Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
1. Mở bài: Giới thiệu vấn đề cần chứng minh.
Mẫu: Dân tộc ta là một dân tộc có rất nhiều truyền thống đạo lý tốt đẹp được giữ gìn và truyền qua các thế hệ từ bao đời nay. Đó là truyền thống yêu nước, chăm chỉ, cần cù, dũng cảm, tôn sự trọng đạo… Trong đó, không thể không nhắc đến truyền thống nhớ ơn, biết ơn những thế hệ đi trước. Vì thế, một chuyên gia đã khẳng định rằng: “Nhân dân Việt Nam từ xưa đến nay luôn sống theo đạo lý Ăn quả nhớ kẻ trồng cây, Uống nước nhớ nguồn”.
2. Thân bài:
a. Giải thích
- "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây" và "Uống nước nhớ nguồn" là một trong những câu tục ngữ quen thuộc trong đời sống của nhân dân Việt Nam, là bài học cơ bản nhất của cha ông dành cho con cháu về lòng biết ơn.
- "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây", ông cha ta đã dùng hình tượng tả thực nhắc nhở con người mỗi khi được thưởng hoa trái ngọt lành thì cốt phải nhớ đến những người đã dành công sức vun trồng nên cái cây và chăm bẵm cho đến ngày nó ra quả.
→ Ẩn dụ về bài học đạo đức, khuyên răn con người ta cần phải biết ghi nhớ, báo đáp công ơn những người đã cho mình những lợi ích, những điều tốt đẹp.
- "Uống nước nhớ nguồn" cũng là một ẩn dụ về tấm lòng biết ơn, nhưng ở một tầm sâu rộng hơn, sự biết ơn ở đây không chỉ là biết ơn những người trực tiếp có ơn với chúng ta, mà đó là sự ghi nhớ, báo đáp công ơn cả nguồn cội, biết ơn tất cả những con người đã làm nên lịch sử, làm nên đất nước từ bao đời.
b. Biểu hiện:
- Lễ hội Đền Hùng tại Việt Trì Phú Thọ, hàng năm thu hút hàng trăm ngàn người dân từ khắp mọi miền Tổ quốc về tham dự, dâng hương lễ đền.
- Đối với các vị anh hùng, lãnh tụ có nhiều đóng góp lớn trong lịch sử của đất nước, nhân dân ta vẫn luôn luôn một lòng kính yêu, thương nhớ.
- Biết ơn và tri ân nguồn cội còn nằm ở tấm lòng của con cháu đối với tổ tiên, ông bà, với người đã khuất thông qua tục lệ thờ cúng đậm tính truyền thống.
- Trong xã hội hiện đại, lòng biết ơn, tri ân cũng được giới trẻ tiếp thu và biểu hiện phổ biến qua nhiều các hành động tốt đẹp.
3. Kết bài: Nêu cảm nhận chung.
Mẫu: Những đạo lí ý nghĩa trong câu tục ngữ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây, uống nước nhớ nguồn đã luôn là châm ngôn sống của đồng bào ta qua biết bao thế hệ. Đến ngày hôm nay, tuy xã hội đã có nhiều biến chuyển, nhiều giá trị đã bị thay thế. Nhưng giá trị giáo dục và bài học về lòng biết ơn trong hai câu tục ngữ ấy vẫn mãi vẹn nguyên trong lòng mỗi người dân Việt Nam.
Tham gia Cộng đồng Lazi trên các mạng xã hội | |
Fanpage: | https://www.fb.com/lazi.vn |
Group: | https://www.fb.com/groups/lazi.vn |
Kênh FB: | https://m.me/j/AbY8WMG2VhCvgIcB |
LaziGo: | https://go.lazi.vn/join/lazigo |
Discord: | https://discord.gg/4vkBe6wJuU |
Youtube: | https://www.youtube.com/@lazi-vn |
Tiktok: | https://www.tiktok.com/@lazi.vn |
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |