:Ý kiến (1) và (2) đều chính xác. - Giải thích: + Năm 1884, với Hiệp ước Pa-tơ-nốt, đất nước Việt Nam rơi vào tay thực dân Pháp. Dưới chế độ thuộc địa, nhân dân Việt Nam bị áp bức về chính trị, bóc lột về kinh tế và bị kiềm hãm về văn hóa. Mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với đế quốc Pháp xâm lược và tay sai trở nên gay gắt. Trong bối cảnh mất nước, độc lập, tự do là khát vọng cháy bỏng của mọi người Việt Nam yêu nước. Đây là “điều kiện đủ” cho sự bùng nổ của các cuộc đấu tranh, các phong trào yêu nước chống Pháp từ năm 1884 về sau (tức đến năm 1945). + Trước sự suy yếu về thế và lực của phe chủ chiến trong việc khôi phục chủ quyền đất nước, Tôn Thất Thuyết đưa vua Hàm Nghi chạy lên sơn phòng Tân Sở (Quảng Trị) và ngày 13-7-1885 nhân danh nhà vua xuống chiếu Cần vương kêu gọi văn thân - sĩ phu và nhân dân cả nước đứng lên giúp vua cứu nước. Nếu như trước sự kiện vua Hàm Nghi ban chiếu Cần vương, nhân dân Việt Nam mâu thuẫn và bế tắc giữa hai con đường “trung quân” và “ái quốc”. Chiếu Cần vương nổ ra đúng vào kẻ thù dân tộc - thực dân Pháp và tay sai - kẻ đang đô hộ Việt Nam. Do đó, chiếu Cần vương đã giải quyết vấn đề trên với việc gắn “trung quân” với “ái quốc”. Vì vậy, khi chiếu Cần vương ban ra đã quy tụ được một lực lượng yêu nước đông đảo và rộng rãi từ Bắc Kỳ đến Trung Kỳ. + Tóm lại, phong trào Cần vương diễn ra ở Việt Nam cuối thế kỷ XIX xuất phát từ tinh thần yêu nước của nhân dân Việt Nam và chiếu Cần vương. Trong đó, tinh thần yêu nước - “điều kiện đủ” - quy định nội dung (tính chất, đặc điểm) của phong trào; chiếu Cần vương -“điều kiện cần” - quy định hình thức (tên chính danh) của phong trào.