũng thật khéo léo lần lượt nêu lên, giải thích và bình luận những điểm mạnh, bình luận những điểm yếu của con người Việt Nam. Tác phẩm cũng đã chỉ ra cái mạnh của con người Việt Nam đó chính là một sự thông minh sáng tạo, với bản chất tốt đẹp ấy thực sự cũng có ích trong xã hội mới nhất là khi sự sáng tạo là một yêu cầu hàng đầu trong thế kỷ mới. Chính trong cái mạnh đó, dân trí của ta lại có biết bao những lỗ hổng kiến thức cơ bản đã vậy thì khả năng thực hành và sáng tạo bị hạn chế. Thông qua đây ta nhận thấy được nguyên nhân là do việc thiên hướng chạy theo những môn học thời thượng và cả do những lối học chay học vẹt nặng nề. Bản thân của chúng ta nếu như không nhanh chóng lấp những lỗ hổng này đồng thời khắc phục những điểm yếu này thì cũng thật khó bề phát huy trí thông minh vốn có của bản thân. Đồng thời cũng lại không thể thích ứng với nền kinh tế mới chứa đựng đầy tri thức cơ bản và biến đổi không ngừng được.
Tiếp theo có thể nói rằng cũng chính giữa cái mạnh nữa của dân ta thì cũng chính là một sự cần cù sáng tạo. Thế nhưng cũng chính trong cái mạnh ấy ta lại cảm nhận được một sự ẩn chứa những khuyết tật của chính con người sản xuất nhỏ. Những người sản xuất nhỏ lại thiếu đi đức tính tỉ mỉ và có các suy nghĩ ỷ lại như nước đến chân mới nhảy, luôn bị động cho nên với các công việc luôn cần độ khẩn trương thì lại loay hoay, yếu kém. Nhân dân ta có truyền thống lâu đời luôn luôn biết yêu thương và đùm bọc cũng như đoàn kết với nhau để có thể tạo lên được sức mạnh tổng hợp để xây dựng và bảo vệ đất nước. Thế nhưng có một thực tế không thể phủ nhận được là do ảnh hưởng của nền sản xuất nhỏ đã vậy lại còn mang nhiều yếu tố cố hữu như tính tùy tiện, đố kị khiến cho kinh tế khó phát triển đồng bộ.
Trên thực tế thì con người Việt Nam lại luôn luôn còn có nhiều điểm yếu khác nữa như có thể thấy được chính thái độ kì thị đối với sự kinh doanh. Đồng thời là những thói quen ảnh hưởng sự bao cấp, những nếp nghĩ sùng ngoại hoặc bài ngoại quá mức. Chúng ta nhận thấy được không ít người chúng ta lại luôn có thói quen không tốt đó là “khôn vặt” hay các thói quen “bóc ngắn cắn dài” dường như họ lại không coi trọng chữ “tín”. Tất cả những cái yếu ấy, những thói quen xấu ấy, theo tác giả Vũ Khoan như cũng sẽ gây tác hại khôn lường trong quá trình kinh doanh và hội nhập hiện nay.
Tiếp đến là phần cuối của tác phẩm thì tác giả Vũ Khoan nêu lên 2 điều kiện khi đất nước ta cũng như những người dân ta bước vào thế kỉ mới, để luôn mong muốn “sánh vai cùng các cường quốc năm châu “thì phải lấp đầy hành trang bằng những điểm mạnh, vứt bỏ những điểm yếu. Thêm vào đó nữa đó chinh là hãy làm cho lớp trẻ – những người làm chủ thực sự của đất nước phải nhận ra được điều đó, để họ dường như cũng đã quen dần với những thói quen tốt đẹp ngay từ những việc nhỏ nhất.
Tóm lại bài Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới được coi là một văn bản độc đáo, đặc sắc. Tác giả Vũ Khoan đã dũng cảm chỉ ra những cái yếu của con người Việt Nam khi bước vào thế kỉ mới, nhất là khi đứng trước vận hội mới, thách thức mới. Với giọng văn sắc sảo, nhiệt thành luôn luôn tâm huyết thì đã giúp ta một cái nhìn sáng suốt về nhân dân ta, cái nhìn sáng suốt về bản thân mỗi chúng ta.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |