Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Ngữ văn - Lớp 7
15/03/2022 08:56:59

Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện cho ta những tình cảm ta sẵn có. Em hãy viết một bài văn nghị luận chứng minh nhận định trên

Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện cho ta những tình cảm ta sẵn có". Em hãy viết một bài văn nghị luận chứng minh nhận định trên.
2 trả lời
Hỏi chi tiết
727
2
2
Giang
15/03/2022 09:02:41
+5đ tặng

Văn chương là một thế giới màu nhiệm, có khả năng chạm đến trái tim người đọc một cách nhanh chóng và dễ dàng. Chính bởi vì thế, nhà văn Hoài Thanh đã khẳng định về sứ mệnh và sức mạnh lớn lao của văn chương khí đến với thế giới này là “gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có”.

Hoài Thanh đã đề cập đến một chức năng vô cùng cao cả của những tác phẩm văn chương chân chính. Những tác phẩm ấy như có phép nhiệm màu khơi gợi nên, tái tạo nên những tình cảm, những cung bậc cảm xúc mà ta chưa từng trải qua. Cũng những tác phẩm ấy khiến cho những tình cảm vốn có của ta trở nên sâu sắc hơn, thăng hoa hơn. Nghe qua thì thật là mơ hồ, nhưng thực tế, từ suốt cả nghìn năm nay, văn chương đã, đang và sẽ tiếp tục làm điều ấy.

Như từ xa xưa, các vị vua, vị tướng lĩnh đã sáng tác các bài hịch, bài cáo, bài phú… để khơi gợi lên trong lòng các binh sĩ và nhân dân tình yêu nước thương nòi, lòng căm thù kẻ địch. Ai đã yêu nước thì lại càng thêm thiết tha với quê hương, ai đã căm thù giặc thì lại càng quyết tâm tiêu diệt chúng. Đó chính là sức mạnh của văn chương.

Hay như những tác phẩm văn chương đi thẳng vào thế giới nội tâm của con người. Rõ là những con người không có thật, là những cuộc đời, những câu chuyện do tác giả sáng tạo nên, nhưng người đọc vẫn đồng điệu với họ, vẫn cảm nhận được những cung bậc cảm xúc ấy. Qua các tác phẩm đó, người đọc cảm nhận được nỗi đau khổ bất hạnh của những đứa trẻ mất đi sự chở che của gia đình, cảm nhận được khát vọng tự do của những con người bị cầm tù, cảm nhận được sự dằn vặt của những kẻ đã lỡ lầm đường lạc lối, cảm nhận được sự tuyệt vọng của những số phận đã bị dồn đến phía chân tường. Những cung bậc cảm xúc ấy, những tình cảm ấy chúng ta cảm nhận được rõ ràng trong từng nhịp đập của trái tim, dù ta chưa từng có trải nghiệm như thế. Chính những tác phẩm văn chương đã tạo ra điều đó. Chúng như những nhịp cầu nối ta và một “ta” khác trong thế giới khác.

Tuy nhiên, không chỉ là như thế. Sự đồng điệu về cảm xúc ấy, giúp chúng ta hiểu được những rung cảm chưa từng có, gợi lên những cung bậc cảm xúc chưa từng được trải nghiệm, tôi luyện những tình cảm mới chỉ là mơ hồ. Nhưng sau đó nữa, là sự thôi thúc trong hành động. Chính nhờ những cảm thụ ấy, mà ta biết yêu thương người khác hơn, biết quan tâm đến những người xung quanh hơn, biết chú trọng đến chính mình hơn nữa. Đó mới chính là giá trị nhân văn to lớn nhất của văn chương.

Từ đó, chúng ta hiểu được niềm tin to lớn của nhà văn Hoài Thanh vào sức mạnh của văn chương. Cùng với đó, chính là hi vọng, là niềm tin mà ông ấy vẫn luôn gửi gắm vào những tác phẩm văn chương chân chính. Rằng hãy luôn viết về con người và vì con người.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng ký tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
1
sênh sênh
15/03/2022 09:03:48
+4đ tặng

Bàn về giá trị, sức mạnh và chức năng của văn chương, nhà văn Hoài Thanh đã khẳng định rằng “Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có”.

Văn chương chính là những tác phẩm văn học chân chính. Nó không chỉ là những con chữ trên mặt giấy, mà là những thế giới, những câu chuyện sống động, được tác giả thổi hồn vào. Những tác phẩm văn chương ấy đem đến cho người đọc vô vàn những trải nghiệm. Và quan trọng nhất, chính là gợi lên, tạo cho ta những tình cảm, những rung động chưa từng có, và tôi luyện thêm những xúc cảm đã hình thành. Đó chính là thiên chức của văn chương từ thuở mới khai sinh.

Những tình cảm ấy, không chỉ là những tình cảm cao thượng, lớn lao, mà còn phải là những tình cảm gần gũi, chân thực nhất. Đó là niềm vui, nỗi buồn, là sự khổ đau, hạnh phúc, là sự căm phẫn, đồng cảm, sẻ chia. Tất cả những cung bậc cảm xúc ấy, được gói trọn trong các tác phẩm văn chương. Rõ ràng đó là một người ta chưa gặp bao giờ, là một câu chuyện không có thật, nhưng ta vẫn đồng điệu với họ, thăng hoa cùng họ từng xúc cảm. Để từ đó, mang trong mình một trái tim nhạy cảm đầy tình yêu thương hơn.

Chẳng hạn như đọc truyện ngắn Nghèo của Nam Cao. Ta thương cái đói khổ, bất hạnh đến cùng cực của vợ chồng chị Chuột. Tuyệt vọng cùng với hành động hi sinh cuối cùng của anh Chuột. Và xót xa với cảnh cơ cực của hai đứa con anh. Chính cái thương ấy, theo ta ra với cuộc sống thực tại, để cho ta biết thêm yêu thương những người xung quanh mình, biết đùm bọc sẻ chia với những số phận bất hạnh. Đó chính là cái giá trị nhân văn cao cả mà các tác phẩm văn chương chân chính luôn hướng tới.

Mỗi khi đọc một tác phẩm văn chương, lòng em lại thêm tươi xanh những tình cảm chân thành và đáng quý. Đúng như nhà văn Hoài Thanh đã khẳng định “Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có”.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng bạn bè học sinh cả nước, đến LAZI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo